Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn doanh nghiệp và ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp (Trang 41 - 50)

4. MƠ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn doanh nghiệp

4.1.6. Kết quả nghiên cứu

Kết quả hồi quy mô hình được tổng hợp trong bảng 4.13 và chi tiết ở các bảng 4. Kết quả hồi quy theo phương pháp fixed effect như sau:

Để đánh giá sự sự phù hợp với của mơ hình, ta tiến hành các phân tích phương sai. Đầu tiên chúng ta xem xét thống kê F cho mơ hình hồi quy đã chạy. Vì các thống kê F đều có P-value rất nhỏ gần bằng 0 nên kết quả hồi quy của mơ hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, do đó chúng ta có thể kết luận rằng các biến độc lập trong mỗi mơ hình góp phần quan trọng giải thích các biến phụ thuộc (DR).

Mơ hình hồi quy của tỷ số nợ tổng quát chỉ ra rằng có một mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ số nợ và các biến giải thích, giá trị của R ² bằng 89% cho thấy 89% của sự thay đổi trong cơ cấu vốn trong mẫu phân tích được giải thích bởi sự thay đổi của tài sản cố định (cấu trúc tài sản), lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, qui mô công ty, độ rủi ro kinh doanh, tính thanh khoản, chính sách cổ tức và thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết quả hồi quy mơ hình có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% với hệ số Prob (F-statistic) gần bằng 0. Bên cạnh đó, hệ số d Durbin -Watson là 2.04 cho thấy khơng có hiện tượng tự tương quan trong mơ hình.

Dựa vào giá trị p-value cho chúng ta thấy được mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các biến độc lập đại diện cho các nhân tố cơ cấu tài sản, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, quy mô công ty, độ rủi ro kinh doanh, tính thanh khoản ý nghĩa thống kê cho việc giải thích sự thay đổi địn bẫy tài chính. Các nhân tố tốc độ tăng trưởng, chính sách cổ tức, thuế thu nhập doanh nghiệp khơng có ý nghĩa thống kê.

Nhìn chung dấu của các hệ số hồi quy là phù hợp với dự đoán của lý thuyết trật tự phân hạng. Kết quả được tổng hợp trong bảng 4.9 và được thể hiện chi tiết ở các bảng 4.11 đến 4.13.

Cơ cấu tài sản (hữu hình)

Yếu tố quan trọng nhất trong việc giải thích các biến ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam là tài sản hữu hình (cấu trúc tài sản). Kết quả hồi quy cho nhân tố cơ cấu tài sản có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% với giá trị p-value gần bằng 0, hệ số hồi quy của cơ cấu tài sản trong mang giá trị dương, thể hiện một mối quan hệ thuận chiều giữa cơ cấu tài sản và tỷ lệ nợ tổng quát, tức các công ty ở Việt Nam dựa vào tài sản hữu hình của mình để nâng cao sử dụng nợ bằng cách biến tài sản của mình làm tài sản thế chấp. Theo đó cơng ty sở hữu tài sản hữu hình càng lớn càng có xu hướng đi vay nợ. Kết quả hồi qui phù hợp để giải thích theo Lý thuyết đánh đổi.

Như vậy, biến cơ cấu tài sản có tác động cùng chiều đối với tỷ số nợ tổng quát. Kết quả này phù hợp với ghi nhận của Dzung Nguyen và cộng sự (2012), nghiên cứu về cấu trúc vốn ở Việt Nam.

Lợi nhuận

Kết quả mơ hình hồi quy cho thấy mối nhân tố lợi nhuận có tác động ngược chiếu đối với tỷ lệ nợ tổng quát, hệ số hồi quy của biến lợi nhuận mang giá trị âm và kết quả hồi quy cho biến lợi nhuận trong mơ hình hồi quy DR có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%, giá trị p-value là 0.001. Kết quả này tương đồng với những nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Booth và các cộng sự (2001) và đồng nhất với lý thuyết trật tự phân hạng, trong đó cho rằng vay nợ sẽ rất tốn kém và các cơng ty có xu hướng sử dụng nguồn vốn nội bộ. Nhìn chung, mối quan hệ nghịch biến giữa địn bẩy tài chính và lợi nhuận phù hợp trong tất cả các quốc gia có thị trường nợ kém phát triển.

Tăng trưởng

Kết quả hồi quy chỉ ra rằng tỉ lệ nợ tổng quát tỉ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng (GR), hệ số hồi quy của nhân tố tăng trưởng có ý nghĩa thống kê ở mức

10%. Điều này giải thích rằng các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao vay nợ nhiều hơn sử dụng vốn chủ sở hữu, nói cách khác các công ty đang phát triển cần một dịng tiền lớn mà dịng tiền đó khơng có khả năng được đáp ứng thông qua các nguồn tài trợ nội bộ và do đó họ sử dụng vốn vay nhiều hơn.

Kết quả này phù hợp với ghi nhận của Dzung Nguyen và cộng sự (2012), nghiên cứu về cấu trúc vốn ở Việt Nam.

