2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình hóa trong tác phẩm Truyện
2.1. Xây dựng nhân vật theo lối lý tưởng hóa truyền thống
Trong truyền thống của truyện Nơm, nhân vật nói chung được xây dựng theo lối lý tưởng hóa. Những nhân vật tốt được tơ đậm thêm rất nhiều đức tính tốt và những nhân vật xấu cũng chồng chất rất nhiều đức tính xấu. Đó là biểu hiện của lối lý tưởng hóa truyền thống.
Trong Truyện Kiều, Kim Trọng và Từ Hải là hai nhân vật điển hình được nhà thơ xây dựng theo lối lý tưởng hóa truyền thống. Kim Trọng là hình ảnh của một người u lý tưởng, cịn Từ Hải là hình ảnh của một người anh hùng lý tưởng trên bình diện của cơng lý, tự do. Đó là những đức tính bất biến từ đầu đến cuối. Nhà thơ khám phá ra sự phong phú của những nhân vật này không phải ở quá trình tác động qua lại giữa hồn cảnh và tính cách, mà ở cái biểu hiện của tính cách trong những hồn cảnh khác nhau. Đặc điểm nổi bật của lối điển hình hóa này trước hết là hồn cảnh khơng có một tác động nào đối với tính cách nhân vật.
2.1.1. Nhân vật Kim Trọng
Kim Trọng là một trong ba nhân vật đẹp nhất của Truyện Kiều. Nhân vật
Kim Trọng đã được miêu tả với nét bút phác họa về những phương diện cần thiết khi nói đến một nhân vật thư sinh thời phong kiến:
Trông chừng thấy một văn nhân, Lọng buông tay khấu bước lần dặm băng.
Đề huề lưng túi gió trăng, Sau chân theo một vài thằng con con.
Tuyết in sắc ngựa câu giòn, Cỏ pha màu áo nhuốm non da trời.
Con tuấn mã, chú tiểu đồng, trang phục, danh tính, gia thế, tài năng, hiểu biết, đây là những chi tiết có thể bắt gặp ở bất cứ lời trình diễn về trang nam tử nào trong các truyện Nơm cổ điển. Ngoại hình và tính cách của Kim Trọng được miêu tả qua tấm lòng trân trọng của Nguyễn Du và được nhìn từ đơi mắt, từ rung động và cảm xúc của nàng Kiều. Bên cạnh màu trắng như tuyết của con tuấn mã và nổi bật trên thảm cỏ xanh là bộ trang phục thường gặp của những chàng thư sinh phong kiến. Nhưng màu thiên thanh tươi nhẹ ấy không phải là nhân tạo. Bàn tay tài hoa của tạo hóa đã pha hịa giữa màu xanh tươi tắn của cây cỏ và màu xanh trong sáng của bầu trời để tạo nên trang phục của chàng thư sinh tuấn tú, hào hoa.
Cử chỉ, ứng xử của Kim Trọng rất đúng lễ tiết:
Nẻo xa mới tỏ mặt người, Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.
[2; 28; 141 - 142]
Khơng chỉ đúng lễ tiết, trình tự, các cử chỉ cịn bộc lộ tính cách của chàng thư sinh theo quan niệm về cái đẹp cổ điển. Kim Trọng xuất hiện trong tiếng "nhạc vàng", giữa vùng cây cỏ xanh tươi, bầu trời "thanh minh" trong sáng và diện mạo,
màu áo, sắc ngựa, bước đi của chàng làm bừng sáng cả không gian. Cỏ cây, hoa lá như có một sự hóa thân kỳ diệu, trở nên diễm lệ, ngọt ngào sắc hương:
Hài văn lần bước dặm xanh,
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.
[2; 28; 144 - 145]
Kim Trọng là một nhân vật lý tưởng. Với quan niệm mỹ học cổ điển (quan niệm hài hịa về hình thức và nội dung), Kim Trọng phải có một xuất thân quyền
q "nhà trâm anh", "nền phú hậu":
Nền phú hậu bậc tài danh,
Văn chương nết đất thơng minh tính trời. Phong tư tài mạo tót vời,
Vào trong phong nhã ra ngồi hào hoa.
[2; 28; 149 - 152]
Ở Kim Trọng có sự phú bẩm rộng rãi của tạo hóa, sự phong phú trong tài hoa trí tuệ, trong "phong tư tài mạo" cũng như trong ứng xử tuyệt vời của chàng.
Ngồi những nét đẹp về ngoại hình và tính cách theo quan điểm mỹ học cổ điển, Kim Trọng cịn mang trong mình một nét tính cách "phi chính thống" - theo
quan niệm về trang nam nhi phong kiến. Đó là lịng ngưỡng mộ, tình u thắm thiết của chàng với Thúy Kiều. Kim Trọng gặp Thúy Kiều là đã yêu ngay:
Tình trong như đã, mặt ngồi cịn e.
