Tác phẩm Truyện Kiều

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình hóa trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 27 - 41)

1.2.1. Lai lịch Truyện Kiều

Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du nguyên có tên là Đoạn trường tân

thanh, nghĩa là "Tiếng kêu mới đứt ruột", là tác phẩm được viết dựa theo một tác

phẩm văn xuôi cổ của Trung Quốc có tên là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm

Tài Nhân. Tuy nhiên, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, nhận thức, lý giải nhân vật theo cách riêng. Trên một nền tảng chủ nghĩa nhân đạo vững chãi, với tài năng điêu luyện và sự lựa chọn thể loại truyện viết bằng thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn cả chất tự sự và chất trữ tình, sự am hiểu đồng thời cả ngơn ngữ bình dân cũng như ngôn ngữ văn học bác học, Nguyễn Du đã tạo nên "một kiệt tác độc

Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều vào thời gian nào? Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thống nhất. Trước kia trong bài Nguồn gốc văn "Kiều" đăng trên Thanh nghị số đặc biệt tháng 2 năm 1943 ông Nguyễn Xuân Hãn căn cứ vào

Đại Nam chính biên liệt truyện cho rằng, Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào khoảng

thời gian từ 1814 - 1820. Ông Đào Duy Anh phủ nhận ý kiến đó. Trong bài

"Nguyễn Du viết "Đoạn trường tân thanh" vào lúc nào?", phân tích những chỗ

chép sai của Liệt truyện, rồi căn cứ vào lời của Nguyễn Văn Thắng, một người cùng thời Nguyễn Du, trong tập Kim Vân Kiều án có nói sách của Thanh Tâm Tài Nhân đã lưu hành rộng rãi ở nước ta. Trong một bài tựa, Nguyễn Văn Thắng dùng danh hiệu "quan Đơng các" khi nói về Nguyễn Du (chứ khơng dùng danh hiệu "Hữu Tham

tri Bộ Lễ" là chức quan to nhất của Nguyễn Du lúc mất). Theo ông Đào Duy Anh, điều

đó chứng tỏ Nguyễn Du viết Truyện Kiều lúc ông giữ chức quan Đông các, nghĩa là từ năm 1805 đến năm 1809. Ý kiến của ông Đào Duy Anh về sau được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận.

Nguyễn Du viết Truyện Kiều dựa khá sát vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhà thơ giữ lại những tình tiết chính, những biến cố quan trọng. Ơng bỏ đi những chi tiết kể lể dài dịng, những đoạn miêu tả có tính chất tự nhiên chủ nghĩa, nhiều khi thơ bỉ, có hại đối với mỹ cảm của người đọc. Đồng thời Nguyễn Du thêm vào đó rất nhiều đoạn tả cảnh, tả tình nhằm nêu rõ tính cách và tâm trạng của nhân vật. Dường như những đoạn tả cảnh mỹ lệ trong Truyện Kiều, từ cảnh mùa xuân êm đềm, cảnh mùa hè gay gắt, cảnh mùa thu mơ màng, trong sáng đến cảnh đêm trăng mới lên thơ mộng và huyền ảo... tất cả đều là những sáng tạo riêng dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du.

Nhà phê bình văn học Hồi Thanh đã có những kết luận xác đáng về mối quan hệ giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Ông viết: "Cần phải nhớ rằng khơng có Kim Vân Kiều truyện của

Thanh Tâm Tài Nhân khơng thể có Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thanh Tâm Tài Nhân đã gợi ý cho Nguyễn Du nhìn thêm rõ, cảm nghĩ thêm sâu và đã giúp cho Nguyễn Du một câu chuyện có thể dựa vào đó mà nói lên những xót xa căm giận, ước mơ, băn khoăn khơng thể nói bằng cách nào khác trong hồn cảnh đương thời. Nguyễn Du đã sáng tạo lại chủ yếu là với những nguyên liệu của mình, những điều nghe thấy, cảm xúc suy nghĩ của mình trong hồn cảnh xã hội Việt Nam, ở thời đại Nguyễn Du. Linh hồn câu chuyện trước hết là những tình cảm của Nguyễn Du" [14;

218, 247]. Vì vậy, chúng ta hồn tồn có cơ sở để nói đến những cống hiến của Nguyễn Du không phải chỉ ở phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật tả cảnh, nghệ thuật xây dựng nhân vật của Truyện Kiều mà cả về nội dung của nó nữa.

