Xây dựng nhân vật theo lối điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình hóa trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 48 - 62)

2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình hóa trong tác phẩm Truyện

2.2. Xây dựng nhân vật theo lối điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực

Loại nhân vật phản diện trong Truyện Kiều được xây dựng theo một quan niệm điển hình hóa khác so với nhân vật Kim Trọng và Từ Hải. Đối với loại nhân vật này, Nguyễn Du cố gắng làm cho nó gần gũi với đời sống, với hiện thực hơn.

Bản chất giai cấp của loại nhân vật này nói chung rất rõ nét. Vấn đề cá thể hóa nhân vật bước đầu cũng được đặt ra. Nhà thơ nhận thức được một cách hiện thực mối tương quan giữa hồn cảnh, mơi trường và tính cách nhân vật. Đặc biệt, bút pháp của nhà thơ khi xây dựng loại nhân vật này thường nổi rõ tính chất hiện thực chủ nghĩa. Qua mỗi nhân vật, mỗi tính cách đều nhằm khái quát một vấn đề điển hình trong xã hội. Đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật theo lối điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực.

2.2.1. Nhân vật Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh

Dường như có cái gì rất giống nhau ở bộ ba trong ngôi nhà chứa của Tú Bà là Tú Bà, Mã Giám Sinh và Sở Khanh. Ba con người này từ những phương trời khác nhau của xã hội phong kiến đã họp lại ở đây. Một mụ là gái làng chơi về già hết duyên, một gã là sinh viên trường Quốc Tử Giám, nghĩa là trường đại học trong xã hội phong kiến, cịn gã nữa khơng phải là sinh viên Quốc Tử Giám, nhưng cũng biết "họa vần" khi nghe một bài thơ của người khác, thì ít ra cũng là một nho sĩ. Nhưng đấy là quá khứ. Còn hiện tại thì cả ba họp lại đây, dưới bóng mái thanh lâu của mụ Tú Bà gian xảo và mưu mẹo, chúng chuyên kiếm ăn bằng cái nghề bỉ ổi nhất là bn bán sắc đẹp của phụ nữ. Tú Bà đóng vai mụ chủ, Mã Giám Sinh đóng vai lão chồng hờ, còn Sở Khanh là tên ma cơ dắt gái. Nguồn gốc qui định rõ nét tính cách của chúng: cả ba đều rất hám tiền. Mở miệng ra là nói đến tiền. Đồng tiền xoay trong mọi mưu mô xảo quyệt của chúng.

2.2.1.1. Nhân vật Mã Giám Sinh

Đối với Mã Giám Sinh, phương thức cá thể hóa được thể hiện ở việc miêu tả ngoại hình và ngơn ngữ. Đóng vai người đi mua Thúy Kiều về làm lẽ, hắn phải mày râu nhẵn nhụi và trưng diện quần áo bảnh bao. Đi theo hắn là một lũ tôi tớ nhâng nháo. Đến nhà Thúy Kiều, quen thói "thị của khinh người", hắn "ngồi tót sỗ sàng" lên ghế. Nhưng Mã vốn là sinh viên trường Quốc Tử Giám, hắn có học nên biết thận trọng. Hắn nói rất ít, vì sợ nói nhiều dễ lộ tẩy chân tướng. Suốt thời gian trong buổi ở nhà Thúy Kiều, người ta thấy hắn nhìn, hắn ngắm, hắn "Đắn đo cân sắc cân tài - Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt

thơ" [2; 139 - 140; 71], chứ không mấy khi nghe hắn nói. Mãi đến lúc bằng lịng với món

hàng rồi, hắn mới mở miệng, mà cũng chỉ nói một câu rất ngắn: Rằng: "Mua ngọc đến Lam Kiều,

Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?"

