3.3.1.1. Bổ sung và hoàn thiện pháp luật về franchising hệ thống
Nhƣợng quyền thƣơng mại là một hoạt động khá phổ biến trong thƣơng mại quốc tế. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Luật thƣơng mại Việt Nam quy định về vấn đề này và chỉ có 01 mục quy định với các điều khoản sơ sài. Mặc dù nhƣợng
quyền thƣơng mại đã đƣợc luật hoá tại Việt Nam nhƣng theo giới kinh doanh hành lang pháp lý vẫn đi sau sự phát triển mạnh của loại hình này.
Trƣớc thực tế này, Nhà nƣớc cần có nhanh chóng bổ sung và hoàn thiện pháp luật về nhƣợng quyền thƣơng mại. Trƣớc mắt nhà nƣớc cần phải đào tạo và tập hợp một đội ngũ chuyên gia giỏi, am hiểu về nhƣợng quyền thƣơng mại để cố vấn, giúp soạn thảo nghị định, văn bản hƣớng dẫn một cách rõ ràng và hợp lý, thuận tiện trong việc triển khai thực hiện. Có nhƣ vậy mới tạo đƣợc sự tin tƣởng và an tâm của các nhà đầu tƣ, đẩy nhanh tốc độ phát triển của thị trƣờng nhƣợng quyền thƣơng mại. Hiện tại pháp luật rất nhiều nƣớc trên thế giới đã có những qui định cụ thể hay đã chính thức ban hành luật liên quan trực tiếp đến nhƣợng quyền thƣơng mại. Chúng ta có thể tham khảo và biên soạn một qui định về chuyển nhƣợng quyền sử dụng thƣơng hiệu cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế, nhƣ Luật Doubin (1989) của Pháp về nhƣợng quyền thƣơng mại, luật nhƣợng quyền thƣơng mại của một số nƣớc nhƣ úc, Mỹ, Trung Quốc…
3.3.1.2. Hoàn thiện các qui định về xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ
Tạo dựng và giữ vững hình ảnh cho một franchise hệ thống trên thị trƣờng đòi hỏi thời gian, tiền bạc và công sức rất nhiều của doanh nghiệp. Một khi franchise đã có uy tín chỗ đứng trên thị trƣờng sẽ mang lại rất nhiều giá trị vô hình cho doanh nghiệp cũng nhƣ đem lại sự thuận lợi bƣớc đầu cho doanh nghiệp khi tiến hành nhƣợng quyền. Tuy nhiên một franchise hệ thống càng nổi tiếng thì càng có nhiều đối tƣợng làm giả, làm nhái, vi phạm bản quyền. Các sản phẩm làm giả, làm nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ không những làm ảnh hƣởng đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn gây nên những thiệt hại vô hình nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp. Nạn ăn cắp hay làm giả theo franchise ở một quốc gia sẽ tạo ra một ấn tƣợng không tốt về những qui định về bảo hộ sở hữu trí tuệ, khiến cho môi trƣờng đầu tƣ trở nên kém hấp dẫn. Hiện tại ở nƣớc ta, cả hệ thống toà án và hệ thống thực thi hành chính đều tham gia vào công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhƣ : Cục quản lý thị trƣờng, Thanh tra Khoa học Công nghệ, Công an kinh tế và Hải quan. Có rất nhiều cơ quan cùng tham gia nhƣng khó xác định đƣợc cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong khi trên thế giới chỉ có tối đa là hai cơ quan
Cảnh sát và hải quan. Mặc dù mức xử phạt vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã đƣợc qui định cụ thể tại các điều 213, 214, 315 và nâng mức bồi thƣờng thiệt hại về vật chất tối đa lên 200 triệu đồng trong Luật Sở hữu trí tuệ (có hiệu lực tù 1/7/2006) nhƣng vẫn cần thiết phải quản lý chặt chẽ cũng nhƣ nghiêm khắc xử phạt đối với việc làm hàng giả hàng nhái. Mức phạt nặng, tăng tiến và có thể truy cứu trách nhiệm hình sự là các biện pháp nên áp dụng để triệt để xoá bỏ nạn làm hàng giả hàng nhái, nạn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra, cũng cần phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng để có thể kịp thời đối phó cũng nhƣ hợp tác xoá bỏ nạn dịch này.
