Nhóm giải pháp về nguồn lực phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện an phú tỉnh an giang (Trang 78 - 80)

Các yếu tố về nguồn lực phát triển mà chúng tơi muốn đề cập là tín dụng chính thức, và phát triển cơ sở hạ tầng. Mặc dù mơ hình cho thấy 2 biến này khơng có ý nghĩa thống kê nhưng qua nghiên cứu thực tế tại địa phương chúng tơi vẫn thấy chúng có vai trị hết sức quan trọng.

Thứ nhất, cần đa dạng hóa nguồn vốn cho vay, mức cho vay cao hơn, thời hạn dài hơn và cho vay kết hợp với hỗ trợ phương thức làm ăn, sản xuất.

Phổ biến kiến thức và quy trình vay vốn đến các hộ nghèo để họ mạnh dạn vay vốn nếu có đủ điều kiện và nhu cầu. Đặc biệt là những hộ nghèo thuộc nhóm dân tộc thiểu số.

Nên đa dạng hóa nguồn vốn cho vay với nhiều điều kiện vay, phương thức vay và trả lãi suất khác nhau chứ không nhất thiết chỉ có các

ngân hàng chính sách. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các dự án tài chính vi mơ mở rộng hoạt động ở nông thôn.

Kết hợp giữa tổ chức tín dụng liên kết với các trung tâm khuyến nông trong hướng dẫn và tư vấn về kỹ thuật sử dụng vốn vay như thế nào, làm sao có thể tránh được những rủi ro và sử dụng hiệu quả vốn vay.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức là một yếu tố quan trọng giúp nhóm nghèo thêm khả năng thoát nghèo. Nhiều hộ nghèo đã được vay vốn từ quỹ xóa đói giảm nghèo và đã thốt nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ nghèo chưa được vay và những hộ khác muốn được vay nhiều hơn, dài hạn hơn. Vì vậy, các ngân hàng cũng nên có biện pháp giảm bớt các thủ tục hành chính, nâng cao định mức và thời hạn cho vay.

Thành lập các nhóm hỗ trợ. Mỗi nhóm có một trưởng nhóm, chịu trách nhiệm hỗ trợ về kiến thức, kinh nghiệm làm ăn và là cầu nối giữa

người nghèo và chính quyền. Người trưởng nhóm đó được lựa chọn từ

những người có kinh tế tương đối khá giả, biết làm ăn buôn bán hoặc sản xuất giỏi, có uy tín và phải tự nguyện. Người trưởng nhóm này sẽ là hạt nhân để nâng cao năng lực tạo thu nhập cho cả nhóm hoặc có thể được ủy quyền để vay tiền từ các ngân hàng và giao lại cho các thành viên. Chỉ có những người biết làm ăn và sống gần gũi với người nghèo mới biết liệu đồng tiền vay đó sẽ được sinh lợi hay bị tiêu xài phung phí.

Hiện nay cơ sở hệ thống đường ơ tơ đã phủ kín khắp huyện. Tuy nhiên, huyện An Phú là huyện đầu nguồn, do điều kiện thời tiết, nhất là các trận lũ cao năm 1999, 2001, hệ thống đường bị hư hại nặng. Điều này khơng chỉ gây khó khăn cho việc đi lại của người dân địa phương mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Vì vậy, cần tăng cường đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng(điện nước sinh hoạt, hệ thống thông tin) cho các vùng nông thôn nhằm (1) giảm cách biệt mức hưởng thụ tiện nghi giữa nông thôn và thành thị, (2) tạo cơ hội việc làm cho người nghèo. Hơn nữa, điều này cũng thể hiện chính sách đối xử công bằng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Tất nhiên, ở phạm vi nguồn lực ngân sách có hạn của một huyện, An Phủ khơng thể nào cùng một lúc thực hiện nhiều mục tiêu. Vì vậy, huyện An Phú cần có chính sách thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách, vốn vay và hỗ trợ của nhà nước. Cần có những định hướng quy hoạch phát triển những khu thương mại, khu dân cư và kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài theo nguyên tắc đổi đất lấy hạ tầng...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện an phú tỉnh an giang (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)