CÁC QUAN ĐIỂM VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp kiểm soát an ninh tài chính trong tiến trình tự do hóa tài chính của việt nam hiện nay (Trang 78 - 83)

3.3.1 Chính sách tỷ giá ở Việt Nam phải từng bước thích ứng với các điều kiện tự do hóa thương mại trên thị trường tài chính quốc tế do hóa thương mại trên thị trường tài chính quốc tế

Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, tỷ giá trước hết cần phải là công cụ hàng đầu để điều tiết và tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế. Nó khơng phải là cơng cụ để điều hành chính sách kinh tế đối ngoại, đặc biệt phục vụ cho nền kinh tế “mở” của nước ta hiện nay hòa nhập vào khu vực và thế giới.

Với điều kiện sản xuất hiện nay ở Việt Nam, hàng hóa nước ngồi có thể đè bẹp hàng hóa trong nước, nếu khơng có một sự bảo nhất định nào đó để các doanh nghiệp trong nước dần dần thích hợp với điều kiện mới, thì các doanh nghiệp này có thể bị phá sản, nền kinh tế gặp khó khăn. Do đó cần phải sử dụng chính sách tỷ giá để bảo hộ một cách hợp lý các doanh nghiệp trong nước, đồng thời cũng làm cho chúng ta quen dần với cách thức điều chỉnh các quan hệ kinh tế, bằng cơng cụ của chính sách tiền tệ, sử dụng cơng cụ tiền tệ để điều tiết kinh tế vĩ mô của kinh tế thị trường hiện đại.

3.3.2 Chính sách tỷ giá phải kích thích phát triển xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tế

Tỷ giá giữa đồng nội tệ so với ngoại tệ, tác động lớn tới nền kinh tế trong nước, trực tiếp là tác động lớn đến xuất nhập khẩu. Chẳng hạn khi nội tệ lên giá thì xuất khẩu hàng hóa của nước đó ra nước ngồi sẽ khó khăn hơn, đắt đỏ hơn. Ngược lại, khi nội tệ giảm giá, thì hàng hóa của nước đó dễ bán ra thị trường thế giới, xuất khẩu của nước có đồng tiền giảm giá sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

Tuy nhiên nếu chỉ để kích thích xuất khẩu bằng cách phá giá VND, sẽ làm cho giá thành nhập khẩu tăng cao, ảnh hưởng đến giá thành sản xuất các sản phẩm khác trong nước. Sự gia tăng giá thành sản phẩm đó cịn bao gồm cả giá thành của các sản phẩm xuất khẩu, vì những sản phẩm xuất khẩu này được sản xuất bằng nguyên liệu máy móc nhập khẩu. Mặt khác, trong điều kiện các nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hầu hết không phải là những người trực tiếp xuất khẩu hàng hóa, cho nên việc phá giá VND cũng

sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các nhà sản xuất hàng xuất khẩu, điều này bắt buộc các nhà sản xuất hàng xuất khẩu phải thu hẹp sản xuất và do đó gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Trường hợp ngược lại, nếu duy trì tỷ giá nội tệ cao, để ổn định thị trường tiền tệ, ổn định sản xuất trong nước thì sẽ làm cho xuất khẩu khó khăn hơn. Khi đó, nhà sản xuất hàng xuất khẩu cũng khơng thể mở rộng sản xuất được.

Vì vậy chính sách tỷ giá hiện nay vừa phải bảo vệ lợi ích của nhà xuất khẩu, đồng thời vừa bảo vệ lợi ích của nhà nhập khẩu, nhà sản xuất trong nước.

3.3.3 Chính sách tỷ giá phải giữ vững thế cân bằng giữa kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại tế đối ngoại

Trong nền kinh tế mở, mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mơ là phải đạt được thế cân bằng đối ngoại. Tuy nhiên bên cạnh mục tiêu đó, cịn cần phải duy trì được thế cân bằng kinh tế đối nội.

Tuy nhiên chúng ta cần phải nói rõ rằng chính sách tỷ giá khơng phải là chính sách duy nhất, được sử dụng để điều tiết các quan hệ kinh tế đối ngoại. Bên cạnh chính sách tỷ giá, các chính sách khác như: chính sách tài chính ngân sách, chính sách phát triển các thành phần kinh tế,… đều có vị trí quan trọng. Đặc biệt trong đó chính sách tài chính ngân sách có một vị trí đáng kể trong việc cân bằng các quan hệ kinh tế đối nội, sự cân bằng kinh tế đối nội là một điều kiện để thực hiện hiệu quả kinh tế đối ngoại. Ngồi ra, việc sử dụng chính sách tỷ giá để kích thích xuất khẩu chỉ có thể thực hiện có hiệu quả, khi mà nội lực của nền kinh tế còn chứa đựng nhiều tiềm năng xuất khẩu.