3.3.1.3. Có định hƣớng đào tạo và tuyên truyền về hình thức kinh doanh franchise hệ thống
Để tăng cƣờng nhận thức cho các doanh nghiệp về hình thức kinh doanh mới mẻ này, các cơ quan chức nâng của nhà nƣớc cần có chƣơng trình quảng bá, cung cấp thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc hội thảo, nói chuyện chuyên đề để giới thiệu về nội dung cũng nhƣ cách thức triển khai franchising hệ thống. Đây là một cách giới thiệu hiệu quả hình thức kinh doanh mới này đến với đông đảo doanh nhân.
Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động franchising hệ thống cũng là một việc hết sức cần thiết. Trƣớc mắt Bộ giáo dục và Đào tạo nên có định hƣớng đào tạo về lĩnh vực này tại nƣớc ngoài trong chƣơng trình đào tạo cán bộ theo ngân sách nhà nƣớc hàng năm. Trong thời gian tới, Bộ cũng cần khuyến khích các trƣờng đào tạo về quản trị kinh doanh, đƣa nội dung giảng dạy về franchising hệ thống vào chƣơng trình đào tạo, đặc biệt là các vấn đề pháp lý, về hợp đồng chuyển nhƣợng, cách tổ chức và quản lý hệ thống chuyển nhƣợng…
3.3.1.4. Lập kế hoạch khuyến khích phát triển các doanh nghiệp áp dụng franchise hệ thống.
Đối với bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, việc Chính phủ có chính sách khuyến khích luôn tạo đà và động lực và các doanh nghiệp tham gia một cách tích cực và có hiệu quả. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu kinh nghiệm phát triển franchise hệ thống của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới để có thể đề xuất
một kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai hình thức kinh doanh này. Chính phủ có thể lập ra một cơ quan chuyên trách về loại hình kinh doanh này thuộc Bộ Thƣơng mại để quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp bán franchise trong và ngoài nƣớc, có các chính sách khuyến khích về thuế, về lĩnh vực hoạt động đối với các doanh nghiệp trong hệ thống franchise. Đây là một lĩnh vực hoạt động mới mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chƣa có hiểu biết và kinh nghiệm nhiều, vì vậy cơ quan chuyên trách cần có các chuyên viên đƣợc đào tạo sâu về franchise hệ thống, có các kiến thức pháp lý vững về việc soạn thảo các hợp đồng chuyển nhƣợng, có mối quan hệ rộng với các tổ chức, hiệp hội trong lĩnh vực franchise hệ thống.
3.3.1.5. Có kế hoạch hỗ trợ cụ thể các doanh nghiệp muốn áp dụng hình thức franchise hệ thống.
Franchising hệ thống là mô hình kinh doanh đã đƣợc thực tế kiểm nghiệm về tỷ lệ thành công cao, rất phù hợp với điều kiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, khuyến khích và bồi dƣỡng tinh thần doanh nghiệp, tạo ra việc làm và cơ hội kinh doanh mới, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế. Bằng việc hỗ trợ và khuyến khích trực tiếp cho các doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh franchising hệ thống thông qua hỗ trợ về tài chính, thuế, đào tạo… Chính phủ có thể tạo ra sự tăng trƣởng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra Chính phủ cũng nên có những biện pháp hỗ trợ gián tiếp thông qua cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lƣới viễn thông, hậu cần, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của các doanh nghiệp nhƣ pháp lý, kế toán, ngân hàng… để tạo điều kiện nhân rộng mô hình kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế [15].
