Bộ luật hình sự Nhật Bản

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vu khống theo pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 34 - 36)

Bộ luật hình sự Nhật Bản được cơng bố ngày 24 tháng 4 năm 1907 và được ban hành ngày 01 tháng 10 năm 1908. Bộ luật hình sự Nhật Bản hiện hành được sửa đổi và bổ sung ngày 24 tháng 6 năm 2011, được quy định thành 2 phần với 264 Điều. Phần I “Các quy định chung” với 13 chương (từ

Điều 1 đến Điều 72); phần II “Tội danh” với 40 chương, Chương 1 (từ Điều

73 đến Điều 76) đã huỷ bỏ, Chương 2 tới Chương 40 (từ Điều 77 đến Điều 264). Tội vu khống được quy định tại Điều 230, Chương 34- các tội xâm phạm danh dự. Điều 230 quy định:

1. Người nào công khai nêu rõ sự việc làm xúc phạm đến danh dự của người khác, cho dù sự việc ấy có hoặc khơng có, thì bị phạt tù dưới 3 năm; hoặc bị phạt tù cầm cố hoặc phạt tiền dưới 50 vạn Yên.

2. Người nào xúc phạm danh dự của người đã chết, nếu sự việc nêu ra khơng có gian dối trong đó thì khơng bị phạt [13].

Như vậy, Bộ luật hình sự Nhật Bản khác với Bộ luật hình Việt Nam.

Điểm khác nhau thứ nhất: Bộ luật hình sự Nhật Bản khơng quan tâm

đến việc các sự kiện đưa ra nhằm xúc phạm danh dự người khác là đúng hay sai mà chỉ cần có hành vi xúc phạm đến danh dự người khác là đã phạm tội. Cịn pháp luật hình sự Việt Nam thì các sự kiện đưa ra là phải khơng đúng sự

thật thì mới phạm tội.

Điểm khác nhau thứ hai: Bộ luật hình sự Nhật Bản còn quy định hành

vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm người đã chết. Pháp luật hình sự Việt Nam khơng quy định trường hợp này.

Điểm khác nhau thứ ba: Bộ luật hình sự Nhật Bản quy định hành vi

xúc phạm danh dự, nhân phẩm liên quan đến lợi ích cơng. Điều 230-2 quy định như sau:

1. Khi hành vi phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều 230 trên đây được coi là thực hiện mà các sự kiện được dẫn ra liên quan đến lợi ích cơng nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích cơng, thì khơng bị xử phạt, nếu trong quá trình điều tra sự việc đã chứng minh được sự việc đó là có thật.

2. Khi áp dụng các quy định tại khoản 1 trên đây, những sự việc liên quan đến hành vi phạm tội của một người nhưng chưa bị truy tố được coi là sự việc liên quan đến lợi ích cơng.

3. Khi hành vi phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều 230 trên đây được thực hiện mà các sự việc được dẫn ra liên quan đến công chức hoặc ứng cử viên bầu vào các cơ quan nhà nước, thì khơng bị xử phạt, nếu trong quá trình điều tra sự việc đã chứng minh được sự việc đó là có thật [13].

Điểm khác nhau thứ tư: Bộ luật hình sự Nhật Bản khơng quy định rõ là

tội vu khống chỉ được khởi tố khi có đơn yêu cầu của người bị hại như khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam mà quy định chung chung tại Điều 232 như sau:

1. Các tội phạm quy định tại chương này chỉ bị khởi tố căn cứ vào đơn yêu cầu.

2. Khi người làm đơn yêu cầu là Hồng đế, Nữ hồng, Hồng hậu góa, Hồng thái hậu góa hoặc người thừa kế ngơi hồng đế và Thủ tướng Chính phủ thì những người đó đều nhân danh cá nhân hoặc khi người làm đơn yêu cầu là Vua hoặc Tổng thống của một nước ngoài, là người đại diện của nước

ngồi hữu quan thì những người đó cũng đều nhân danh cá nhân [13].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vu khống theo pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 34 - 36)