Ước lượng xác suất tác động đến nghèo theo tác động biên của từng yếu tố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh gia lai , luận văn thạc sĩ (Trang 70)

yếu tố.

Biến độc lập: Hộ gia đình nghèo (có = 1)

Hệ số hồi quy (βk)

Xác suất nghèo đói được ước lượng khi biến số độc lập thay đổi một đơn vị và xác suất ban đầu là:

10% 20% 30% 40% 50%

Các biến số độc lập

Dân tộc 3,0756 70,65% 84,41% 90,28% 93,52% 95,59% Tổng số tiền vay (nghìn đồng) -0,000202 10,00% 20,.00% 30,00% 40,00% 49,99%

Nguồn: Tính tốn từ bảng 4.15 bằng Excel.

Giả sử xác suất nghèo của một hộ gia đình tỉnh Gia Lai là 30%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này là hộ dân tộc thiểu số thì xác suất nghèo của hộ tăng 90,28 % so với hộ Kinh. Tương tự, nếu tổng số tiền vay của hộ tăng 1000 đồng thì xác suất nghèo đói của hộ giảm 30% nếu yếu tố khác không đổi. Kết quả ước lượng cho thấy yếu tố thành phần dân tộc tác động mạnh nhất nhất đến khả năng nghèo đói của hộ gia đình và tiếp theo là yếu tố tổng số tiền vay của hộ.

Kết luận chương 2

Qua phân tích thực trạng cho thấy trình trạng nghèo đói của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn ở mức cao so với khu vực Tây Nguyên và cả nước.

Từ kết quả phân tích thực trạng và kết quả hồi quy từ các mơ hình, có thể nói rằng vấn đề về dân tộc, cơ cấu ngành nghề, đất sản xuất, tín dụng và giáo dục là có ý nghĩa quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

Dựa trên cơ sở lý luận, với việc nghiên cứu hiện trạng kinh tế xã hội của tỉnh Gia Lai, kết quả xử lý số liệu khảo sát, thơng qua kết quả hồi quy mơ hình phân tích những yếu tố tác động đến chi tiêu của hộ gia đình, kết quả hồi quy mơ hình những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng đói nghèo của hộ gia đình; tác giả sẽ tập đề xuất các nhóm giải pháp để cải thiện các biến có ý nghĩa thống kê trong hai mơ hình hồi quy trên.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ NÂNG CAO MỨC SỐNG CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

3.1 Những kết quả và tồn tại của tỉnh Gia Lai đã đạt được trong vấn đề xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-20091. đói giảm nghèo giai đoạn 2006-20091.

Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện với nhiều giải pháp và hình thức khác nhau. Tỉnh ủy đã có Nghị quyết chun đề về cơng tác xóa đói giảm nghèo; trên cơ sở đó, UBND các cấp đã cụ thể hóa bằng chương trình hành động cho từng thời kỳ để đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo; tỉnh Gia Lai đã tiến hành lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu (CTMT) như CTMT quốc gia về giảm nghèo, CTMT quốc gia việc làm,CTMT quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thơn; Chương trình 134, chương trình định canh định cư, chương trình 135 giai đoạn 2…và huy động nguồn lực trong dân cư và các tổ chức doanh nghiệp để giảm nghèo.

3.1.1 Kết quả đạt được trong cơng tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006- 2009:

Trong giai đoạn 2006 -2009, cơng tác xóa đói giảm nghèo ở Gia Lai đã đạt được nhiều tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; năm 2005 toàn tỉnh có 66.108 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 29,82%, đến năm 2009 giảm xuống còn 37.394 hộ, chiếm tỷ lệ 14,32% (Theo chuẩn nghèo tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005).

3.1.1.1 Đầu tư hạ tầng cơ sở: Hạ tầng cơ sở các xã vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu được cải thiện rõ rệt, 100% số xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã, đã đầu tư hoàn thiện 14 trung tâm cụm xã với các cơng trình: Trường học, trạm y tế xã, đường giao thông, nước sinh hoạt…Giao thông đi lại thuận tiện giúp lưu thông trao đổi hàng hóa, phát triển kinh té trong vùng, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Nhiều cơng trình thủy lợi hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ cho việc tưới tiêu, nâng cao năng suất cây trồng, kết hợp với việc khai hoang xây dựng đồng ruộng, đem lại hiệu quả cho sản xuất nơng nghiệp, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiếu số.

3.1.1.2 Công tác khuyến nông, hỗ trợ giải quyết việc làm: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 được ưu tiên cho các xã nghèo, mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 được ưu tiên cho các xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Các chương trình, dự án tập trung cho các nhiệm vụ: Hướng dẫn người nghèo làm khuyến nông, xây dựng các mơ hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phù hợp với đất đai và điều kiện khí hậu của từng vùng, hỗ trợ ngành nghề, xây dựng các mơ hình về bảo quản, chế biến nơng – lâm sản, tổ chức dạy nghề cho 2.064 người nghèo; trong giai đoạn 2006-2009 với kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đã cho 593 dự án vay với số tiền là 39 tỷ đồng, giải quyết được việc làm cho 5.792 lao động, vốn cho vay giải quyết việc làm được ưu tiên cho vay ở địa bàn nơng thơn, đối tượng có sức lao động, biết cách làm ăn nhưng thiếu vốn đầu tư, góp phần giảm số lao động chưa có việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo.