[2; 71; 643 - 644]

Mua bán đối với hắn là chuyện tiền nong sinh tử, khơng muốn nói nhưng bắt buộc hắn phải nói. Ở đây, người ta biết được ngôn ngữ của hắn qua lời giới thiệu của tác giả: "Cò kè bớt một thêm hai" [2; 647; 71]. Sau này, lúc đưa Thúy Kiều về

nhà, Vương ông van nài hắn che chở cho nàng, thì một lần nữa, chúng ta lại nghe Mã Giám Sinh nói và vẫn cái giọng nhát ngừng, gọn lỏn:

Cạn lời khách mới thưa rằng:

"Buộc chân thơi cũng xích thằng nhiệm trao. Mai sau dầu đến thế nào,

Kìa gương nhật nguyệt nọ dao quỷ thần!"

[2; 89; 903 - 906]

Nói ít, nhưng hắn tính tốn, đắn đo, cân nhắc lại nhiều. Với Mã Giám Sinh, ngoài việc tác giả miêu tả và nhân vật tự bộc lộ tính cách, Nguyễn Du cịn khắc họa tính cách của hắn thông qua nhận xét gián tiếp của các nhân vật khác. Đây là một nét mới trong bút pháp đa dạng của nhà thơ. Thúy Kiều cảm thấy tất cả cái bẩn thỉu khi chung chạ với Mã Giám Sinh, nàng đã kể lại sự tình với mẹ. Trong lời kể của Thúy Kiều, bản chất của con người Mã Giám Sinh hiện lên thật rõ nét:

"Xem gương trong bấy nhiêu ngày, Thân con chẳng kẻo mắc tay bợm già.

Khi về bỏ vắng trong nhà, Khi vào dủng dẳng, khi ra vội vàng.

Khi ăn khi nói lỡ làng,

Khi thầy khi tớ xem thường xem khinh. Khác màu kẻ q người thanh, Ngẫm ra cho kỹ như hình con bn"

[2; 88; 881 - 888]

Thúy Kiều đã nhìn nhận đúng. Mã Giám Sinh là một tên buôn người, một tay lừa đảo. Mục đích của hắn là mua Thúy Kiều về làm gái lầu xanh, nhưng lại nói dối là mua về làm lẽ. Hắn là một kẻ xấu xa, tham lam, vừa muốn có tiền, lại vừa muốn khối lạc. Nhưng đối với hắn, khối lạc mà khơng ảnh hưởng đến tiền thì hắn mới làm. Hắn cị kè từng xu một trong khi mua và tính tốn lời lãi đến hàng nghìn trong khi bán:

"Mập mờ đánh lận con đen,

Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền mất chi."

[2; 85; 839 - 840]

Mặc dù, ngơn ngữ trực tiếp của nhân vật có rất ít nhưng qua việc miêu tả của nhà thơ và qua nhận xét gián tiếp của các nhân vật khác, hình ảnh Mã Giám Sinh - một tên chuyên buôn bán kiếm tiền bằng sắc đẹp của người phụ nữ vẫn hiện lên rất rõ nét và sinh động. Chữ nghĩa dưới ngòi bút của Nguyễn Du có một ma lực ghê gớm, tạo thành những nét vẽ tinh xảo. Hình ảnh nhân vật Mã Giám Sinh trong

Truyện Kiều đã trở thành điển hình cho bọn "bn thịt bán người" trong xã hội, góp

phần tô đậm giá trị hiện thực của áng thơ kiệt tác này. 2.2.1.2. Nhân vật Tú Bà

Nếu như nhân vật Mã Giám Sinh nói rất ít thì nhân vật Tú Bà lại nói rất nhiều. Ngơn ngữ của Tú Bà có tính chất cá thể hóa cao độ, thể hiện rõ bản chất một con người ghê gớm, mưu mẹo và vơ học. Ngịi bút khắc họa chân dung Tú Bà của Nguyễn Du thật sắc sảo. Có lẽ độc giả đã đọc Truyện Kiều khơng ai có thể qn bức chân dung của nhân vật Tú Bà:

Lầu xanh có mụ Tú Bà, Làng chơi đã trở về già hết duyên.

[2; 83; 809 - 810]

Tú Bà là chủ nhà chứa, vốn xuất thân từ gái làng chơi, nên mới có cái màu da nhờn nhợt và cái phì nộn kinh tởm của cơ thể:

Thoắt trơng nhờn nhợt màu da, Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?

