Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 77 - 79)

2.1.1 .Quá trình hình thành và phát triển

3.1. Về phía Ngânhàng Cơng Thƣơng

3.1.7 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Ban điều hành:

Các thành viên trong Ban giám đốc nâng cao ý thức chấp hành đối với các chỉ đạo, điều hành, quy định, quy trình nghiệp vụ của VIETINBANK. Khi xem xét, quyết định cấp tín dụng cho KH phải bảo đảm nguyên tắc tín dụng và tuân thủ các điều kiện tín dụng, điều kiện TSBĐ. Đồng thời Ban lãnh đạo chi nhánh phải có các sự giám sát, đảm bảo sự tuân thủ của cán bộ đối với quy trình nghiệp vụ, điều kiện cho vay, cấp tín dụng; có các biện pháp để đảm bảo chắc chắn Ban giám đốc nắm bắt đƣợc kịp thời, thƣờng xuyên hoạt động tín dụng nhằm sớm phát hiện và có các biện pháp xử lý kịp thời các nguy cơ RRTD; rà sốt việc thực hiện và khắc phục ngay tình trạng không phát huy hiệu quả của hoạt động quản lý RRTD.

Nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng:

- Tƣ cách đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ phải đƣợc quan tâm hàng đầu trong đào tạo cán bộ. Bố trí, sử dụng cán bộ, phân cơng cơng việc, đặc biệt là cơng tác tín dụng, căn cứ vào năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Cần chăm lo cơng tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức cán bộ, nhất là cán bộ làm cơng tác tín dụng, thƣờng xun giáo dục đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng. Trƣờng hợp cán bộ yếu kém, đạo đức, ý thức trách nhiệm không tốt, sai phạm nhiều lần phải đƣợc xử lý theo nội quy lao động, rút kinh nghiệm nội bộ để đƣa hoạt động tín dụng của chi nhánh đi vào kỷ cƣơng, chặt chẽ, phát triển bền vững.

- Cần chú trọng đến công tác đào tạo, thƣờng xuyên tổ chức các buổi học tập quy trình, quy chế nghiệp vụ, kỹ năng thẩm định để nâng cao chất lƣợng thẩm định. Đối với cán bộ mới, ngồi việc đƣợc đào tạo từ phía Trƣờng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chi nhánh trực tiếp sử dụng lao động phải có phƣơng pháp đào tạo, hƣớng dẫn thực tế để phát huy kiến thức, các cán bộ phải có ý thức tự học hỏi, trau dồi kỹ năng làm việc, kinh nghiệm nghiệp vụ để có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc.

- Nghiên cứu, nắm bắt sản phẩm dịch vụ của VIETINBANK để tƣ vấn, hƣớng dẫn KH nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập của VIETINBAK từ phí dịch vụ bên cạnh từ lãi vay đồng thời nâng cao chất lƣợng phục vụ KH.

- Quan tâm đến công tác quy hoạch, bồi dƣỡng cán bộ để ln có cán bộ nguồn thay thế, bổ sung theo yêu cầu công việc.

- Phổ biến, quán triệt quy chế lao động tới tất các các cán bộ, trong đó đó yêu cầu cán bộ phải tuân thủ đúng quy định của Pháp luật và của VIETINBANK, đối với cán bộ vi phạm, tùy theo mức độ vi phạm sẽ có biện pháp xử lý, kỷ luật nghiêm minh, nếu cần thiết có thể sa thải, buộc thơi việc.

- Sử dụng cơ chế tài chính hợp lý bằng cách thực hiện chi lƣơng, thƣởng theo đúng chế độ, tạo động lực tốt cho ngƣời lao động, để cán bộ cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, phát huy sức sáng tạo trong thi đua lao động song phải đảm bảo cán bộ tín dụng khơng vì chạy theo chỉ tiêu kế hoạch mà bỏ qua các yếu tố rủi ro.

- Cần nghiên cứu và quán triệt các bài học kinh nghiệm từ những nguyên nhân dẫn đến RRTD đƣợc Trụ sở chính tổng hợp và gửi xuống chi nhánh. Đây là tài liệu để cán bộ tín dụng tham chiếu trong quá trình tiếp xúc, thẩm định và xử lý các vấn đề liên quan đến việc cấp tín dụng cũng nhƣ nhắc nhở cán bộ quản lý, nguy cơ sụt giảm chất lƣợng tín dụng ln ln hiện hữu và có khả năng đe dọa đến sự phát triển bền vững của NH.

Nâng cao năng lực kiểm tra của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ

Để có thể phát hiện, ngăn ngừa, chấn chỉnh các sai sót trong q trình thực hiện cấp tín dụng cho KH, kiểm tra kiểm sốt nội bộ đóng vai trị hết sức quan trọng. Hiện tại, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ độc lập tƣơng đối với chi nhánh nên có cách nhìn khách quan hơn đối với các RRTD, có thể đƣa ra đƣợc những đánh giá, kiến nghị khách quan đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh nhằm giảm thiểu những RRTD. Để hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả hơn, cần phải tăng cƣờng những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng, có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật; có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về các nghiệp vụ NH; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thơng tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm tốn nội bộ. Bên cạnh đó, cần thƣờng xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ, chuyên viên phịng kiểm sốt. Trong đó, phải đào tạo đạo đức nghề nghiệp để cán bộ kiểm tốn nội bộ trong q trình tác nghiệp phải thực hiện vơ tƣ, tránh tình trạng cả nể, sợ va chạm và chƣa thực sự góp ý

thẳng. Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm sốt, có chế độ khuyến khích thƣởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)