Xây dựng nhân vật theo lối lý tưởng hóa truyền thống kết hợp với lối điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực thông qua nhân vật Thúy Kiều

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình hóa trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 62 - 74)

2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình hóa trong tác phẩm Truyện

2.3. Xây dựng nhân vật theo lối lý tưởng hóa truyền thống kết hợp với lối điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực thông qua nhân vật Thúy Kiều

điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực thơng qua nhân vật Thúy Kiều

Về phương diện xây dựng nhân vật điển hình hóa trong tác phẩm Truyện

Kiều thì Thúy Kiều là đa dạng và sinh động nhất. Thúy Kiều là nhân vật chính diện.

Cũng giống như những nhân vật chính diện khác, có những mặt được lý tưởng hóa. Chẳng hạn như tài, sắc của Thúy Kiều được nhà thơ đẩy đến mức lý tưởng, chắc chắn khơng phải hiện thực, cịn cuộc đời chìm nổi, gian truân của Thúy Kiều lại được điển hình hóa theo chủ nghĩa hiện thực.

Về bản chất xã hội, bản chất giai cấp của Thúy Kiều cũng rất khó xác định. Thúy Kiều là điển hình cho một tầng lớp hay giai cấp nào trong xã hội? Vấn đề này trước đây có rất nhiều ý kiến trái ngược, mâu thuẫn. Có người coi Thúy Kiều là thuần phong kiến, có người cho Thúy Kiều là phong kiến lớp dưới, là tiểu thị dân... Các ý kiến trên vừa có lý vừa khơng có lý. Có lý bởi vì nếu căn cứ vào một khía cạnh nào đó dựa vào thành phần xuất thân hay các thân phận của Thúy Kiều có thể kết luận như thế. Nhưng khơng có lý vì Nguyễn Du khơng nhằm xây dựng Thúy

Kiều thành điển hình cho một tầng lớp, một giai cấp nào, mà Thúy Kiều có tính cách tượng trưng cho tất cả những gì là tinh túy, tinh hoa của con người theo quan niệm của nhà thơ. Ở Thúy Kiều bản chất giai cấp không rõ rệt. Như vậy, Thúy Kiều là một nhân vật điển hình cho số phận của những người phụ nữ tài sắc bị đày đọa, đau khổ. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du cũng rất đặc biệt. Đó là sự kết hợp giữa lối lý tưởng hóa truyền thống với lối điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực.

2.3.1. Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều được xây dựng theo lối lý tưởng hóa truyền thống

Thúy Kiều phần nào cũng giống Kim Trọng và Từ Hải, Thúy Vân (chủ yếu

là ở đoạn đời trước khi bị lưu lạc) được nhà thơ sử dụng bút pháp ước lệ, tượng

trưng cổ điển trong việc miêu tả ngoại hình và phẩm cách con người. Thúy Kiều là hiện thân của một vẻ đẹp, nhan sắc, tài hoa đạt đến mức lý tưởng hóa. Khi khắc họa chân dung hai chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện khuynh hướng tâm lý hóa ngoại hình và thân phận hóa phẩm chất nhân vật. Để khắc họa vẻ đẹp toàn diện, hoàn mỹ trong cốt cách và trong phẩm cách hai chị em, nhà thơ đã sử dụng những hình tượng thiên nhiên có vẻ đẹp đặc biệt trong trắng, rực rỡ, bền vững như tuyết - mai, trăng - hoa, mây - tuyết, thu thủy - xuân sơn, hoa - liễu... trong phong cách tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa của mình. Đây cũng là quan niệm thẩm mỹ nổi bật trong văn học cổ Việt Nam.

Trước khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Sắc đẹp của Thúy Vân có đường nét, màu sắc, giọng nói, tiếng cười, kiều diễm, sáng trong như ngọc ngà, mây tuyết. Đó là vẻ đẹp đầy đặn, hài hịa. Sắc đẹp của nàng tuyệt diệu đến nỗi áng mây và màu trắng thanh khiết của tuyết đành phải nhún nhường. Nhà thơ đã khéo léo gửi vào trong chân dung nàng một dự báo về cuộc đời phẳng lặng, an nhàn, sung sướng:

Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

[2; 15 - 16; 19 - 22] Nhà thơ miêu tả hoàn thiện bức chân dung của người em như là địn bẩy để hình thành bức chân dung của người chị. Ngòi bút khắc họa nhân vật trung tâm của

Nguyễn Du bắt đầu bằng một câu thơ mang âm sắc vừa mạnh mẽ vừa trầm ấm khi sử dụng liền ba âm trắc:

Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn.