[2; 91; 923 - 924]

Rồi những câu thơ miêu tả nghề nghiệp của mụ: "Giữa thì hương án hẳn hoi -Trên

treo một tượng trắng phau lông mày" [2; 91; 929 - 930]; cử chỉ, dáng điệu ngỗ ngược "Tú Bà vắt nóc lên giường ngồi ngay" [2; 93; 950]; rồi tiếng than, tiếng đay nghiến của mụ...

đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả.

Tú Bà hám tiềm chẳng kém gì Mã Giám Sinh. Đồng tiền chi phối mọi tình cảm, mọi tính tốn của mụ. Mã Giám Sinh mua Thúy Kiều đem về Tú Bà mừng cuống lên, mới nói được một câu có vẻ âu yếm với nàng, mụ đã quay sang khấn ngay:

"Cửa hàng buôn bán cho may, Đêm đêm hàn thực ngày ngày nguyệt tiêu. Mn nghìn người thấy cũng u, Xơn xao anh yến dập dìu trúc mai!"

[2; 92; 941 - 944]

Nỗi mừng làm cho giọng khấn của mụ trở thành lắp bắp, khơng có vẻ gì thành tâm cả. Những phản ứng của mụ thường có tính chất bản năng. Đoạn mụ chửi mắng Thúy Kiều thất thân với Mã Giám Sinh có thể coi là một dẫn chứng xuất sắc về việc cá thể hóa bằng ngơn ngữ nhân vật:

"Màu hồ đã mất đi rồi, Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma.

Con kia đã bán cho ta,

Lão kia có giở bài bây,

Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe! Cớ sao chịu trót mọi bề,

Gái tơ mà đã ngứa nghề lắm sao?"

[2; 95; 971- 976]

Đúng là thái độ, lời nói ghê gớm, chua ngoa của một mụ chủ nhà chứa! Không một người đứng đắn nào lại dùng những từ ngữ tục tĩu, thô lỗ như mụ. Những khái niệm đạo đức thông thường bị Tú Bà bẻ cong theo cách hiểu nơm na, vơ học. Qua giọng nói của Tú Bà có thể nghe được tiếng nghiến răng ken két, tiếng thở hổn hển vì tức tối và thấy nét mặt hằm hằm của mụ nhìn xuống Thúy Kiều như muốn ăn tươi nuốt sống nàng.

Thúy Kiều cũng không vừa. Nàng rút dao toan tự sát. Thế là mụ lại sợ, sợ run lên cầm cập. Mụ sợ chẳng phải mụ yếu bóng vía hay sợ có án mạng mà sợ Thúy Kiều tự tử thì vốn liếng của mụ sẽ "đi đời nhà ma". Sau đó mụ bèn xoay sang cách khác để ép cho bằng được Thúy Kiều ra tiếp khách. Mụ hứa sẽ gả chồng cho Thúy Kiều để lấy lại vốn, rồi bày mưu cho Sở Khanh dụ dỗ nàng đi trốn để bắt về đánh đòn, làm cho Thúy Kiều đuối lý, phải nghe theo mụ.

Khi Thúy Kiều nhận lời tiếp khách, mụ đổi giọng làm lành ngay, gọi Thúy Kiều nồng nàn bằng con. Mụ vừa dạy Thúy Kiều nghề chài khách, lại vừa như hồi tưởng lại cái thuở còn ăn khách của mình. Càng nói mụ càng sơi nổi, hào hứng. Mụ nói đến đứt hơi mà khơng muốn nghỉ, nói đến sùi nước bọt ra cả hai bên khóe mép:

"Này con học lấy làm lịng,

Vành ngồi bảy chữ vành trong tám nghề. Chơi cho liễu chán hoa chê,

Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời. Khi khóe hạnh, khi nét ngài, Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa.

Đều là nghề nghiệp trong nhà, Đủ ngần ấy nết mới là người soi."