1.2.2. Tóm tắt Truyện Kiều

Truyện Kiều gồm có 3254 câu thơ lục bát. Nội dung cốt truyện được chia làm ba phần:

1.2.2.1. Gặp gỡ và đính ước

Nhân vật chính của câu chuyện là người con gái tài sắc vẹn toàn - Vương Thúy Kiều, sinh trưởng trong một gia đình phong lưu, "thường thường bực trung"

vào năm Gia Tĩnh triều Minh (Trung Quốc, thế kỷ XVI). Thúy Kiều cùng với em là Thúy Vân và Vương Quan sống êm đềm trong hạnh phúc gia đình. Tuổi vừa cập kê, trong tiết đạp thanh du xuân tảo mộ, nàng gặp một văn nhân phong nhã tài hoa tên là Kim Trọng. Hai người gắn bó thề nguyền. Ngay sau đó, Kim Trọng phải về quê chịu tang người chú ruột. Hai người hứa hẹn, chờ đợi nhau.

1.2.2.2. Gia biến và lưu lạc

Gia đình họ Vương bị kẻ bán tơ vu khống, sẽ bị tù đày nếu khơng có tiền đút lót cho huyện quan. Thúy Kiều tình nguyện bán mình làm vợ lẽ cho một người tên Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc tội cho cha và em. Không ngờ Mã Giám Sinh và Tú Bà là hai kẻ bán phấn buôn hương, mua Thúy Kiều về để làm gái lầu xanh. Thúy Kiều cưỡng lại và cầm dao định tự sát nhưng không chết, nàng bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích trong nỗi cơ đơn tuyệt vọng. Lần đầu tiên gặp nàng, Sở Khanh ngỏ ý giúp nàng đi trốn, Thúy Kiều vội vàng nghe theo. Khơng ngờ đó chỉ là mưu gian của Tú Bà để có cớ đánh đập và bắt nàng phải ra tiếp khách. Từ đó, Thúy Kiều trở thành người nổi tiếng ở lầu xanh. Nàng đã làm cho chàng thương gia Thúc Sinh mê mẩn. Thúc Sinh chuộc nàng ra khỏi lầu xanh. Hai người sống với nhau được một năm, Thúy Kiều khuyên Thúc Sinh về nói thật mọi chuyện với vợ cả là Hoạn Thư. Thúc Sinh nghe lời nàng lên đường. Mặc dù biết chuyện Thúc Sinh lén lút lấy vợ lẽ, nhưng khi Thúc Sinh về, Hoạn Thư vẫn làm như khơng biết chuyện gì xẩy ra. Trước mặt Hoạn Thư, Thúc Sinh không dám hé nửa lời. Cho đến lúc Hoạn Thư nhắc khéo Thúc Sinh phải lo trở về chăm sóc bố, thì Thúc Sinh mới thở phào nhẹ nhõm và lên ngựa về Lâm Truy. Trong khi đó, ngay lập tức Hoạn Thư sai hai tên Ưng Khuyển đến đốt nhà và bắt Thúy Kiều về. Tại nhà Hoạn Thư, Thúy Kiều bị bắt làm nơ tì hầu hạ hai mẹ con Hoạn Thư. Về đến Lâm Truy, Thúc Sinh tưởng Thúy Kiều đã bị chết thiêu trong trận hỏa hoạn, bèn bỏ cửa hàng trở về với Hoạn Thư thì gặp Thúy Kiều đang làm nơ tì ở đó. Hoạn Thư bắt Thúy Kiều hầu rượu hai vợ chồng theo kiểu nơ tì. Ðau đớn đến tột cùng, nàng xin đi tu. Hoạn Thư cho phép Thúy Kiều ra tu ở am Quan Âm Các của gia đình. Một lần, Thúc Sinh lén gặp Thúy Kiều ở Quan Âm Các, Hoạn Thư bắt được quả tang. Thúy Kiều sợ hãi bỏ trốn và mang theo chuông

vàng khánh bạc của nhà họ Hoạn để phịng thân. Trên đường đi trốn nàng trơi dạt vào một ngôi chùa của vãi Giác Duyên và nương náu ở đó. Khơng lâu có người quen của Hoạn Thư tìm đến, tố cáo chuông khánh mà Thúy Kiều đem theo là của nhà Hoạn Thư. Sợ vạ lây, vãi Giác Duyên không thể cho nàng ở trong chùa. Thúy Kiều được đưa ra tá túc tại nhà Bạc Bà. Bạc Bà đem nàng gả cho cháu của mình là Bạc Hạnh tại Châu Thai. Không ngờ, nhà họ Bạc cũng thuộc phường thanh lâu. Thúy Kiều bị buộc phải tiếp khách làng chơi. Tại đây, nàng gặp Từ Hải. Từ Hải đã giải thoát Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh. Với quyền uy

"Triều đình riêng một biên thùy", Từ Hải cho phép Thúy Kiều trả oán những người đã hành hạ nàng và báo ân những người đã giúp nàng. Sống trong sự đùm bọc của Từ Hải được 5 năm, Thúy Kiều nghe lời của Hồ Tơn Hiến, một tên tổng đốc của triều đình đi dẹp loạn khuyên Từ Hải ra hàng. Từ Hải nghe lời khuyên của Thúy Kiều ra đầu hàng, bị lừa và tử trận. Hồ Tôn Hiến ép gả Thúy Kiều cho một thổ quan. Quá tuyệt vọng, nàng nhảy xuống sông Tiền Ðường tự tử, nhưng lại được vãi Giác Duyên cứu sống và đem về chùa ở.