[2; 29; 163 - 164]
Sự gặp gỡ giữa họ là sự hòa hợp của hai tâm hồn, vốn e ấp dịu dàng do phong cách từ ngàn đời chế ngự, nhưng hết sức mãnh liệt, sâu sắc và hiện đại:
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê, Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.
[2; 29; 165 - 166]
Dường như sẽ khơng gì có thể chia cắt hai tâm hồn, hai con người, hai cuộc đời ấy được! Sau đó, Kim Trọng tìm cách tiếp cận Thúy Kiều, thuê nhà cạnh nhà nàng để ở. Chàng chờ đợi hàng tháng ròng để gặp Thúy Kiều. Cuối cùng hai người đã gặp nhau, thề thốt gắn bó với nhau: "Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương" [2; 452; 54], mà khơng có băn khoăn một chút nào về những ràng buộc của luân lý, lễ giáo phong kiến, điều mà bất cứ những đôi trai gái nào lúc bấy giờ yêu nhau khơng thể khơng tính đến. Về sau, mối tình tan vỡ, những yếu tố mới xuất hiện trong quan hệ Kim Trọng - Thúy Kiều, mà nổi bật là sự có mặt của Thúy Vân với tư cách là người thay thế Thúy Kiều trong quan hệ với Kim Trọng. Lễ giáo phong kiến chấp nhận một giải pháp như thế, nhưng điều đáng chú ý là tình cảm của Kim Trọng đối với Thúy Kiều khơng vì những biến động của hồn cảnh mà thay đổi. Kim Trọng lấy Thúy Vân là vì yêu Thúy Kiều, thực hiện lời dặn của Thúy Kiều. Sống với Thúy Vân, sinh con với Thúy Vân mà chẳng lúc nào Kim Trọng tỏ ra có tình cảm với Thúy Vân. Cịn trái lại, đối với Thúy Kiều, Kim Trọng không lúc nào nguôi thương nhớ, tơ tưởng nàng:
Có khi vắng vẻ thư phịng, Đốt lị hương giở phím đồng ngày xưa.
Bẻ bai rủ rỉ tiếng tơ,
Trầm bay nhạt khói, gió đưa lay rèm. Dường như trên nóc bên thềm, Tiếng Kiều đồng vọng bóng xiêm mơ màng.
Bởi lịng tạc đá ghi vàng,
Tưởng nàng, nên lại thấy nàng về đây.
[2; 214; 2849 - 2856]
Đến khi Kim Trọng thi đậu, ra làm quan, chàng cũng "Rắp mong treo ấn từ quan" [2; 2939; 219] để đi tìm Thúy Kiều. Cuối cùng, khi tìm lại được Thúy Kiều,
hồn cảnh của hai người khác hẳn trước. Kim Trọng giờ đã có vợ con, Thúy Kiều trải qua mười lăm năm lưu lạc, "hoa tàn nhụy rữa", nhưng tình yêu của Kim Trọng đối với Thúy Kiều vẫn nguyên vẹn như lúc ban đầu. Thúy Kiều thì chua chát nghĩ
đến vấn đề trinh tiết của người phụ nữ. Cịn Kim Trọng trái lại, chàng sơi nổi biện hộ cho chữ trinh của Thúy Kiều, hết lời ca ngợi Thúy Kiều:
"Hoa tàn mà lại thêm tươi, Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa".
[2; 230; 1324 - 1325]
Chàng chấp nhận một giải pháp hoàn toàn phi hiện thực là lấy Thúy Kiều làm vợ, nhưng đồng ý với nàng không chung chăn gối:
"Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa? Ai ngờ xum họp một nhà, Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!"
[2; 233; 3175 - 3178]
Tính cách Kim Trọng phát triển theo một logic khác với logic của đời sống. Nguyễn Du nhận thức ra điều đó, nhận thức ra tính chất lý tưởng hóa trong tính cách của Kim Trọng, cho nên ông đã để cho Thúy Kiều phát biểu về Kim Trọng như sau:
"Thân tàn gạn đục khơi trong, Là nhờ quân tử khác lòng người ta."
[2; 233; 3181 - 3182]
Ở Kim Trọng, cả về tâm hồn lẫn trí tuệ, tính cách là sự hun đúc tài năng của đất "văn chương nét đất", là sự hội tụ bao vẻ đẹp của "thơng minh tính trời". Nguyễn Du đã sử dụng một hệ thống từ ngữ Hán - Việt để khắc hoạ nhân vật Kim Trọng với tất cả sự quí mến, trân trọng: trâm anh, phú hậu, tài danh, văn chương,
thông minh, phong tư, tài mạo, phong nhã, hào hoa... Nguyễn Du đã xây dựng
nhân vật điển hình Kim Trọng với sự lý tưởng hóa. Hình tượng nhân vật Kim Trọng là ước mơ của Nguyễn Du và cũng là ước mơ của tuổi trẻ qua nhiều thế hệ. Kim Trọng còn đọng lại trong lịng độc giả là hình ảnh đẹp nhất về khách tài tử, đa tình, thể hiện khát vọng về tình yêu tự do.
