Các giải pháp nâng cao để hoàn thiện quy định Bộ luật hình sự Việt Nam về tội vu khống

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vu khống theo pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 67 - 68)

Việt Nam về tội vu khống

Thứ nhất: hướng hồn thiện những quy định pháp luật hình sự về tội vu

khống là sửa đổi hình phạt tù cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội, cũng như đáp ứng yêu cầu khách quan cần nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về tội phạm này

Điều 122 Bộ luật hình sự năm 1999 nên được sửa đổi như sau:

1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với nhiều người;

d) Đối với ông bà, cha mẹ, người dạy dỗ, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người thi hành công vụ;

e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Thứ hai: để phân biệt được hành vi bịa đặt hãm hại người khác trong mặt

khách quan của tội vu khống với hành vi bịa đặt hãm hại người khác trong mặt khách quan của tội làm nhục người khác thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể vấn đề này.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vu khống theo pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 67 - 68)