Tình trạng nghề nghiệp và nghèo đói

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện an phú tỉnh an giang (Trang 51 - 55)

Nghèo có liên quan chặt chẽ với tình trạng nghề nghiệp. Thất nghiệp đồng nghĩa với việc khơng có cơng ăn việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh và vì vậy xác suất rơi vào cảnh nghèo đói rất cao.

Hình 4.6.1 Tình trạng nghề nghiệp và nghèo đói57.50% 57.50% 85.47% 42.50% 14.53% Thất nghiệp Có việc làm

Khơng nghèo Nghèo

Qua mẫu quan sát, có đến 42,50% số hộ khơng có việc làm ổn định lâm vào cảnh nghèo đói. Chỉ có 14,53% số hộ tuy có việc làm nhưng vẫn thuộc dạng nghèo. Dĩ nhiên, có việc làm ổn định là một trong những tiền đề cho việc thoát nghèo, nhưng không phải là duy nhất. Việc có được cuộc sống vật chất ổn định còn phụ thuộc vào những yếu tố khác.

Trong mẫu quan sát, có 67,5% số hộ được nghiên cứu làm các nghề phi nông nghiệp, 32,5% các hộ cịn lại có nghề nơng là nghề chủ yếu.

Nghiên cứu thực tế tại An Phú ta thấy tình trạng nghèo đói trong các hộ làm nghề nơng có tính phổ biến.

Hình 4.6.2 Nơng nghiệp đối với tình trạng đói nghèo 70.59% 29.41% 17.92% 82.08% Nghề nơng Khơng làm nơng

Khơng nghèo Nghèo

Trong 157 mẫu quan sát chỉ có 29,41% số hộ làm nghề nơng thuộc dạng hộ nghèo trong khi chỉ có 17,92% số hộ không làm nghề nông lâm vào cảnh nghèo. Điều này có thể được giải thích như sau: nghề nơng là một trong những nghề cổ xưa nhất trên thế giới mà lại là một nghề tương đối thiếu ổn định do phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, đất đai… Đa số những người làm nghề nông tại huyện An Phú lại khơng có đủ đất đai để canh tác. Trong bối cảnh năm 2007, giá lúa sụt giảm nghiêm trọng trong khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao và các dịch hại như lùn xoắn lá, rầy nâu… ảnh hưởng trên diện rộng đã làm tăng chi phí sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy, thực tế nghề nơng khơng phải là một giải pháp để xóa đói giảm nghèo là một điều hợp lý.

Có đến 32,48% số hộ tại An Phú làm nghề nơng nghiệp, 67,52%

Hình 4.6.3 Phân bố loại nghề phi nơng nghiệp

31.75% 13.49%

38.10% 16.67%

Làm thuê nông nghiệp Làm thuê dịch vụ, công nghiệp

Buôn bán

Làm nghề tự do

Trong số các hộ làm nghề phi nông nghiệp, 31,75% số hộ làm thuê nông nghiệp như cắt lúa mướn, làm cỏ mướn, làm thuê cho các hộ nuôi vịt, nuôi cá… 38,10% số hộ làm thuê trong lĩnh vực công nghiệp dịch vụ, xây dựng như làm công nhân tại các khu chế xuất, bán quán ăn, phụ việc nhà, làm công nhân xây dựng… 16,67% bn bán các loại hàng hóa, 13,49% số hộ còn lại làm những nghề tự do, những nghề theo thời vụ như chạy xe ôm, làm khơ cá, sản xuất lưỡi câu, giăng lưới, chài cá…

Hình 4.6.4 Mối quan hệ giữa nghèo và các nghề phi nông

88.24% 100.00% 57.50% 70.83% 11.76% 42.50% 29.17%

Làm thuê nông nghiệp Làm thuê dịch vụ, công

nghiệp

buôn bán

làm nghề tự do

Phân tích về tình trạng đói nghèo như thể hiện ở hình 4.6.4 ta thấy những hộ làm thuê nông nghiệp, vẫn là những người có tỉ lệ lâm vào cảnh nghèo đói cao nhất 42,50%. Ngành làm th dịch vụ, cơng nghiệp có tỉ lệ nghèo đói ít hơn, 11,76%. Cá biệt lĩnh vực bn bán khơng có hộ nào lâm vào cảnh nghèo.

Có 43,14% nơng dân làm từ 2 việc trở lên. Điều bày chứng tỏ người nông dân ở vùng này đã làm những việc khác nhau trong khoảng thời gian nơng nhàn. Thế nhưng do khơng có tay nghề chun mơn nên nhìn chung, thu nhập đạt được rất ít ỏi, khơng đủ giúp họ thốt khỏi sảnh nghèo túng. Điều này cũng cho ta thấy, vấn đề quan trọng là làm sao có được một cơng việc tốt, tạo thu nhập ổn định hơn là có nhiều việc làm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện an phú tỉnh an giang (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)