Quy mô công ty

Hệ số hồi quy của nhân tố quy mơ cơng ty (SZ) dương và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% thể hiện mối tương quan thuận chiều giữa quy mô công ty và địn bẫy tài chính. Kết quả này phù hợp với quan điểm của Rajan & Zingales (1995), tức thông tin bất đối xứng ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơng ty lớn hơn so với các cơng ty nhỏ và do đó các các cơng ty lớn dễ dàng hơn trong việc huy động vốn bằng nợ vay. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn có thể đa dạng hóa rủi ro nên ít có khả năng phá sản, và từ đó khuyến khích các cơng ty vay nợ nhiều hơn.

Nói một cách tổng quát, các công ty quy mô lớn sẽ muốn sử dụng nợ nhiều hơn để tận dụng tấm chắn thuế. Điều này trái ngược lý thuyết trật tự phân hạng về thông tin bất cân xứng, điều này có thể giải thích vì các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam dễ tiếp cận với vốn vay ngân hàng và khi tiến hành vay nợ doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nhiều hơn do hưởng lãi từ tấm chắn thuế vì lãi vay ngân hàng thấp hơn thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn thì có xu hướng vay nợ dài hạn cao hơn vì có nhiều cơ hội đầu tư cho các dự án dài hạn, trong khi doanh nghiệp nhỏ thì xu hướng vay nợ ngắn hạn nhiều hơn.

Độ rủi ro kinh doanh

Hệ số hồi quy của nhân tố độ rủi ro kinh doanh (VOL) mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Các cơng ty có độ rủi ro kinh doanh cao sẽ ít vay nợ để

giảm chi phí và hạn chế khả năng kiệt quệ tài chính. Kết quả này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Riyad Sakatan (2010) ở thị trường Ả Rập Xê-út.

Thanh khoản

Kết quả hồi quy xác định hệ số khả năng thanh khoản tỉ lệ nghịch với tỷ số nợ tổng quát, hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này là hoàn toàn đồng nhất với sự dự đoán của lý thuyết trật tự phân hạng. Cùng với mối tương quan nghịch của biến lợi nhuận đã phân tích ở trên, nó xác nhận rằng các cơng ty có lợi nhuận giữ lại cao sẽ tạo ra một nguồn tài chính dự trữ tương đương tài sản lưu động để đầu tư dự án mới. Và các công ty sở hữu tiền mặt cao sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường nợ và được vay với điều kiện tốt hơn.

Kết quả này tương đồng với nghiên cứu thực nghiệm của của Dzung Nguyen và cộng sự (2012), nghiên cứu về cấu trúc vốn ở Việt Nam.

Chính sách cổ tức

Hệ số hồi quy cho thấy biến chính sách cổ tức có mối tương quan nghịch với tỷ số nợ tổng qt, tuy nhiên khơng tìm thấy ý nghĩa thống kê với giá trị p-value là 0.19.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Kết quả hồi qui cho ta thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa tỉ số nợ và thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này không giải thích được việc các doanh nghiệp có thuế suất cao thích sử dụng nợ vay để đạt lợi ích từ tấm chắn thuế theo lý thuyết MM mà được bổ trợ từ lý thuyết đánh đổi. Tuy nhiên hệ số của biến TAX khơng có ý nghĩa thống kê, giá trị p-value ở cả ba mơ hình hồi quy đều lớn hơn 10%. MacKie-Mason (1990) cho rằng nguyên nhân hầu hết các nghiên cứu đều thất bại trong việc tìm kiếm độ tin cậy hay tác động có ý nghĩa của thuế lên hành vi huy động vốn là do tỉ số nợ là kết quả tích lũy của những quyết định riêng lẻ trong nhiều

năm và lá chắn thuế có tác động khơng đáng kể lên thuế suất biên trong hầu hết các công ty.

Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả hồi quy của mơ hình (4.1) Pooling Random

effect

Fixed effect

Βi P-value βi P-value Βi P-value

Constant -0.1004 0.3193 0.0143 0.8961 0.2102 0.1309 TANG 0.0362 0.3384 0.0775 0.0626* 0.1080 0.0339** PF -0.5719 0.0000*** -0.3363 0.0000*** -0.2456 0.0011*** GR -0.0004 0.5611 0.0003 0.5488 0.0008 0.1000* SZ 0.0449 0.0000*** 0.0335 0.0000*** 0.0185 0.0484** VOL 0.0003 0.6102 -0.0006 0.1981 -0.0011 0.0370** LIQ -0.0054 0.0000*** -0.0029 0.0001*** -0.0027 0.0004*** DIV -0.1242 0.0728* -0.0807 0.0618* -0.0586 0.1908 TAX 0.0016 0.8676 -0.0001 0.9821 0.0003 0.9600 R2 0.3849 0.8906 0.2155 Prob. 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** Durbin- Watson stat 0.4291 1.4614 2.0454

