TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1.1.Vài nét về tác giả Nguyễn Du
1.1.1. Tiểu sử Nguyễn Du (1766 - 1820)
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng. Trong một bản gia phả của họ Nguyễn làng Tiên Điền phát hiện năm 1966 có ghi chú ngày sinh của Nguyễn Du là 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tính ra dương lịch là ngày 3 tháng 1 năm 1766. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại q tộc, có thế lực vào bậc nhất lúc bấy giờ.
Thân phụ Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775), đỗ tiến sĩ khoa Tân Hợi 1731, người làng Tiên Điền, Nghi Xuân, phủ Nghệ An, nay thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thân mẫu Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740 - 1778), người làng Hoa Thiều, Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Bà sinh ngày 3 tháng 7 năm Canh Thân, tức ngày 24 tháng 8 năm 1740. Khi về làm vợ ba Nguyễn Nghiễm, bà mới 16 tuổi, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà là người con gái Kinh Bắc tài hoa, xinh đẹp và giỏi nghề ca xướng.
Nguyễn Du lúc nhỏ có tiếng khơi ngơ. Lên sáu tuổi, Nguyễn Du bắt đầu đi học. Những năm tuổi nhỏ, nhà thơ sống trong vàng son, nhung lụa của một cuộc sống q tộc giàu sang. Nhưng cuộc sống đó kéo dài khơng được bao lâu, những biến cố dữ dội của thời đại và của gia đình đã nhanh chóng đẩy nhà thơ ra giữa bão táp của cuộc đời.
Năm Nguyễn Du được mười tuổi thì cha mất, mười hai tuổi mẹ mất. Bốn anh em cùng mẹ với Nguyễn Du chưa có ai đến tuổi trưởng thành, phải đến ở với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản, bấy giờ đang làm Tả thị lang Bộ hình kiêm Hiệp trấn xứ Sơn Tây. Nhưng chỉ vài năm sau, Nguyễn Khản bị cách chức và bị giam. Năm 1783, Nguyễn Du mười tám tuổi, đi thi hương ở Sơn Nam, đậu Tam trường. Sau đó khơng thấy nhà thơ tham dự kỳ thi nào nữa. Năm 1989 Tây Sơn kéo quân ra Bắc đánh tan mười hai vạn quân Thanh, Nguyễn Du về quê vợ ở xã Hải An, huyện Quỳnh Cơi, tỉnh Sơn Nam (Thái Bình), sống nhờ gia đình nhà anh vợ. Sống ở đó được mấy năm thì ơng bỏ về Hà Tĩnh. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, Nguyễn Ánh hoạt động mạnh, Nguyễn Du lên đường vào Gia Định theo Nguyễn Ánh. Nhưng chưa ra khỏi địa phận Nghệ An thì ơng bị viên trấn tướng Tây Sơn bắt và bị giam ba tháng. Sau đó Nguyễn Du về ở Tiên Điền trong một thời gian dài. Đến năm 1802, khi Gia Long đã lật đổ triều đại, Nguyễn Quang Toản lên làm vua,
tháng 8 năm ấy Nguyễn Du được bổ nhiệm làm Tri huyện Phù Dung (thuộc Khoái Châu, Sơn Nam, nay là tỉnh Hưng Yên), tháng 11 đổi làm Tri huyện Thường Tín.
Sang năm sau, ơng được cử lên cửa Nam Quan tiếp sứ thần Trung Quốc. Năm 1805, Nguyễn Du được thăng Đông các điện học sĩ, phong tước Du Đức hầu. Năm 1807 được cử làm giám khảo trường thi hương ở Hải Dương. Năm 1809 được bổ làm Cai Bạ dinh Quảng Bình. Năm 1813, Nguyễn Du được thăng Cần Chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Hữu Tham tri Bộ Lễ. Năm 1820, Minh Mệnh lên ngôi, định cử ông làm chánh sứ Trung Quốc lần nữa để cầu phong, nhưng chưa kịp đi thì ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn, tức ngày 16 tháng 9 năm 1820, ông mất đột ngột trong một nạn dịch ghê gớm làm chết hàng vạn người.