3.3.2. Nhóm các giải pháp hiệp hội
3.3.2.1. Thành lập Hiệp hội franchising hệ thống Việt Nam
Thực tế franchising hệ thống của các nƣớc cho thấy, hoạt động franchising hệ thống càng phát triển thì Hiệp hội franchising hệ thống càng đóng vai trò tích cực và quan trọng. Hiệp hội nhƣợng quyền một quốc gia là ngƣời trung gian đóng vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp nhƣợng quyền với nhau và giữa Chính phủ với doanh nghiệp. Hiệp hội là tổ chức thúc đẩy và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong
và ngoài nƣớc tiến hành hoạt động chuyển nhƣợng nhanh chóng, thuận lợi và đúng thủ tục cũng nhƣ là tổ chức chuyên môn điều tra, thu thập và tiến hành cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật về thị trƣờng chuyển nhƣợng. Thành lập Hiệp hội franchising sẽ tăng nhanh số lƣợng và chất lƣợng của các doanh nghiệp hoạt động dƣới hình thức này. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, franchising hệ thống không dừng lại ở bất cứ lãnh thổ quốc gia nào mà vƣơn ra trên phạm vi khu vực và quốc tế. Hiệp hội franchising Việt Nam đƣợc thành lập sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam và nƣớc ngoài rất nhiều trong quá trình gia nhập vào thị trƣờng, đặc biệt là trong giai đoạn khởi đầu đầy khó khăn nhƣ giai đoạn hiện nay. Hiệp hội franchising Việt Nam thành lập có thể đăng ký làm thành viên của Hiệp hội nhƣợng quyền Châu á - Thái Bình Dƣơng và Hiệp hội nhƣợng quyền quốc tế để hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành chuyển nhƣợng ra thị trƣờng quốc tế cũng nhƣ trợ giúp các doanh nghiệp nhƣợng quyền nƣớc ngoài tìm kiếm đối tác triển vọng tại thị trƣờng Việt Nam.
3.3.2.2. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chƣơng trình franchising hệ thống do các hiệp hội franchising trong khu vực và trên thế giới tổ chức.
Trong hoạt động của các hiệp hội chuyển nhƣợng quốc gia, khu vực hay quốc tế đều có các chuyên viên hội thảo, giới thiệu, đào tạo tổng quan hay chuyên sâu về tất cả các vấn đề liên quan đến franchising hệ thống. Ngoài ra, hoạt động chính của các hiệp hội là cầu nối giữa bên bán và bên mua franchise tiềm năng. Vì vậy việc tham gia vào các kỳ hội thảo, hội chợ của các hiệp hội này là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, cơ hội kinh doanh và tích lũy, cập nhật và hoàn thiện các kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tế về franchising hệ thống. Chính phủ có thể tạo điều kiện về thủ tục hành chính và có thể hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp có nhu cầu và khả năng tham gia.
3.3.3. Đối với bên bán franchise
3.3.3.1 Xây dựng hệ thống kết hợp song song với bảo vệ hệ thống chuyển nhƣợng.
Lý thuyết về hoạt động franchising hệ thống đƣa ra quy trình hoạt động franchising hệ thống theo thứ tự nhƣ sau: Xây dựng hệ thống->Bảo vệ hệ thống->
Chuyển giao hệ thống. Nhƣng theo tác giả đề xuất các doanh nghiệp Việt Nam khi triển khai áp dụng franchising hệ thống nên kết hợp quy trình xây dựng hệ thống song song với bảo vệ hệ thống. Vì có nhƣ vậy các doanh nghiệp Việt Nam mới tránh đƣợc tối đa việc bị đánh mất hệ thống chuyển nhƣợng khi đang trong quá trình xây dựng hệ thống mà không thực hiện đăng ký luôn bảo hộ hệ thống.
Khi bắt đầu quá trình kinh doanh mô hình franchising hệ thống, bên bán franchise cần đăng ký bảo hộ hệ thống và xây dựng một hệ thống nhƣợng quyền thực hiện chuẩn và rõ ràng. Khi hệ thống đó lớn mạnh, bên bán franchise phải thực hiện những bƣớc cần thiết để mở rộng tiêu chuẩn bên cạnh sự duy trì sự tín nhiệm về hệ thống
Xây dựng hệ thống yêu cầu các doanh nghiệp phải am hiểu tƣờng tận về franchising hệ thống để thiết lập nên các tiêu chuẩn đồng bộ của hệ thống từ sản phẩm dịch vụ đến biểu tƣợng hình ảnh hệ thống, quy trình quản lý và các yếu tố khác cấu thành nên hệ thống chuyển nhƣợng. Để tạo dựng một franchising hệ thống vững mạnh các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải xây dựng đƣợc mô hình mẫu hoạt động có hiệu quả và đƣợc kế hoạch hoá, chi tiết hoá tất cả các chƣơng trình hoạt động. Xây dựng đƣợc hệ thống các tiêu chí kinh doanh hoàn thiện mới có thể nhân rộng và phát triển mô hình kinh doanh hệ thống một cách đúng đắn và hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp cần thực hiện các bƣớc cơ bản dƣới đây trong quá trình xâydựng tính đồng bộ cho hệ thống chuyển nhƣợng:
+ Xây dựng hệ thống franchise cơ bản chuẩn mực với: cẩm nang hoạt động, chiến lƣợc marketing, kế hoạch kinh doanh…
+ Thiết lập gói franchise xuất phát từ mô hình cửa hàng kinh doanh mẫu. + Thiết lập, tính toán các vấn đề liên quan đến tài chính: số vốn ban đầu xây dựng cửa hàng.
