Chủ thể của tội phạm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vu khống theo pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 48 - 49)

Chủ thể của tội phạm là “người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc

thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định” [4,

tr.357]. Như vậy, chủ thể của tội phạm là người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Cơ sở pháp lý để xác định chủ thể của tội vu khống là Điều 12, Điều 13, Điều 122 Bộ luật hình sự 1999. Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [26].

Theo pháp luật hình sự hiện hành, chủ thể của tội phạm ở nước ta là “người”, nghĩa là chỉ cá nhân cụ thể chứ không bao gồm là pháp nhân. Cá nhân này muốn trở thành chủ thể của tội phạm nói chung hay tội vu khống nói riêng thì phải có năng lực trách nhiệm hình sự. Qua nghiên cứu quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật hình sự năm 1999, chúng ta có thể hiểu những người có năng lực trách nhiệm hình sự là những người không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999, tội phạm được quy định tại khoản 2 Điều 122 là tội phạm nghiêm trọng với mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù. Căn cứ vào sự phân tích trên đây, tội phạm thực hiện với lỗi cố ý và căn cứ vào Điều 12 Bộ luật hình sự thì chủ

thể của tội vu khống là bất kỳ người nào (công dân Việt Nam, công dân nước ngồi, người khơng quốc tịch) có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vu khống theo pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 48 - 49)