2.1.2. Nhân vật Từ Hải
Từ Hải cũng là một nhân vật điển hình được xây dựng theo lối lý tưởng hóa truyền thống. Nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều đã trở thành một người trên hẳn mức thường về mọi phương diện. Với Thanh Tâm Tài Nhân, Từ Hải chỉ là một nhân vật tiểu thuyết, còn với Nguyễn Du, Từ Hải đã trở thành một nhân vật anh hùng ca. Nhà thơ không giới thiệu nguồn gốc xuất thân của Từ Hải. Không ai biết Từ Hải thuộc giai tầng nào trong xã hội và hoạt động của Từ Hải không tiêu biểu cho một thế lực xã hội nào cụ thể:
Lần thâu gió mát trăng thanh, Bỗng đâu có khách biên đình đến chơi.
[2; 173; 2165 - 2166] Từ Hải đến với cuộc đời Thúy Kiều như một vì tinh lạc chiếu sáng cả một đoạn đời người phụ nữ đầy bất hạnh. Ngồi ra, ta khơng biết gì hơn về hành tung trước kia của con người lạ lùng này. Cũng có khi Nguyễn Du thêm vào một hai chi tiết, nhưng những chi tiết đó đã biến một con người bình thường thành người phi thường.
Từ Hải gặp Thúy Kiều trong hoàn cảnh nàng đang ở nhà chứa. Thông thường người ta đến nhà chứa để truy hoan, hưởng lạc. Tình u nếu có xẩy ra trong nhà chứa thì thơng thường nó phải xẩy ra theo q trình như của Thúc Sinh "Trước cịn trăng
gió sau ra đá vàng" [2; 116; 1290]. Nhưng Từ Hải lại đến đó để tìm người tri kỷ. Chắc
chắn nếu khơng phải là một nhân vật được lý tưởng hóa thì khơng thể có chuyện đó. Ở đây cần phân biệt nhân vật lý tưởng và nhân vật được lý tưởng hóa. Nhân vật lý tưởng vẫn có thể là nhân vật của chủ nghĩa hiện thực, trong mối quan hệ giữa hồn cảnh và tính cách, một mặt nó chịu tác động của hồn cảnh, mặt khác nó cố gắng tác động lại hồn cảnh để làm thay đổi hồn cảnh. Cịn nhân vật được lý tưởng hóa thì khơng phải là con người của cuộc sống thực, hay có thể của cuộc sống thực, mà nó được nhào nặn lại theo một lý tưởng thẩm mỹ chủ quan của tác giả.
Từ Hải khơng chỉ tìm người "mắt xanh" giữa chốn lầu xanh mới là lý tưởng hóa, việc Từ Hải khi biết quá khứ của Thúy Kiều vẫn không có một băn khoăn nào, chỉ đùng đùng nổi giận những kẻ hành hạ nàng, rồi sai quân lính đi bắt chúng về trị tội cũng là lý tưởng hóa. Một Từ Hải hiện thực, dĩ nhiên khơng phải vì biết q khứ khơng hay của Thúy Kiều mà tình u tan vỡ. Nhưng cũng khơng thể coi như khơng có chuyện gì xẩy ra được. Ở đây, không phải vấn đề nhà thơ không biết cách khai thác tâm lý nhân vật, mà rõ ràng là một dụng ý, một xu hướng điển hình hóa. Rồi đến chuyện Từ Hải muốn cái gì được cái ấy, hứa với Thúy Kiều cái gì có ngay cái ấy một cách dễ dàng cũng nằm trong xu hướng này. Có một chi tiết có vẻ chứng tỏ tính cách của Từ Hải chừng mực nào chịu sự tác động của hồn cảnh. Đó là trường hợp Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến, nhận lời đầu hàng để cuối cùng bị giết chết. Nhưng Từ Hải lại chết đứng! "Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng dời" [2; 189; 2522], chỉ có nước mắt của Thúy Kiều mới làm chàng ngã xuống, ngay trong trường hợp này vẫn là lý tưởng hóa.
Nhìn chung, đối với những nhân vật lý tưởng hóa, bản chất giai cấp, bản chất xã hội của nó thường khơng rõ nét. Nguyễn Du không thấy cần thiết phải giới thiệu nguồn gốc xuất thân của Từ Hải. Từ Hải bỗng dưng hiện đến, bỗng dưng ra đi. Đối với những nhân vật được lý tưởng hóa này, bút pháp miêu tả của Nguyễn Du
thường là một bút pháp có tính chất ước lệ cổ điển. Từ Hải là anh hùng, nên tư thế rất oai phong lẫm liệt:
Râu hùm hàm én mày ngài, Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Đường đường một đấng anh hào, Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.