+ Thiết lập mối quan hệ, giới hạn giữa: quyền lợi – nghĩa vụ của doanh nghiệp bán franchise vàmua franchise trong hợp đồng và qui định.
+ Chƣơng trình, kế hoạch hỗ trợ, tƣ vấn, chỉ đạo các cửa hàng franchise trong hệ thống.
Song song với quá trình xây dựng hệ thống các doanh nghiệp nên tiến hành bảo hộ hệ thống chuyển nhƣợng của mình tại thị truờng trong và ngoài nƣớc. Để tiến hành bảo hộ hệ thống chuyển nhƣợng, các doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ về các quy định về bảo hộ tài sản trí tuệ để thực hiện bảo hộ hệ thống đƣợc tốt nhất.
+ Đối với bảo vệ tài sản trí tuệ tại thị trƣờng trong nƣớc.
Quyền sở hữu đối với hệ thống chuyển nhƣợng đƣợc xác lập dựa trên cơ sở đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền là Cục Sở hữu Công nghiệp. Khi đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ, chủ sở hữu hệ thống có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản trí tuệ này. Quyền sở hữu công nghiệp đối với hệ thống tự động đƣợc xác lập khi có đủ điều kiện theo pháp luật mà không cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Nói cách khác, quyền sở hữu đối với hệ thống chuyển nhƣợng của một chủ thể không phụ thuộc vào việc hệ thống đó có đƣợc đăng ký hay không mà phụ thuộc vào việc chủ thể có đƣợc cấp đăng ký kinh doanh dƣới tên hệ thống đó hay không. Đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc đối với mọi chủ thể có nhu cầu kinh doanh. Trong đó tên thƣơng mại là một trong những nội dung đăng ký kinh doanh, có thể chuyển giao theo hợp đồng hoặc thừa kế cho ngƣời khác cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dƣới tên thƣơng mại đó.
Quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của doanh nghiệp hiện nay đã đƣợc quy định cụ thể trong Luật Sở hữu Trí tuệ đƣợc ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá sẽ đƣợc ƣu tiên bảo vệ đối với cá nhân, doanh nghiệp nộp đơn đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ sớm nhất.
+ Đối với bảo hộ tài sản trí tuệ tại thị trƣờng nƣớc ngoài.
Việc đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ tại thị trƣờng nƣớc ngoài ngay từ đầu là điều thực sự cần thiết đối với doanh nghiệp khi muốn bán franchise. Thời gian từ lúc đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ đến khi có kết quả xét duyệt trung bình mất khoảng 1 năm. Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ có hiệu lực trong 10 năm và có thể đƣợc gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm. Giấy chứng nhận này có thể bị đình chỉ hiệu lực nếu trong thời hạn 5 năm mà chủ sở hữu không sử dụng nhãn hiệu với lý do không chính đáng. Trong thời hạn tài sản trí tuệ đƣợc bảo hộ, chủ sở hữu có
toàn quyền khai thác hệ thống nhằm mục đích thƣơng mại trong phạm vi các sản phẩm dịch vụ tƣơng ứng với những gì ghi trong giấy chứng nhận. Chủ hệ thống có thể thƣa kiện bất cứ cá nhân hay đối tƣợng nào vi phạm đến quyền sở hữu công nghiệp đối với hệ thống của mình, và cơ quan chức năng sẽ xử lý bàng thủ tục hành chính, dân sự hoặc ngay cả hình sự. Giấy chứng nhận đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ thƣờng bao gồm mẫu nhãn hiệu, loại nhãn hiệu, nội dung nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, quy trình phục vụ, phƣơng thức quản lý… Chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cũng thay đổi tuỳ theo quốc gia, có thể dao động từ 8000 USD đến trên 2000 USD cho mỗi quốc [4].
Việc bảo vệ hệ thống chuyển nhƣợng đã đăng ký hoặc đã sử dụng ở các quốc gia khác nhau sẽ mang những đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào luật pháp