6. Kết cấu của luận văn
2.1.2 Phân tích tình hình hoạt động và rủi ro theo mô hình CAMEL
2.1.2.3 Năng lực quản lý (Management – M)
Khả năng quản lý của các ngân hàng được đánh giá là nhân tố năng động nhất, chủ đạo nhất. Thật vậy, điều hiển nhiên là nếu năng lực quản lý tốt thì ta có thể biến một ngân hàng yếu kém trở thành một ngân hàng hoạt động tốt hơn (thậm chí là tốt nhất với
nhiều bài học kinh nghiệm đau thương trong quá khứ được tích lũy và trau dồi).
Đánh giá một cách tổng quan, trong những năm gần đây, khả năng quản lý của các ngân hàng Việt Nam về tổ chức, nhân sự, chính sách, tài sản nợ, tài sản có, các loại rủi ro trong kinh doanh (như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng), ứng
dụng cơng nghệ thơng tin hiện đại hóa hệ thống, v.v…có xu hướng cải thiện rõ rệt so với buổi đầu hoạt động sơ khai còn non kém. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy rằng năng lực quản lý vẫn còn nhiều gút mắt, nan giải (điển hình như năm 2012 khi phải chịu
nhiều tác động từ các ngoại lực bên ngoài đã dẫn đến ngành ngân hàng vào cuối năm với quá nhiều biến động và bất ổn – xét về cả quản lý nội bộ lẫn cạnh tranh thị trường).
Đồng thời, các loại rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh vẫn luôn là những mối lo hàng đầu làm trăn trở các nhà hoạch định chính sách ngân hàng.
Đi trên chiếc cầu quá hẹp với nhiều sự cố ln rình rập, ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng phải ln khơng ngừng hồn thiện và nâng cao hơn nữa khả năng quản trị của chính mình (thơng qua con đường tự
tích lũy và học tập từ các nước tiên tiến hơn). Từ đó, các ngân hàng mới thực sự có đủ
năng lực để sinh tồn, trụ vững, cạnh tranh trên thị trường nội địa và có thể hội tụ đủ tiềm
lực tài chính để vươn ra các cường quốc hùng mạnh trong những ngày tháng tương lai sau này.