Likelihood Test Prob. = 0.0000***

Hausman Test Prob. = 0.0000***

Bảng 4.10 tổng hợp chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố lên đòn bẩy tài chính theo dự báo của các lý thuyết từ kết quả của các mơ hình hồi quy:

Bảng 4.10: Tổng hợp chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố lên đòn bẩy tài chính theo kết quả hồi quy

Nhân tố Lý thuyết đánh đổi

Lý thuyết trật tự phân hạng

Kết quả nghiên cứu

Mối quan hệ

Ý nghĩa thống kê

Cơ cấu tài sản + +/- +

Lợi nhuận + - -

Tốc độ tăng trưởng GR - + +

Quy mơ cơng ty SZ - +/- +

Độ rủi ro kinh doanh - + -

Tính thanh khoản + - -

Chính sách cổ tức - - Không

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mơ hình (4.1) theo phương pháp pooling

Dependent Variable: DR Method: Panel Least Squares Date: 01/08/14 Time: 02:02 Sample: 2009 2012

Periods included: 4

Cross-sections included: 103

Total panel (balanced) observations: 412

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -0.100474 0.100763 -0.997138 0.3193 TANG 0.036229 0.037798 0.958478 0.3384 PF -0.571910 0.087800 -6.513786 0.0000 GR -0.000412 0.000708 -0.581710 0.5611 SZ 0.044924 0.006540 6.869215 0.0000 VOL 0.000287 0.000562 0.510198 0.6102 LIQ -0.005384 0.001229 -4.382532 0.0000 DIV -0.124198 0.069054 -1.798567 0.0728 TAX 0.001586 0.009505 0.166840 0.8676 R-squared 0.384998 Mean dependent var 0.457170 Adjusted R squared 0.372789 S.D. dependent var 0.196881 S.E. of regression 0.155923 Akaike info criterion -0.857302 Sum squared resid 9.797771 Schwarz criterion -0.769464 Log likelihood 185.6042 Hannan-Quinn criter. -0.822558 F-statistic 31.53528 Durbin-Watson stat 0.429117 Prob(F-statistic) 0.000000

Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mơ hình (4.1) theo phương pháp fixed effect

Dependent Variable: DR Method: Panel Least Squares Date: 01/08/14 Time: 02:02 Sample: 2009 2012

Periods included: 4

Cross-sections included: 103

Total panel (balanced) observations: 412

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.210208 0.138778 1.514709 0.1309 TANG 0.108050 0.050717 2.130466 0.0339 PF -0.245663 0.074627 -3.291876 0.0011 GR 0.000765 0.000514 1.488250 0.1377 SZ 0.018510 0.009340 1.981813 0.0484 VOL -0.001190 0.000568 -2.095017 0.0370 LIQ -0.002798 0.000774 -3.614258 0.0004 DIV -0.058680 0.044751 -1.311249 0.1908 TAX 0.000268 0.005334 0.050229 0.9600 Effects Specification Cross-section fixed (dummy variables)

R-squared 0.890674 Mean dependent var 0.457170 Adjusted R-squared 0.850722 S.D. dependent var 0.196881 S.E. of regression 0.076068 Akaike info criterion -2.089452 Sum squared resid 1.741696 Schwarz criterion -1.006118 Log likelihood 541.4271 Hannan-Quinn criter. -1.660940 F-statistic 22.29313 Durbin-Watson stat 2.045409 Prob(F-statistic) 0.000000

Bảng 4.13: Kết quả mơ hình (4.1) theo phương pháp random effect

Dependent Variable: DR

Method: Panel EGLS (Cross-section random effects) Date: 01/08/14 Time: 02:03

Sample: 2009 2012 Periods included: 4

Cross-sections included: 103

Total panel (balanced) observations: 412

Swamy and Arora estimator of component variances

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.014362 0.109858 0.130729 0.8961 TANG 0.077489 0.041494 1.867458 0.0626 PF -0.336284 0.068851 -4.884225 0.0000 GR 0.000284 0.000473 0.600021 0.5488 SZ 0.033467 0.007290 4.590615 0.0000 VOL -0.000646 0.000501 -1.289166 0.1981 LIQ -0.002874 0.000746 -3.852138 0.0001 DIV -0.080712 0.043094 -1.872938 0.0618 TAX -0.000119 0.005268 -0.022501 0.9821 Effects Specification S.D. Rho Cross-section random 0.134794 0.7585 Idiosyncratic random 0.076068 0.2415 Weighted Statistics

R-squared 0.215489 Mean dependent var 0.124149 Adjusted R-squared 0.199916 S.D. dependent var 0.087016 S.E. of regression 0.077834 Sum squared resid 2.441411 F-statistic 13.83697 Durbin-Watson stat 1.461492 Prob(F-statistic) 0.000000

Unweighted Statistics

R-squared 0.326121 Mean dependent var 0.457170 Sum squared resid 10.73575 Durbin-Watson stat 0.332357

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn doanh nghiệp và ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp (Trang 41 - 50)