3.3.4 Thực hiện chính sách đa ngoại tệ

Hiện nay, trên thị trường ngoại tệ, mặc dù USD có vị thế mạnh hơn các ngoại tệ khác, song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ duy nhất sẽ làm cho tỷ giá bị ràng buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có sự biến động về giá cả của USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD đến VND mà thông thường là những ảnh hưởng rất bất lợi.

Hiện nay có nhiều loại ngoại tệ có giá trị thanh tốn quốc tế như EURO (Châu Âu), JPY (Nhật), CAD (Canada), GDP (Bảng Anh). Điều này tạo điều kiện cho nước ta có thể thực hiện chính sách đa ngoại tệ trong thanh tốn quốc tế, từ đó ta có thể chọn ngoại tệ nào

tương đối ít biến động về tỷ giá hoặc có quan hệ mua bán lớn để thực hiện các khoản thanh tốn.

Phương pháp tính tỷ giá của các đồng tiền tập thể này đều giống nhau, chỉ khác nhau ở số lượng, cơ cấu những đồng tiền và tỷ trọng những đồng tiền được đưa vào danh mục tiền tệ. Điều quan trọng là làm sao xác định được tỷ giá danh nghĩa tương ứng với tỷ giá thực của VND trong thời gian tới cho phù hợp với khả năng cạnh tranh thực tế của Việt Nam trên thị trường quốc tế và nhất là sau khi đã gia nhập khối ASEAN, AFTA, APEC, WTO.

3.3.5 Hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là điều kiện cần thiết, để qua đó nhà nước có thể nắm được quan hệ cung cầu về ngoại tệ, đồng thời qua đó thực hiện các biện pháp can thiệp của nhà nước khi cần thiết. Trước mắt cần có những biện pháp sau:

Củng cố và phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động của nó, tạo điều kiện cho NHNN phối hợp, điều hòa giữa hai khu vực thị trường ngoại tệ và thị trường nội tệ một cách thơng thống. Cần tăng cường hoạt động của TTNTLNH để thực hiện bước đi đúng hướng và được đông đảo các NHTM hưởng ứng.

Mỗi một ngân hàng nên có một hệ thống mua bán ngoại tệ và điều hịa ngoại tệ thơng thống, đủ trình độ để có thể kết nối hàng ngày sự thừa thiếu ngoại tệ trong ngân hàng đó.

Cải cách trạng thái ngoại hối cho các NHTM là một trong những biện pháp cần làm ngay để cân đối được tình hình thu chi ngoại tệ, theo đó cần nâng cao trạng thái ngoại hối của các Ngân hàng, đặc biệt là các Ngân hàng có khối lượng giao dịch ngoại tệ lớn có truyền thống xuất nhập khẩu.

Tăng cường khả năng điều hành vốn của từng hệ thống NHTM để có thể nhanh chóng cân bằng cung cấp ngoại tệ trong từng hệ thống NHTM từ cơ sở đến hội sở chính. Thơng qua việc mua bán ngoại tệ trong từng hệ thống, các NHTM thực hiện việc mua bán với nhau và cuối cùng là mua bán với NHTW nhằm điều hòa cung cầu và hiệu chỉnh tỷ giá ngoại tệ phù hợp.

3.3.6 Khắc phục những yếu kém trong giá xuất nhập khẩu hàng hóa để tiết kiệm ngoại tệ, gia tăng nguồn thu ngoại tệ. ngoại tệ, gia tăng nguồn thu ngoại tệ.

Đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà nước cần có chính sách miễn, giảm thuế, tín dụng trợ cấp đối với một số mặt hàng cần khuyến khích để chiếm lĩnh thị trường. Và đối với các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu mới thành lập, cũng cần có biện pháp hỗ trợ để nó có thể đi vào hoạt động một cách có hiệu quả.

Về nhập khẩu cần kiểm tra nghiêm ngặt, để ngăn chặn tình trạng nhập lậu trốn thuế. Việc nhập hàng trả chậm cần phải cân nhắc, tránh trường hợp đi vay vốn nước ngoài, trong lúc vốn trong nước đang tồn đọng. Hạn chế nhập hàng trả chậm, chỉ nhập các loại hàng hóa là tư liệu sản xuất.

Cần nâng cao chất lượng thông tin xuất nhập khẩu để đạt hiệu quả tốt. Hiện nay vấn đề thông tin liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có một cơ quan nào chịu trách nhiệm tư vấn cho nhà xuất nhập khẩu một cách đầy đủ chính xác.

Có chính sách đầu tư hỗ trợ các mặt hàng tiềm năng, nhưng kém sức cạnh tranh xâm nhập thị trường nước ngồi. Có chính sách khuyến khích các cơng ty xuất nhập khẩu, đa dạng hóa cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thương mại quốc tế, để nâng cao cân đối cung cầu ngoại tệ.