3.1.1.3 Chính sách giải quyết đất sản xuất, đất ở cho người nghèo: Chương

trình giải quyết hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2005 -2009 đã hỗ trợ 1.064,28ha đất sản xuất cho 1.855 hộ, đối với đất ở là 35,84 ha cho 699 hộ, đã giải quyết 19.368 hộ về hỗ trợ nhà ở (trong đó người dân đóng góp 38,884 tỷ đồng trong tổng số 158,879 tỷ đồng).

3.1.1.4 Giáo dục và y tế cho người nghèo: Ngồi chính sách hỗ trợ về giáo

dục như miễn học phí và các khoản đóng góp, tỉnh cịn đã thực hiện việc cấp miễn phí sách giáo khoa, vở theo Quyết định 168/QĐ-TTg của Chính phủ cho học sinh dân tộc thiểu số (2.225.493 bản sách giá trị13,6 tỷ đồng, 3.538.229 cuốn vở giá trị 9 tỷ đồng); hỗ trợ cho học sinh con hộ nghèo theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg với số lượng 25.644 học sinh với số tiền là 23,39 tỷ đồng.trong giai đoạn 2007-2009.

Mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được củng cố, 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế hoạt động, y tế thơn bản có bước chuyển biến đáng kể: Có 1.804 nhân viên y tế thôn bản, 100% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân là 5,05. Từ năm 2006 tỉnh Gia Lai đã bắt đầu thực hiện chính sách mua bảo hiểm y tế cấp cho người dân tộc thiểu số, người kinh nghèo và người kinh sinh sống tại vùng đặt biệt khó khăn, kết quả trong giai đoạn 2007-2009 đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 1.605.633 người với giá trị 237,827 tỷ đồng.

3.1.1.5 Tín dụng cho người nghèo: Thơng qua các Chương trình tín dụng, có

61.319 lượt hộ nghèo được vay vốn với 664,089 tỷ đồng. Mức vay bình quân từ 7,02 triệu đồng/hộ (năm 2007) lên 12,9 triệu đồng/hộ (năm 2009). Tuy nhiên so với quy

định (tối đa 30 triệu đồng/hộ) và nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo thì mức cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội vẫn cịn thấp.

3.1.1.6 Chương trình nước sạch vệ sinh và môi trường nông thôn: Đến năm

2009, tỷ lệ nước dùng nước sạch đạt 75% ( năm 2006: 58%, tăng 5% mỗi năm), trong giai đoạn 2006-2009 đã giải quyết cho 70.338 người được hưởng lợi từ các công trình cấp nước sạch.

3.1.1.7 Một số chương trình, chính sách khác: Để hỗ trợ và góp phần nâng

cao cơng tác xóa đói giảm nghèo mang tính chất bền vững, tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện nhiều dự án chương trình lồng ghép vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo: Chương trình bố trí dân cư và định canh định cư theo Quyết định số 193/QĐ-TTg và Quyết định số 33/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 641 hộ, trong đó định canh định cư cho 222 hộ và định canh định cư xen ghép cho 419 hộ cho 144 điểm thôn, làng.

Các chương trình, dự án khác đầu tư từ năm 2006-2009 trên địa bàn xã, thơn làng đặc biệt khó khăn là 549,852 tỷ đồng và 171.000 USD, trong đó: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là 100.483,6 triệu đồng, dự án cạnh tranh nông nghiệp 171.000 USD, dự án FLICH là 26.310 triệu đồng…, các chương trình dự án trên đã và đang triển khai thực hiện với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Có thể nói Chính sách phát triển và xóa đói giảm nghèo được áp dụng ở Gia Lai được xem là cơ bản toàn diện, bao quát đầy đủ các mặt của đời sống xã hội. Việc áp dụng các dự án, chương trình lồng ghép là một trong những phương thức hiệu quả để xóa đói giảm nghèo.

3.1.2 Những tồn tại và khó khăn trong cơng tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2009: đoạn 2006-2009:

Với tư cách là công cụ quản lý và điều hành của Nhà nước theo khía cạnh điều chỉnh bất bình đẳng, các chính sách phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo của Gia Lai đã phát huy khá tốt, tuy nhiên trong quá trình áp dụng vẫn có những khiếm khuyết nhất định như:

Chưa thể hiện tính đặc thù đối với các nhóm dân cư theo mức độ nghèo, các khu vực và các vùng dân tộc khác nhau; Chưa phát huy tối đa tính chủ động và khả năng tự vươn lên của người nghèo; Chưa đồng bộ hỗ trợ phần cứng và phần mềm giữa

đầu tư hạ tầng sản xuất và tăng cường năng lực cho người nghèo và những người làm cơng tác xóa đói giảm nghèo.

