Mặt chủ quan của tội phạm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vu khống theo pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 49 - 50)

Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm. Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội. Với ý nghĩa là một mặt của hiện tượng thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc lập mà luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm là “đặc điểm tâm lý bên trong của cách xử sự có tính

chất tội phạm xâm hại đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, tức là thái độ tâm lý của chủ thể được thực hiện dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý”

[4, tr.376]. Như vậy, những nội dung thuộc mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa hình sự bao gồm: lỗi, mục đích và động cơ phạm tội, trong đó lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Lỗi là dấu hiệu không thể thiếu được của bất cứ cấu thành tội phạm nào. Về nội dung, người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi họ có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Về nhận thức, lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý.

Điểu 9 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về lỗi cố ý:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra [26].

Đối với tội vu khống, lỗi của người phạm tội luôn luôn là lỗi cố ý trực tiếp. Dấu hiệu của lỗi cố ý trực tiếp thể hiện: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác nhưng mong muốn thực hiện hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Trong khoa học luật hình sự, động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý, cịn mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.

Động cơ phạm tội, mục đích phạm tội của người phạm tội vu khống không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, người thực hiện hành vi vu khống có thể xuất phát từ những động cơ khác nhau như vì mâu thuẫn trong chuyện tình cảm, vì khơng đồng ý với quyết định cưỡng chế của Cơ quan thi hành án, hay do bức xúc việc người thân bị điều tra truy tố… mà bịa đặt những điều khơng có thực và nhằm những mục đích khác nhau như nhằm bơi nhọ danh dự người bị hại hay làm cho người bị hại bị mất chức vụ đang đảm nhiệm... Ví dụ như vụ án Hà Đình Hùng phạm tội “Vu khống” ở ví dụ trên. Do Hùng có quan hệ tình cảm với chị Dương Thị Nhàn và đặt nhiều hi vọng đến hạnh phúc tương lai. Nhưng sau đó thấy chị Nhàn khơng mặn mà, mà cịn thân với người khác nên Hùng đã ghen và nảy sinh ý định nhắn tin vu khống chị Nhàn có quan hệ bất chính với nhiều người để nhằm phá vỡ hạnh phúc gia đình chị Nhàn.

Người phạm tội vu khống cho dù xuất phát từ bất cứ động cơ, mục đích gì, cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, phải xem xét động cơ phạm tội, mục đích phạm tội của người phạm tội vu khống.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vu khống theo pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 49 - 50)