3.3.7 Thực hiện chế độ lưu hành duy nhất đồng Việt Nam trên thị trường Việt

Nam

Tình trạng hiện nay cho thấy việc quản lý ngoại hối chưa tốt, tình trạng một lượng khá lớn ngoại tệ lưu hành trên thị trường ngồi sự kiểm sốt của Ngân hàng. Đây là rào cản cho việc thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng tiền Việt Nam. Chính vì vậy, nhà nước thống nhất tập trung quản lý ngoại tệ, mọi nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu làm dịch vụ với nước ngoài và các nguồn thu ngoại tệ khác trong nước của các tổ chức và đơn vị kinh tế, đều phải gửi vào tài khoản của mình tại các Ngân hàng được phép kinh doanh hoạt động tại Việt Nam.

Việc sử dụng ngoại tệ của các tổ chức đơn vị, chỉ được chấp nhận để thanh toán, chi trả tiền hàng nhập khẩu và dịch vụ với nước ngoài hoặc trả tiền nợ vay cho các chủ nợ nước ngoài. Việc thanh tốn chi phí, dịch vụ cho các tổ chức đại lý nước ngoài như bán vé cước vận tải hàng không, hàng hải, mua bảo hiểm và tái bảo hiểm nước ngồi, cước phí bưu điện quốc tế thanh tốn cho đại lý nước ngoài, và phải thực hiện qua các ngân hàng hoặc cơng ty tài chính được phép kinh doanh ngoại tệ.

Nhìn chung, để thực hiện được mục tiêu này, đòi hỏi nỗ lực tham gia của nhiều ban ngành, đặc biệt là ngân hàng phải có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên, giữa các ngành hữu quan, thì việc quản lý ngoại hối mới đạt hiệu quả cao được.

3.3.8 Tạo tiền đề để đồng Việt Nam chuyển đổi được

Quá trình biến VND thành đồng tiền chuyển đổi được nên bắt đầu ngay từ bây giờ, q trình này có thể diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn nhất (có thể là 10 năm). Chúng ta không thể chờ đợi cho lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam đủ khả năng thay đổi cục diện thị trường tiền tệ thế giới, như trường hợp của Mỹ, Anh, Đức,… Nếu vẫn cứ kéo dài tình trạng như hiện tại thì nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục chịu thiệt hại, do những bất lợi trong thanh toán quốc tế gây ra.

Việc tăng khả năng thanh khoản của VND có thể thực hiện từng bước ngay từ bây giờ, bằng việc nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho VND tham gia vào lãnh vực thanh toán quốc tế. Làm được điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đối ngoại nước ta phát triển mạnh mẽ hơn, vì các nước bạn hàng thường xuyên với nước ta sẽ có khuynh hướng sử dụng VND trong thanh toán với Việt Nam, và cả trong quan hệ với nước khác.

3.3.9 Thực hiện đổi mới chính sách cho vay bằng ngoại tệ ở thị trường trong

nước

Cho vay bằng ngoại tệ có tầm quan trọng đặc biệt trong quan hệ cung cầu ngoại tệ và do đó đối với tỷ giá hối đối, tín dụng và lãi suất, phải thực sự là cơng cụ kích thích kinh tế, điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.

Người ta thường lấy lý do là lãi suất tiền vay ngoại tệ phải theo sát thị trường quốc tế, điều đó có phần đúng nhưng khơng phải là tất cả, bởi vì đối với những nước có nhiều tư bản xuất khẩu thì việc cho vay bằng ngoại tệ với lãi suất thấp để có mơi trường đầu tư. Cịn ở chúng ta thì ngược lại, thiếu ngoại tệ phải tìm cách huy động lực lượng ngoại tệ để sử dụng và cân đối quan hệ cung cầu của chính chúng ta.

Vì thế chúng ta khơng chỉ tham khảo lãi suất ngoại tệ trên thị trường thế giới (như lãi suất Sibor và Libor), mà còn phải căn cứ vào cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối của ta để điều chỉnh lãi suất. Tiếp tục khép dần chênh lệch giữa lãi suất cho vay bằng ngoại tệ và lãi suất cho vay bằng nội tệ.

Cho vay bằng ngoại tệ cũng vậy, nhu cầu vay có thể rất lớn, nhưng phải tính tốn hiệu quả các khoản vay và cho vay, phải linh hoạt trong cung ứng tín dụng ngoại tệ, thắt chặt hay mở rộng tín dụng ngoại tệ phải phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường và phải tập trung vào mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để quản lý điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả hơn, Ngân hàng nhà nước sớm xác định và công bố lãi suất ngoại tệ trong từng thời kỳ theo qui định của Luật Ngân hàng nhà nước. Việc qui định lãi suất cho vay ngoại tệ phải căn cứ vào quan hệ cung cầu trên thị trường, có tính đến việc điều chỉnh tỷ giá hối đối, tỷ lệ lạm phát và mối quan hệ giữa lãi suất cho vay bằng ngoại tệ và nội tệ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp kiểm soát an ninh tài chính trong tiến trình tự do hóa tài chính của việt nam hiện nay (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)