1.1.2. Sự nghiệp của Nguyễn Du
Vì loạn lạc và gia đình sa sút, Nguyễn Du đã khơng thể hoàn thành sự nghiệp thi cử như ý muốn. Nỗi mặc cảm phải ăn nhờ, ở đậu cộng với sự thua kém về khoa bảng và nghịch cảnh phải làm quan với một triều chính ơng khơng quy phục đã khiến cho một con người tài hoa, thông đạt Phật, Lão, Khổng học như Nguyễn Du, không thể không mang một tâm sự đầy u uất và tất phải mượn ngòi bút, câu thơ để giãi tỏ tấm lòng. Nguyễn Du giỏi cả chữ Hán và chữ Nôm, giỏi cả sáng tác và phê bình nhưng nổi trội hơn cả vẫn là thơ ca. Về sự nghiệp của Nguyễn Du, ở đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập tới một vài nét về thành tựu thơ ca của ông.
1.1.2.1. Tác phẩm chữ Hán
Theo sự xác định của hai ông Lê Thước và Trương Chính, những người biên sọan cuốn Thơ chữ Hán Nguyễn Du thì thơ chữ Hán của Nguyễn Du được sáng tác liên tục trong một thời gian dài từ năm nhà thơ 21 tuổi đến năm nhà thơ 49 tuổi. Nguyễn Du có 3 tập thơ chữ Hán. Theo giáo trình Văn học Trung đại Việt Nam tập II, nhà xuất bản Đại học Sư phạm năm 2007 thì tổng cộng có 250 bài.
Về cơ bản, thơ chữ Hán của Nguyễn Du được sáng tác ở ba giai đoạn:
- Thanh Hiên thi tập: viết vào khoảng những năm 1784 - 1804, gồm 78
bài. Nguyễn Du viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi ông ra làm quan nhà Nguyễn.
- Nam trung tạp ngâm: viết vào khoảng từ 1805 đến cuối 1812, gồm 40 bài. Nguyễn Du viết trong thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình.
- Bắc hành tạp lục: viết vào thời gian nhà thơ đi sứ Trung Quốc năm 1813 - 1815, gồm 132 bài.
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của nhà thơ. Nội dung thơ chữ Hán của Nguyễn Du như nhật ký của cuộc đời ông.
Các bài thơ trong Thanh hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm tuy biểu hiện một tâm trạng đau buồn, day dứt nhưng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. Trong Bắc hành tạp lục, những điểm
đặc sắc của tư tưởng, tình cảm Nguyễn Du thể hiện rõ ràng hơn. Thơ Nguyễn Du viết khi đi sứ Trung Quốc có ba nhóm đáng chú ý: một là ca ngợi, đồng cảm với
các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện; hai là phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người; ba là cảm thông với
những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đày đọa hắt hủi. Xét về đề tài và cảm hứng sáng tác, các bài thơ trong Bắc hành tạp lục có nhiều nét tương đồng
với Truyện Kiều.
1.1.2.2. Tác phẩm chữ Nôm
Về thơ Nôm, Nguyễn Du chủ yếu sáng tác bằng hai thể thơ lục bát và song thất lục bát, gồm Văn chiêu hồn và Đoạn trường tân thanh (Còn gọi là Truyện Kiều).
Văn chiêu hồn nguyên tên là Văn tế thập loại chúng sinh (văn tế mười loại
chúng sinh) viết bằng thể thơ song thất lục bát. Bài văn tế thể hiện một phương diện quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của Nguyễn Du. Theo quan niệm xưa, hồn của những người chết bất hạnh cần được siêu sinh tịnh độ. Nguyễn Du viết bài thơ chiêu hồn cho nhiều hạng người khác nhau, kể cả những người thuộc tầng lớp phong kiến q tộc. Song tấm lịng nhân ái của nhà thơ vẫn hướng về những thân phận nhỏ bé, dưới đáy xã hội như các em nhỏ, các kỹ nữ, những anh học trò nghèo. Do giá trị nhân đạo sâu sắc mà Văn chiêu hồn đã được phổ biến rộng rãi, kể cả trong phạm vi nhà chùa.
Truyện Kiều là tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất của Nguyễn Du. Chúng tơi
sẽ trình bày cụ thể trong phần sau.