[2; 109, 110; 1209 - 1216] Có thể thấy, ngôn ngữ của nhân vật Tú Bà rất sinh động, có tính cá thể hóa rất cao và mang giá trị hiện thực sâu sắc. Tú Bà là hiện thân của người đàn bà làm nghề "buôn thịt bán người", thơ lỗ, nanh ác, vì đồng tiền mà mất hết tính người. Mụ đã bắt Thúy Kiều và bao người phụ nữ khác làm nghề bán thân. Điều đó tạo nên những nét điển hình hóa ở nhân vật này.

2.2.1.3. Nhân vật Sở Khanh

Nguyễn Du cũng thông qua việc miêu tả ngoại hình và ngơn ngữ nhân vật để khắc họa tính cách Sở Khanh. Hắn khơng nhiều tuổi bằng Mã Giám Sinh, cái ăn diện của Sở Khanh có vẻ là trai lơ. Mẽ bề ngồi của hắn có thể làm người khác nhầm lẫn:

Một chàng vừa chạc thanh xuân, Hình dung chải chuốt áo khăn dịu dàng.

[2; 99; 1059 - 1060]

Thúy Kiều là một người thơng minh nhưng cũng đã nhầm lẫn khi nhìn vẻ bề ngoài của hắn. Nhưng đến cử chỉ và ngơn ngữ thì khơng ai nhầm lẫn hắn được. Cái bóng của Sở Khanh lẻn vào phòng Thúy Kiều giống hệt như một tên trộm:

Tường đơng lay động bóng cành, Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào.

[2; 102; 1093 - 1094]

Rồi trong phòng Thúy Kiều, ngồi nghe những lời sâu sắc, ý tứ của nàng, hắn đáp lại bằng cử chỉ "lẩm nhẩm gật đầu" hết sức thô lỗ. Và con người ấy, khi có tiền bỏ rủng rỉnh trong túi, hắn sẵn sàng "rẽ dây cương lối nào", trở mặt như trở bàn tay.

Ngôn ngữ của hắn cũng đặc biệt. Sở Khanh nói những lời khảng khái như lời một anh hùng hào kiệt. Vốn là một học trị, khi đóng vai hiệp khách, đã chuẩn bị sẵn ở nhà nên hắn nói năng cũng kiểu cách, văn hoa:

"Than ôi! Sắc nước hương trời,

Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây? Giá đành trong ngọc trên mây, Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa? Tức gan riêng giận trời già,

Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lịng? Thuyền qun ví biết anh hùng, Ra tay tháo cũi sổ lồng cho chơi..."

[2; 100; 1065 - 1071]

Cách nói năng của hắn có phần giống Thúc Sinh. Nhưng ngơn ngữ Thúc Sinh ba hoa mà vẫn có cái gì thành thật, cịn ngơn ngữ của Sở Khanh thì rỗng tuếch và giả dối hồn tồn. Lời ăn tiếng nói bao giờ cũng phản ánh con người thực hơn những cái khác. Sở Khanh có giả vờ làm hiệp khách, là anh hùng hào kiệt thì ngơn ngữ của hắn sẽ tố cáo hắn. Chính cái đêm lẻn đến phịng Thúy Kiều, hắn bắt đầu làm cho Thúy Kiều "sinh

nghi" cũng vì cái ngơn ngữ vừa có vẻ anh hùng rơm lại vừa thị cái đi kẻ cắp của hắn: Rằng "Ta có ngựa truy phong,

Có tên dưới trướng vốn dịng kiện nhi. Thời cơ lẻn bước ra đi,

Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn."

[2; 103; 1107 - 1110]

Đến khi hồn thành tấn trị bỉ ổi do Tú Bà đạo diễn, hắn vứt bỏ ngay chiếc mặt nạ hiệp sĩ, hiện nguyên hình cái mặt mo của một tên ma cơ lừa đảo, thì ngơn ngữ của hắn cũng chẳng cần những từ ngữ mĩ miều, những lối nói năng kiểu cách nữa. Trước mặt mọi người, hắn vỗ ngực tự xưng là "mặt này" và gọi Thúy Kiều bằng con này con nọ hết sức thơ lỗ:

Sở Khanh lên tiếng rêu rao, Rằng "nghe mới có con nào đến đây.