Các chương trình dự án và chính sách cho phát triển kinh tế tập trung nhiều vào biện pháp khuyến khích bằng chính sách chứ chưa coi trọng cơ chế, giải pháp thị trường và trình độ sản xuất. Trong cải cách hành chính và thể chế, tuy có nhiều cải thiện về sự tham gia của dân chúng trong các vấn đề dân sinh, định canh định cư, xác định hộ nghèo… nhưng việc thực thi chính sách chưa theo hướng cộng đồng, sự phối kết hợp còn yếu nên ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và hỗ trợ.

Có thể nhận thấy cơng tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Gia Lai đã có những tiến bộ đáng kể, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức: Vấn đề giải quyết nghèo đói cho đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa đạt mức bền vững theo yêu cầu, nguy cơ tái nghèo vẫn còn cao, phân hóa về thu nhập giữa các nhóm dân cư (theo thành phần dân tộc và địa bàn cư trú) có xu hướng gia tăng, vẫn cịn phổ biến bởi những nguyên nhân sau:

Một là, mặt bằng dân trí của một bộ phận lớn đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn quá thấp, khả năng tiếp thu kém nên việc tăng cường các kiến thức mới về khoa học, kỹ thuật và xã hội nhằm thực hiện các hoạt động chống đói nghèo gặp nhiều khó khăn.

Ở nhiều vùng, tập quán canh tác của người dân tộc thiểu số vẫn còn lạc hậu, trong khi các hủ tục xã hội ở các vùng nghèo địi hỏi chi phí lớn về thời gian, tiền của gây lãng phí lớn. Mặt khác ý thức vươn lên làm giàu rất kém, nên việc tạo dựng các phong trào hoặc hướng dẫn sản xuất theo quy hoạch là khó khăn. Vấn đề tái sản xuất mở rộng ở từng địa phương gặp những khó khăn do hạn chế khơng chỉ về tài chính mà cịn do hủ tục, nhận thức về pháp luật, về phát triển kinh tế, mở rộng thị trường và hòa nhập với bên ngồi, thơng tin thị trường và kiến thức khoa học…Khả năng xử lý các rủi ro liên quan đến biến động thị trường, tai biến thiên nhiên vẫn còn thấp, đặc biệt là hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

Hai là, vấn đề tiêu thụ sản phẩm quy mơ nhỏ do tính chất sản xuất của các cộng đồng, vùng khó khăn đòi hỏi hỗ trợ nhất định của ngành thương mại, tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa đủ tầm trong các chính sách hiện hành.Ví dụ nếu chỉ hạn chế ở chính sách trợ giá, trợ cước các mặt hàng chủ yếu thì người nghèo vẫn phải chịu thiệt thòi do thiếu phương tiện vận tải từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

Ngoài ra vấn đề tăng dân số cơ học do tình trạng di dân tự do kéo dài trên phạm vi rộng cũng tạo áp lực lớn về giải quyết việc làm, bảo vệ tài nguyên môi trường và

các vấn đề phát sinh khác (an ninh, trận tự xã hội, phá rừng, tình trạng tranh chấp đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ).

3.2 Một số gợi ý giải pháp chính sách về xóa đói giảm nghèo ở Gia Lai

Trên cơ sở những vấn đề đã phân tích ở Chương 3 và những thành quả và tồn tại trong cơng tác xóa đói giảm nghèo của các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai, chúng tơi nhận xét rằng vấn đề xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai gắn liền với yếu tố đồng bào dân tộc thiểu số. Trên thực tế, vấn đề xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai gắn liền với tấc cả các yếu tố tác động đến mức chi tiêu cũng như tình trạng nghèo đói của hộ gia đình mà tác giả đã chứng minh ở Chương 3; Theo đó, các giải pháp để tập trung vào các yếu tố tác động đều lồng ghép với yếu tố đồng bào dân tộc thiểu số là cơ bản. Qua đó chúng tơi nhận xét rằng, các giải pháp để góp phần xóa đói giảm nghèo của hộ dân cư trên địa bàn tỉnh Gia Lai về mặt thể chế và các chính sách vi mô khác được triển khai và lồng ghép trên cơ sở những cơ chế chính sách đã được Nhà nước ban hành, nguồn lực từ ngân sách nhà nước của tỉnh và của xã hội trong khả năng tự cân đối và huy động của địa phương phải xác định rõ mục tiêu là đồng bào dân tộc thiểu số; chúng tôi tập trung vào gợi ý một số giải pháp chính để cải thiện các yếu tố về dân tộc, loại hình nghề nghiệp, đất sản xuất của hộ gia đình, phát triển giáo dục, tín dụng và các giải pháp hỗ trợ khác nhằm nâng cao hiệu quả cho cơng tác xóa đói giảm nghèo ở của tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.

3.2.1 Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Tiếp tục đổi mới cơ chế,

chính sách để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư. Có chính sách ưu đãi đầu tư phát triển các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để các vùng này phát triển nhanh và bền vững.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hố; khuyến khích phát triển cơng nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với vùng nguyên liệu; giải quyết tốt đầu ra trong quan hệ sản xuất để nơng dân có cuộc sống ổn định, yên tâm đầu tư sản xuất. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; chú trọng công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp nhằm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh gia lai , luận văn thạc sĩ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)