[2; 173; 1267 - 1270]
Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh tráng lệ để ca ngợi cốt cách phi thường, chí khí anh hùng của Từ Hải.
Từ Hải để lại ấn tượng về một con người phi thường ngay cả với những người trong truyện. Viên lại già họ Đô lúc thuật lại chuyện của nàng Kiều cho Kim Trọng nghe, có nói về Từ Hải như sau:
Bỗng đâu lại gặp một người Hơn đời trí dũng, nghiêng trời uy linh.
Trong tay mười vạn tinh binh, Kéo về đóng chặt một thành Lâm Truy.
[2; 217; 2903 - 2906]
Cho đến khi Vương Quan và Kim Trọng đi tìm Thúy Kiều, đến nơi ngày xưa là đất vẫy vùng của Từ Hải. Tuy Từ Hải đã chết từ lâu, nhưng trong lời thơ của Nguyễn Du vẫn kể rất oai hùng:
Xảy nghe thế giặc đã tan,
Sóng êm Phúc Kiến, lửa tàn Chiết Giang.
[2; 220; 2953 - 2954]
Thúy Kiều là người biết và hiểu về Từ Hải nhiều nhất. Ngay từ khi mới gặp Từ Hải, nàng đã nói:
Thưa rằng: "Lượng cả bao dong, Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.
Rộng thương cỏ nội hoa hèn, Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau.
[2; 175; 2195 - 2198]
Chỉ với Từ Hải, Thúy Kiều mới hạ mình như thế. Sau này, trong lúc Từ Hải đi vắng, Thúy Kiều nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ hai em, nhớ Kim Trọng nhưng không nhớ ai như nhớ Từ Hải. Nỗi nhớ về Từ Hải là nhớ về hình ảnh một con người phi thường:
Cánh hồng bay bổng tuyệt vời, Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm.
Như vậy, Từ Hải anh hùng đến cả trong lòng mong nhớ của một người phụ nữ. Ngòi bút Nguyễn Du thật sắc sảo khi khắc họa một nhân vật điển hình - một con người phi thường như Từ Hải.
Từ Hải không phải là con người thực, nhưng cũng không phải là sự bịa đặt. Từ Hải là một nhân vật anh hùng ca. Từ Hải là cái mộng lớn nhất trong cuộc đời Nguyễn Du. Đó là lịng khát khao muốn sống mạnh mẽ, sống say mê ở ngồi khn khổ của xã hội lúc bấy giờ. Mặc dù đang sống hạnh phúc, êm đềm bên Thúy Kiều, nhưng với ý chí và khát khao xây dựng sự nghiệp, chàng vẫn:
Quyết lời dứt áo ra đi, Gió đưa bằng tiện đã lìa dặm khơi.
[2; 178; 1229 - 1230]
Dưới ngòi bút của Nguyễn Du, Từ Hải như một vị tiên nhân lướt gió, đạp mây, vượt bể, vượt núi cao... quyết tâm thực hiện chí lớn của mình.
Hình tượng anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng và nghệ thuật miêu tả. Từ Hải là hình ảnh thể hiện mạnh mẽ ước mơ công lý vẫn âm ỉ cháy trong cảnh đời tù túng của xã hội cũ. Từ Hải ra đi để vẫy vùng cho phỉ sức, phỉ chí, thể hiện ước mơ cơng lý chứ khơng nhằm mục đích thiết lập một ngai vàng quyền lực tầm thường. Nguyễn Du đã thành công trong việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh và bút pháp miêu tả và khuynh hướng lý tưởng hóa để xây dựng Từ Hải thành một hình tượng anh hùng phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ, sinh động. Chân dung người anh hùng Từ Hải thể hiện một phương diện tuyệt đẹp về cảm hứng nhân văn của Truyện Kiều.
Tóm lại, với nhân vật được xây dựng theo lối lý tưởng hóa truyền thống thì hầu như khơng có nét nào cụ thể - lịch sử. Ngay đến ngôn ngữ nhân vật là một yếu tố thường được nhà văn sử dụng nhiều để cá thể hóa, thì ở Truyện Kiều ngơn ngữ đối
thoại và độc thoại của Kim Trọng và Từ Hải cũng có rất nhiều mỹ từ, điển cố và cách nói kiểu cách, khác hẳn ngôn ngữ của đời sống hàng ngày. Cả hai nhân vật đều là những con người lý tưởng, là ước mơ, khát vọng của tác giả cũng như của mọi người trong bất cứ xã hội nào. Ở họ hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp đã được nâng lên ở mức độ lý tưởng hóa để trở thành nhân vật điển hình trong tác phẩm. Nếu Kim