[2; 16; 23 - 24]

Chân dung Thúy Kiều nổi bật trên nền chân dung Thúy Vân. Ở đây, Nguyễn Du vẫn sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng cổ điển để miêu tả vẻ đẹp kiều diễm có một khơng hai của Thúy Kiều:

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liều hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

[2; 16; 25 - 26]

Cặp mắt của nàng trong trẻo và long lanh như làn nước mùa thu, đôi lông mày lại thanh nhẹ, tươi trẻ như nét núi mùa xuân. "Hoa" và "liễu" cũng phải "hờn"

"ghen", tức giận trước vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà", "mười phân vẹn mười" của nàng.

Nàng đẹp đến nỗi làm cho người ta say mê đến "nghiêng nước, nghiêng thành". Qua cách miêu tả của Nguyễn Du, Thúy Kiều đúng là một tuyệt thế giai nhân! Hai từ "hờn" và "ghen" cũng đã hé mở cho chúng ta thấy những cơn bão tố của cuộc đời đang chờ đợi để vùi dập thân phận nàng. Bởi vì, tạo hóa đã phú bẩm cho Thúy Kiều q nhiều phẩm cách đẹp đẽ và với uy lực vô song, trời xanh sẽ đầy đọa nàng đến cùng để thực hiện thiên lý:

Lạ gì bỉ sắc tư phong,

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

[2; 13; 5 - 6]

Đối với Thúy Kiều, nhan sắc bao giờ cũng thể hiện tâm hồn, trí tuệ và cảm xúc của nàng. Chính vẻ đẹp bên trong đã phản chiếu trên dung nhan những đường nét, những màu sắc tươi đẹp và đằm thắm. Ánh sáng trí tuệ là yếu tố nổi bật trong tài hoa của Thúy Kiều:

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên xoang,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

[2; 17; 29 - 34]

Tài đàn, tài thơ của Thúy Kiều không chỉ là những kỹ xảo thuộc phạm trù quan niệm "công, dung, ngôn, hạnh" của người phụ nữ phong kiến, mà tài hoa đó đã trở thành sở trường năng khiếu riêng biệt của "nghề riêng ăn đứt hồ cầm một

trương". Hơn thế nữa, tài đàn, tài thơ còn là thiên hướng cảm hứng của tâm hồn

Thúy Kiều. "Một thiên bạc mệnh" là "khúc nhà" riêng biệt của nàng. Cung đàn bạc mệnh ấy là trái tim đa sầu, đa cảm, là trí tuệ sắc sảo khi nhận thức về số phận hồng nhan nói chung và dự cảm sáng suốt về số phận của nàng nói riêng. Trong tồn bộ

"cầm, kỳ, thi, họa", Nguyễn Du đi sâu khắc họa tài đàn và cung đàn bạc mệnh của

Thúy Kiều. Cung đàn bạc mệnh ấy không chỉ là tài hoa mà còn là phẩm cách và số phận của nàng. Cung đàn ấy đã khiến Kim Trọng "nao nao lòng người", khiến Thúc Sinh "tan nát lòng", khiến trái tim sắt đá vô cảm của Hồ Tôn Hiến phải cảm thương rơi lệ và đặc biệt, cung đàn ấy đã lôi cuốn cả sự đồng cảm sâu sắc của nhà thơ và đông đảo độc giả ở mọi thời đại.

Nguyễn Du đã tạo nên tính chất sinh động trong chân dung nhân vật Thúy Kiều, bởi vì bên cạnh những từ ngữ, điển cố, những thi liệu văn học Trung Quốc, nhà thơ cịn đưa vào nhiều ngơn ngữ dân tộc có giá trị biểu đạt và biểu cảm cụ thể. Thúy Kiều có một sắc đẹp rực rỡ, đằm thắm bởi sự phong phú của tâm hồn, sự thông tuệ và tấm lịng giàu cảm xúc. Có thể nói rằng, lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà, hình ảnh người phụ nữ hồn mỹ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn Du một cách say sưa, nồng nhiệt, tập trung và trân trọng đến như thế. Đó chính là một cái nhìn của con người có tấm lịng nhân đạo như ngọn nước triều dâng.

2.3.2. Cuộc đời của Thúy Kiều được xây dựng theo lối điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực

Nếu như vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều được xây dựng theo lối lý tưởng hóa của truyền thống, thì diễn biến cuộc đời của nàng lại được xây dựng theo lối điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực. Đây là nét khác biệt, đa dạng của nghệ thuật xây dựng nhân vật trung tâm trong Truyện Kiều.