Về phần Kim Trọng, khi trở về vườn Thúy, nghe tin Thúy Kiều đã bán mình vì chữ hiếu, chàng quá đau khổ, quyết đi tìm nàng nhưng khơng thấy. Dù đã cưới Thúy Vân nhưng Kim Trọng vẫn không quên người yêu thuở ban đầu, luôn luôn để tâm dò hỏi tin tức. Cho đến khi chàng và Vương Quan được phái ra nhậm chức tại Lâm Truy mới nghe được tin tức về Thúy Kiều. Sau đó, Kim Trọng được cải nhậm sang Nam Bình, chàng đi qua Hàng Châu được tin Thúy Kiều đã trẫm mình tại sơng Tiền Ðường. Gia đình Thúy Kiều liền lập đàn siêu độ cho nàng. Tình cờ vãi Giác Dun qua đó thấy bài vị đề tên của Thúy Kiều liền báo tin cho gia đình biết nàng vẫn cịn sống.

1.2.2.3. Đồn tụ

Sau 15 năm lưu lạc, Thúy Kiều đã trở về đoàn viên trong nỗi mừng vui của cả gia đình. Mọi người khuyên Thúy Kiều nối lại tình duyên với Kim Trọng nhưng nàng không đồng ý. Hai người trở thành bạn "chẳng chung chăn gối cũng ngoài cầm thơ".

1.2.3. Một vài nét về giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều

Truyện Kiều đã có cả một vận mệnh rất vẻ vang trong lịch sử nền văn học

dân tộc. Từ xưa đến nay, các thế hệ nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học đều khẳng định Truyện Kiều có giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật rất ưu tú. Tuy nhiên, mỗi một thời đại, mỗi một giai tầng xã hội lại có những nhận xét theo các quan điểm khác nhau. Ở đề tài này, chúng tơi sẽ có những đánh giá khái qt về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trên quan điểm hiện đại của mỹ học Mác - Lê nin.

1.2.3.1. Giá trị nội dung

Dưới ánh sáng của quan điểm mỹ học Mác - Lê nin, các nhà nghiên cứu, phê bình nhận thức văn học là một hình thái xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc, nó phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội và cũng thay đổi theo cuộc đấu tranh đó. Nhân dân là lực lượng quyết định của lịch sử, cho nên nghiên cứu văn học quá khứ, điều quan trọng là phải phát hiện ra tính nhân dân của tác phẩm. Khi nói đến giá trị nội dung của Truyện Kiều, các nhà nghiên cứu thường tập trung khai thác và đánh giá những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Dựa trên quan điểm đó, chúng tơi đề cập đến giá trị nội dung của Truyện Kiều ở những vấn đề sau:

a. Bức tranh xã hội phong kiến trong Truyện Kiều

Trong Truyện Kiều, sự kiện, địa điểm, thời gian đều là của Trung Quốc. Đó là sự thật. Tuy nhiên, giữa dân tộc này với dân tộc kia, có những cá tính riêng biệt, nhưng cũng có những nét tương đồng. Hai xã hội Việt Nam và Trung Quốc lại có những tư tưởng, những thói quen, những động tác rất gần gũi. Cho nên, bao nhiêu nhân vật xây dựng trong Truyện Kiều, xét về phần tinh thần, biểu hiện tâm lý con người vào trong động tác, lời nói, lối sống vẫn khơng có gì xa lạ với người dân Việt Nam. Thái độ phản ứng của Thúy Kiều trước vận mệnh; của Kim Trọng trước đường tình lắt léo; điệu bộ, mồm miệng của mụ Tú Bà, của Sở Khanh; tư thế của nhân vật "ngang trời dọc đất" như Từ Hải qua tác phẩm Nguyễn Du, không phải là riêng biệt của Trung Quốc, mà cũng là những con người điển hình phổ biến của xã hội phong kiến Việt Nam.

Bức tranh xã hội Việt Nam trong Truyện Kiều phản ánh mối mâu thuẫn của xã hội phong kiến trên con đường phân hóa. Câu chuyện xẩy ra trong một thời kỳ phong kiến có thể nói là thịnh trị:

Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,

Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.

[2; 14; 9 - 10]

Thế nhưng, giữa cảnh "thái bình" đó, xã hội lại đầy rẫy những bất cơng, ngang trái. Nhà họ Vương là một nhà "bậc trung", có một cuộc sống êm đềm. Nhưng một ngày kia ông Viên ngoại bị "thằng bán tơ" vu cáo. Quan lại đến tận nhà bắt:

Già giang một lão một trai, Một dây vơ loại buộc hai thâm tình.

Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh, Rụng rời khung cửi, tan tành gói may.

Đồ tế nhuyễn, của riêng tây, Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.

Bước đường lưu lạc của Thúy Kiều bắt đầu. Quan nha đòi cho được ba trăm lạng tiền lót. Để chuộc cha và em, nàng phải bán mình. Chính quyền phong kiến là thủ phạm đã làm cho nhà họ Vương vô tội, phải tan nát, cô Thúy Kiều phải lênh đênh, phiêu bạt. Tất cả bộ mặt quan lại trong Truyện Kiều đều không đáng mặt

người. Từ mấy quan địa phương, tri phủ, tri huyện, cho đến viên "tổng đốc trọng thần" đều là một lũ người vơ trách nhiệm, khơng có tài và tệ hơn nữa là một lũ

tham ô, dâm dục, ác bá. Tượng trưng cho giai cấp quan liêu địa chủ là nhà "họ Hoạn danh gia". Cụ Thượng đã chết rồi, nhưng nhà họ Hoạn của cụ Thượng bà vẫn

nguy nga đồ sộ:

Ngước trơng tịa rộng dãy dài, "Thiên quan trủng tể" có bài treo trên.

Ban ngày sáp thắp hai bên, Giữa giường thất bảo, ngồi trên một bà.

[2; 146; 1721 - 1724]

Nhà mụ Thượng góa đó cịn ni một bọn Ưng, Khuyển để tổ chức những cuộc bắt cóc, đốt nhà giữa ban ngày. Cơng việc của chúng lại tiến hành dưới ánh sáng "trời quang mây tạnh", giữa những giờ "bể lặng sóng trong" ngay trước mũi của cái mà người ta vẫn gọi là chính quyền! Truyện Kiều quả là một bản cáo trạng bằng thơ, bằng hình tượng nghệ thuật, để bộc lộ tất cả cái thối tha của chế độ quan liêu phong kiến đang sa đọa trên con đường tan rã.

Sau hậu đài của xã hội phong kiến, một chế độ mới cũng đã bắt đầu ló bộ mặt hung hãn của nó. Đồng tiền đã có thể "đổi trắng thay đen", hãm hại dân lành để làm giàu cho bọn quan nha. Đồng tiền đã cho phép cả lũ ác ma như Mã Giám Sinh với Tú Bà, Bạc Bà, Bạch Hạnh mua người, bán người dưới sự che chở của pháp luật. Chúng có thể ăn to nói lớn, "ngồi đứng sỗ sàng", chỉ vì chúng có tiền. Sở Khanh vác bộ "mặt mo" đi thi hành chước "đà đao" để bẫy Thúy Kiều cũng chỉ vì tiền của mụ Tú Bà:

"Có ba trăm lạng trao tay,

Khơng dưng đâu dễ chuyện này trị kia."

[2; 107; 1163 - 1164]

Truyện Kiều đã tố cáo tác hại của đồng tiền trong một xã hội mà kinh tế

thương mại bắt đầu chớm nở "như cái nhọt ung thư trên sườn xã hội phong kiến" [10; 295]. Đó là bức tranh về xã hội phong kiến, mà trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa một số nhân vật lên mức điển hình hóa để làm nổi bật bức tranh về hiện thực xã hội đó.

b. Tình u trong Truyện Kiều.

Nhà phê bình văn học Hồi Thanh đã từng khẳng định "Truyện Kiều là một pho

sách của tình yêu, yêu tự nhiên, yêu nhân loại, yêu lý tưởng" [10; 298 ]. Truyện Kiều

là tập thơ của tình u. Trước hết, đó là tình u lứa đơi. Trong một xã hội phong kiến, con người luôn bị đè nén bởi lễ giáo thì tập thơ của Nguyễn Du là một tia hy vọng cho sự giải phóng con người khỏi những lễ giáo vơ lý đó. Tình u của Thúy Kiều và Kim Trọng vượt qua hết thảy mọi lễ giáo phong kiến. Vừa gặp nhau mà

"Người quốc sắc kẻ thiên tài" [2; 29; 163] đã 'Tình trong như đã mặt ngồi cịn e"

[2; 29; 164]. Sau đó, hai người đã tương tư, nhung nhớ về nhau. Kim Trọng thì: Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều,

Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang.

[2; 29; 265 - 266] Còn Thúy Kiều:

Thời trân thức thức sẵn bày

Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường.

[2; 48; 377 - 378]

Tình yêu của Kim Trọng và Thúy Kiều thật trong sáng, thơ mộng và đầy chất lãng mạn. Đó là một tình u đẹp, tình yêu tự do của hai tâm hồn đồng điệu.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình hóa trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w