Phát triển kinh tế biên giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện an phú tỉnh an giang (Trang 74 - 76)

Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp theo hướng tăng tỉ lệ nghề phi nông nghiệp và giảm tỉ lệ nghề có liên quan đến nơng nghiệp. Một hướng phát triển đã được mơ hình kiểm chứng là thúc đẩy các loại hình bn bán, làm ăn, sản xuất qua biên giới.

Cần xây dựng khu vực kinh tế biên giới hữu nghị, thân thiện và luôn hỗ trợ người dân hai bên giao lưu văn hoá, mua bán trao đổi hàng hoá phục vụ đời sống và phát triển kinh tế - xã hội.

Quy hoạch và có chính sách kêu gọi các doanh nghiệp trong và

ngoài nước đầu tư phát triển những cụm công nghiệp, trung tâm thương

mại dịch vụ dọc theo tuyến tỉnh lộ 957, kết nối với cầu quốc tế Long Bình, định hướng phát triển ra thị trường Campuchia. Mở rộng các loại hình dịch vụ, giải trí nhằm thu hút lượng khách du lịch xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu Khánh Bình.

Quy hoạch và xây dựng cụm kinh tế cửa khẩu Vĩnh Hội Đơng, Khánh Bình nhằm tận dụng ưu thế về phương thức vận chuyển và khoảng đường từ Campuchia vào Việt Nam. Bố trí các khu bảo thuế, kho ngoại quan, kết nối với chiến lược phát triển kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang. Tận dụng mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa tỉnh An Giang và tỉnh Kandal, phát triển khu vực này trở thành cửa ngõ xuất nhập khẩu chính qua thị trường Campuchia của tỉnh An Giang nói riêng và cả khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.

Quy hoạch và bố trí các cụm dân cư, các điểm dân cư , chợ đầu mối, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phịng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, đẩy mạnh phát triển kinh tế kết hợp với tăng cường tiềm lực quốc phòng.

Thu hút các nguồn vốn đầu tư, luồng thông tin, luồng khách du lịch và hàng hoá giao thương giữa Việt Nam và Campuchia. Đồng thời tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp địa phương và các ngành dịch vụ thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người dân sinh sống ở tuyến biên giới nói chung và nhân dân huyện An Phú nói riêng, giúp họ

có cơ hội thốt khỏi cảnh nghèo khổ, có điều kiện cải thiện đời sống, từng bước làm giàu một cách chính đáng và hợp pháp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện an phú tỉnh an giang (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)