Thúy Kiều khác Kim Trọng và Từ Hải khá cơ bản trong điển hình hóa. Kim Trọng và Từ Hải được Nguyễn Du xây dựng với tính cách là những nhân vật thể

hiện khát vọng, còn Thúy Kiều, được xây dựng với tính cách là một nhân chứng của cuộc sống. Kim Trọng và Từ Hải có những vị trí nhất định trong tác phẩm, nhưng khơng phải nhân vật trung tâm, còn Thúy Kiều là nhân vật trung tâm, cuộc đời kéo dài trong tồn bộ tác phẩm và đón nhận tất cả những biến động của cuộc đời. Đối với Kim Trọng, Từ Hải nhân vật có thể sinh động, nhất quán mà tính cách vẫn khơng chịu sự qui định nào của hồn cảnh, cịn Thúy Kiều, nhân vật có đời sống phức tạp, cho nên càng đi sâu vào cuộc sống, chịu sự tác động của cuộc sống, tính chất lý tưởng hóa của nhân vật bị phá vỡ để dần dần chuyển sang quĩ đạo của lối điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa. Thúy Kiều là biểu hiện của sự đổi mới về nguyên tắc trong lý tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Du để đi đến chủ nghĩa hiện thực.

Với Thúy Kiều, điều đáng chú ý trước hết trong sự đổi mới này là nhân vật bước đầu chịu sự tác động của hoàn cảnh, phát triển theo logic khách quan, chứ không tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của tác giả. Rõ ràng tình cảm, quan niệm của Nguyễn Du là một chuyện, nhưng một khi nhân vật của ông tiếp xúc với cuộc sống, khơng phải muốn làm gì cũng được, mà chỉ có thể làm được những việc nó phải làm, nghĩa là làm những việc hoàn cảnh cho phép hay bắt buộc. Ở đây, chúng ta gặp những mâu thuẫn thường thấy ở nhân vật được xây dựng theo kiểu điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực. Đó là mâu thuẫn giữa ý muốn với hành động, giữa tình cảm của tác giả trong khi thể hiện với huynh hướng khách quan của sự thể hiện.

Khi Thúy Kiều tiễn Kim Trọng về hộ tang chú, nàng hứa hẹn với người yêu:

"Đã nguyền hai chữ đồng tâm, Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai."

[2; 65; 555 - 556] Từ đáy lịng mình, Thúy Kiều tin chắc chắn như vậy và nàng không lường trước được những tai họa ghê gớm có thể xẩy ra. Thúy Kiều khơng thể khăng khăng ơm giữ mối tình của mình trong khi gia đình gặp họa. Phải có tiền để chuộc cha, nàng đành thất hứa với Kim Trọng, bán mình làm lẽ cho người khác. Mỹ học truyền thống quen với xu hướng lý tưởng hóa khơng thể chấp nhận một giải pháp như thế. Nhân vật trong các truyện Nôm khác hoàn toàn chịu sự chi phối, điều khiển của tác giả. Nó địi hỏi bằng bất cứ giá nào, nhân vật cũng phải giữ trọn những lời đã hứa, nếu không thì phải bằng cái chết để tránh một sự lựa chọn. Đó cũng là cách xử lý trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu và nhiều truyện Nơm khác. Thúy Kiều của Nguyễn Du không thể như thế. Chỉ riêng việc nàng thất hứa với Kim Trọng, thực sự bán mình cũng là điều xa lạ với mỹ học truyền thống. Và đó chính là dấu hiệu đầu tiên biểu hiện sự qui định của hồn cảnh đối với tính cách nhân vật.

Thúy Kiều không bao giờ muốn yêu một người nào khác ngoài Kim Trọng. Nhưng cuộc đời thực tế lại bắt nàng phải chung chạ với Mã Giám Sinh, hứa hẹn với Sở Khanh, rồi sau đó lấy Thúc Sinh, yêu Từ Hải. Nhưng cả khi lấy Thúc Sinh cũng như khi làm vợ Từ Hải, từ nơi sâu thẳm trong lịng Thúy Kiều vẫn có một chỗ cho bóng hình của Kim Trọng.