Phao cho quyến gió rủ mây, Hãy xem cho biết mặt này là ai?"

[2; 107; 1171 - 1174]

Trong suốt Truyện Kiều có lẽ khơng có ai bẩn thỉu, bần tiện bằng Sở Khanh. Đối với hắn, nỗi khát tiền làm cho tên này trở thành trơ trẽn, hèn hạ, đốn mạt. Sở Khanh không từ một việc xấu nào mà khơng làm, miễn là có tiền:

"Có ba mươi lạng trao tay,

Khơng dưng chi có chuyện này trị kia!"

[2; 107; 1163 - 1164]

Ba con người, một tâm địa, nhưng chẳng ai giống ai, mỗi người một vẻ. Nguyễn Du không phải chỉ nhằm bộc lộ bản chất của chúng, mà rất chú trọng miêu tả chúng thành những con người cụ thể, hiện thực, có xương có thịt, chứ khơng phải con người chung chung, trừu tượng.

Phải ghét lũ buôn người ấy nhiều lắm và phải có cái nhìn sắc sảo mới tạo ra được những nhân vật điển hình Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh. Cái nhìn của Nguyễn Du khơng phải là cái nhìn bên ngồi. Nguyễn Du đã nhìn thấu tận bên trong những con người ấy. Hơn nữa, Nguyễn Du còn sống hẳn cuộc sống của những con người ấy. Dáng điệu, cử chỉ, ngơn ngữ của họ khơng có tính cóp nhặt, chắp vá mà đều biểu hiện một sự sống bên trong.

2.2.2. Nhân vật Thúc Sinh, Hoạn Thư

So với Tú Bà, Sở Khanh, Mã Giám Sinh, thì cặp vợ chồng Thúc Sinh - Hoạn Thư xuất hiện nhiều hơn, nhân vật có bề dày hơn và là những nhân vật gần gũi hơn với lối điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực.

2.2.2.1. Nhân vật Thúc Sinh

Thúc Sinh xuất hiện trong một gia đình thương nhân giàu có và được đi học. Nhưng một thương nhân trong xã hội phong kiến phương Đơng có là gì đi nữa cũng bị lép vế. Xã hội phong kiến chia con người làm bốn hạng: sĩ, nông, công, thương. Thương là hạng bét. Cho nên, đặc điểm của thương nhân trong xã hội phong kiến phương Đơng là khi đã giàu có và có học ở một chừng mực nào đó thì thường gây uy thế cho mình bằng cách liên kết với quí tộc. Ở đây, mối liên kết được thực hiện thông qua con đường hôn nhân. Thúc Sinh, con một thương nhân lấy Hoạn Thư, con quan lại bộ. Quan hệ vợ chồng ấy cũng phản ánh mối quan hệ giai cấp trong xã hội phong kiến phương Đông.

Một đặc điểm nữa của tầng lớp thương nhân trong xã hội phong kiến phương Đông là không bao giờ chuyển sang kinh doanh cơng nghiệp theo hướng tư bản chủ nghĩa. Họ có tiền, nếu khơng về nơng thơn tậu ruộng để phát canh thu tơ, bóc lột theo lối địa chủ, thì thường là lao vào ăn chơi, hưởng lạc. Đặc điểm này qui định tính cách của nó là hời hợt, bạc nhược, yếu đuối. Có thể nói Thúc Sinh là điển hình cho tầng lớp thương nhân này:

Thúc Sinh quen nết bốc rời,

Trăm nghìn đổ một trận cười như không!

[2; 117; 1303 - 1305] Thúc Sinh có lẽ là có diễn biến tình cảm, tâm tư mang tính chất của con người trong "đời thường" nhất, chứ không cách điệu nhiều như những nhân vật khác trong tác phẩm. Thế giới của Thúc Sinh là thế giới của đam mê, phong tình. Thúc Sinh u Thúy Kiều, nhưng đó là tình u của một kẻ lắm tiền, nhiều của, vị

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình hóa trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 48 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w