Theo các số liệu thể hiện trong mẫu quan sát. Những hộ có chủ hộ là nữ có xác suất lâm vào cảnh nghèo cao hơn những hộ có chủ hộ là nam giới. Điều này phù hợp với quan điểm phổ biến rằng các hộ có chủ hộ là nữ sức khỏe kém hơn nam giới, lại ít học hành nên ít có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập ổn định. Tình trạng này càng trở nên gay gắt nếu người phụ nữ đông con, lại lâm vào cảnh góa bụa hay li dị.
Hình 4.2.1 Tỉ lệ nghèo phân theo giới tính
14.53% 42.50% 74.52% 25.48% Nam Nữ
Tỉ lệ giới tính trong mẫu Tỉ lệ nghèo trong nhóm cùng giới tính
Trong mẫu quan sát, có 25,48% số chủ hộ là nữ giới, 74,52% số hộ cịn lại là nam giới.
Sự bất bình đẳng về giới tính ở huyện An Phú cũng là điều đáng quan tâm. Tỉ lệ hộ nghèo trong các gia đình có chủ hộ là nam giới chỉ chiếm 14,53%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ nghèo bình quân của huyện là 21,66%. Ngược lại, ở những hộ, phụ nữ là chủ hộ, tỉ lệ nghèo là 42,50%, cao gần gấp đôi so với tỉ lệ nghèo trung bình cả huyện.
Hình 4.2.2 Trình độ học vấn phân theo giới tính
27.50% 62.50% 10.00% 0.00% 7.69% 60.68% 28.21% 3.42% Thất học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Nữ Nam
Phụ nữ chịu rất nhiều thiệt thịi trong cuộc sống một phần rất lớn vì họ không được học hành đến nơi đến chốn. Khảo sát trong mẫu ta thấy, tỉ lệ thất học của phụ nữ là 27,50%, cao hơn nam giới là 7,69%. Tỉ lệ về trình độ học vấn của nam và nữ gần bằng nhau ở cấp độ tiểu học. Cấp học càng cao, tỉ lệ phụ nữ được tiếp tục học hành càng thấp. Điều này thể hiện sự bất bình đẳng rõ nét về giới tại huyện An Phú. Vẫn còn tồn tại phổ biến tư tưởng, phụ nữ học cao làm gì, chỉ cần biết đọc biết viết là đủ.
Trình độ học vấn càng thấp, người phụ nữ càng khó có khả năng tiếp cận và lĩnh hội những tri thức, những kỹ năng sống để tìm kiếm một việc làm có thu nhập ổn định.
Hình 4.2.3 Tình trạng nghề nghiệp theo giới tính 40.00% 20.51% 60.00% 79.49% Nữ Nam Thất nghiệp Có việc
Hình 4.2.3 cho thấy, có sự chênh lệch rõ nét về tình trạng nghề nghiệp giữa nam và nữ, tỉ lệ thất nghiệp của nữ cao hơn nam giới trong khi tỉ lệ có việc làm thấp hơn. Có đến 40% số hộ có chủ hộ là nữ giới thất nghiệp trong khi chỉ có 20,51% nam giới khơng có việc làm. Ngược lại, 79,49% nam giới có nghề nghiệp ổn định trong khi chỉ có 60% nữ chủ hộ có việc làm.