Nguyễn Du hết sức trân trọng và yêu mến những người phụ nữ tài sắc như Thúy Kiều, nhưng cuộc đời nàng lại vô cùng cực khổ "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Truyện Nôm khơng bao giờ chấp nhận một nhân vật chính diện lại có thể

hành động như vậy. Nhà thơ có quyền sử dụng một biện pháp ngẫu nhiên nào đó để tránh cho nhân vật chính diện khỏi rơi vào một địa vị thấp hèn. Nhưng Nguyễn Du không chạy theo lý tưởng mà bỏ quên hiện thực. Tình thế buộc Thúy Kiều phải làm gái lầu xanh. Nguyễn Du có thể bộc lộ nỗi căm phẫn chua xót của mình trước cảnh ngộ ấy chứ khơng thể can thiệp vào cảnh ngộ ấy. Đối với số phận của nàng Kiều khơng có cái gì là nhất thành bất biến, mà dường như tất cả đều có biến động dưới sự tác động của hoàn cảnh. Những ngày sống êm đềm trong gia đình, Thúy Kiều là một cơ gái trẻ, hồn nhiên và trong sáng. Một con người thông minh và dễ xúc động. Về sau, lăn lộn trong cuộc đời thì "Đến phong trần cũng phong trần như ai!", [2; 108; 1192], Thúy Kiều trở thành một cơ gái chín chắn, dày dặn, trong tình cảm có nhiều điều đắng cay, chua xót và pha mùi vị chán chường. Sự thay đổi trong tính cách của Thúy Kiều để lại dấu ấn ở cả ngôn ngữ của nhân vật. Trước kia cũng giống như những nhân vật chính diện khác, ngơn ngữ Thúy Kiều trang trọng, mỹ lệ. Thúy Kiều thường dùng lối nói có nhiều ẩn dụ, hốn dụ hoa mỹ để tránh những từ ngữ thông tục hàng ngày, về sau ngôn ngữ của Thúy Kiều tăng cường rất nhiều yếu tố hàng ngày, yếu tố khẩu ngữ.

Hồn cảnh có tác động đến tính cách nhân vật và tính cách nhân vật có thay đổi do tác động của hồn cảnh. Tuy nhiên, sự tác động ấy là có giới hạn. Đối với Thúy Kiều, sự tác động của hồn cảnh làm cho nhân vật thay đổi về tính cách chỉ xẩy ra trong chừng mực đạo đức cho phép. Bởi vì, trong Truyện Kiều vấn đề tha

hóa chưa được đặt ra.

Thúy Kiều đi làm gái lầu xanh là sự thay đổi về thân phận đúng hơn là sự thay đổi về tính cách. Ở chốn lầu xanh, làm cái nghề "Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm

Trường Khanh" [2; 111; 1232], nhưng tâm hồn nàng khơng bao giờ chấp nhận việc

làm đó. Mười lăm năm, trải qua bao nhiêu thân phận, Thúy Kiều vẫn: "Dung quang

chẳng khác chi ngày bước ra" [2; 224; 3024], trước mặt người yêu cũ, nàng vẫn có

thể nói một cách tự hào về mình:

Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan!"

[2; 232; 3161 - 3162]

Dù sao, việc thể hiện trong một chừng mực nào đó tác động của hồn cảnh đối với tính cách nhân vật cũng đem đến cho q trình điển hình hóa của nhân vật những yếu tố mới mẻ.

Điều đặc biệt khi xây dựng nhân vật Thúy Kiều chính là việc thể hiện nội tâm và qui luật phát triển nội tâm của nhân vật. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du thường đặt nhân vật vào những cảnh ngộ có kịch tính. Đang u thì tình u tan vỡ, muốn chung tình với người yêu mà phải nhờ người khác thay thế; muốn sống trong sạch, lại bị đẩy đến cảnh ngộ nhơ nhớp; đang chiến thắng lại đứng trước nguy cơ đầu hàng; muốn yên ổn cuối cùng thành ra phản bội... Rồi những tâm trạng nhớ thương, chờ đợi... Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du được thừa hưởng truyền thống biểu hiện nội tâm của ca dao, của thơ trữ tình, đặc biệt là những ngâm khúc, cho nên nhà thơ có điều kiện để thể hiện thành cơng nội tâm của nhân vật. Truyện Kiều là một tác phẩm bằng thơ, cho nên Nguyễn Du không phải chỉ kể lại diễn biến của câu chuyện, của sự việc, của hành động một cách đơn thuần mà rất chú trọng miêu tả nội tâm.

Thiên nhiên trong Truyện Kiều nhiều khi là biểu tượng của tâm trạng và được nhìn nhận qua một tâm trạng. Chính Nguyễn Du cũng đã thốt lên trong tác phẩm của mình rằng: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu

bao giờ" [2; 112; 1243 - 1244]. Miêu tả ngoại hình, hành động cũng là cách biểu

hiện nội tâm. Những lời bình luận của tác giả nhiều khi cũng có ý nghĩa như thế. Đặc biệt tâm trạng nhân vật trong Truyện Kiều thường được biểu hiện thông qua

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình hóa trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 62 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w