6. Kết cấu của luận văn
1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm (Literature Review)
1.3.4 Nghiên cứu của Octavia và Brown (2008)
Trong khi Gropp và Heider (2007) đã kiểm định thực nghiệm về cấu trúc vốn của các ngân hàng tại những quốc gia phát triển (điển hình là Hoa Kỳ và Châu Âu), cơng
trình nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) lại thiên về chiều hướng kiểm định các ngân hàng của những quốc gia đang phát triển.
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng mẫu khảo sát với thời gian là từ
năm 1996 đến thời điểm cuối là năm 2005. Dữ liệu nghiên cứu được các tác giả thu thập
từ nhiều nguồn báo cáo tài chính khác nhau. Sau khi loại trừ các ngân hàng không phù hợp và không đủ dữ liệu ra khỏi mẫu, kết quả cuối cùng, hai tác giả đã tổng hợp được
56 ngân hàng thương mại niêm yết từ 10 quốc gia đang phát triển (Cộng hòa Liên bang
Brazil, Ấn Độ, Jordan, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Pakistan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ,
và Zimbabwe) trong khoảng thời gian 1996 – 2005.
Đồng thời, hai tác giả đã tiến hành kiểm định xem liệu rằng các nhân tố tác động
đến cấu trúc vốn có phải là nhân tố quan trọng tại những nước đang phát triển hay
không. Kết quả là Octavia và Brown đã tìm thấy chứng cứ cho thấy tầm quan trọng và
khả năng giải thích của các biến độc lập tại các quốc gia này. Ngoài ra, hai tác giả cũng khám phá ra rằng kết quả giải thích của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn có vẻ như có khác biệt giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của biến địn bẩy tài chính. Thêm
vào đó, chiều hướng tác động của các biến dường như không giống với sự tương quan đã được kỳ vọng ban đầu. Hơn nữa, nghiên cứu cũng kết luận rằng đâu đó có một số bằng chứng thuyết phục đã hỗ trợ cho kỳ vọng ảnh hưởng khá quan trọng của các nhân tố vĩ mô trong việc xác định cấu trúc vốn ngân hàng (có ý nghĩa thống kê).
Ngồi ra, trong kết quả thực nghiệm, Octavia và Brown (2008) còn khám phá ra rằng các khu vực tư nhân ở các quốc gia đang phát triển dường như đóng một vai trị
quan trọng hơn khi xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn cơ cấu vốn so với các quốc gia phát triển.
Như vậy, trong khi Gropp và Heider (2007) khơng tìm thấy được chứng cứ nào để biện minh cho sự khác biệt hoàn toàn giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của các
ngân hàng tại những quốc gia phát triển, thì nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) đã cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho luận điểm có sự khác biệt (với mẫu nghiên cứu là các
ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển).
Về ước lượng mơ hình, các tác giả đã tiến hành kiểm định năm nhân tố: Quy mô (Size), Lợi nhuận (Prof), Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB), Tài sản thế chấp (Coll), và Cổ tức (Div).
Qua kết quả nghiên cứu (bảng 1.5), Octavia và Brown (2008) đã tìm thấy chứng cứ cho thấy biến Quy mơ (Size) có tác động đồng biến đến địn bẩy tài chính (theo giá
trị sổ sách). Trái ngược lại, biến Lợi nhuận (Prof) có tác động nghịch biến đến địn bẩy
tài chính (theo giá trị sổ sách). Kết quả này khá tương đồng với chứng cứ thực nghiệm của Gropp và Heider (2007).
B
Bảảnngg 11..55: : KKếếtt qquuảả tthhựựcc nngghhiiệệmm ccủủaa OOccttaavviiaa vvàà BBrroowwnn ((22000088) )
BIẾN ĐỘC LẬP
Kết quả hồi quy Gropp và Heider (2007) Địn bẩy tài chính (Theo giá trị sổ sách) Địn bẩy tài chính (Theo giá trị thị trường) Địn bẩy tài chính (Theo giá trị sổ sách) Địn bẩy tài chính (Theo giá trị thị trường)
Size Quy mô 0.020** 0.030** 0.006 0.006
Profits Lợi nhuận - 0.156* - 0.041 -0.210 -0.298
Market-to- book ratio
Tỷ số giá trị thị
trường so với giá trị
sổ sách 0.084** - 0.301*** -0.066 -0.560 Collateral Tài sản thế chấp -0.000*** 0.000 0.032 0.020 Dividends Cổ tức 0.008*** - 0.008 -0.009 -0.019 Số quan sát 318 318 2415 2415 R2 hiệu chỉnh (Adjusted R2) 0.772 0.757 0.32 0.71
* biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 10% **biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 5% ***biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 1%
Tuy nhiên, các biến Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB) và biến Cổ tức (Div) có tác động đồng biến đến địn bẩy tài chính (theo giá trị sổ sách). Bên
cạnh đó, biến Tài sản thế chấp (Coll) có tác động nghịch biến đến địn bẩy tài chính
(theo giá trị sổ sách). Kết quả này lại có vẻ như đã trái ngược với nghiên cứu của Gropp và Heider (2007).
Như vậy, một cách sơ khởi, nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) đã hỗ trợ
cho luận điểm: tại các quốc gia khác nhau, các nhân tố tác động lên cấu trúc vốn của các ngân hàng theo chiều hướng có thể giống nhau, nhưng cũng có thể khác nhau (còn cần
xem xét đến những yếu tố ngoại sinh như tình hình kinh tế, chính trị đặc thù, v.v…của
từng quốc gia cụ thể).