Giao thức X25 PLP

Một phần của tài liệu Mạng máy tính và HTM (Trang 44 - 45)

b) ABM – point-to-point link, truyền 2 hướng

2.3.4. Giao thức X25 PLP

Được CCITT công bố lần đầu tiên vào 1970 lúc lĩnh vực viễn thông lần đầu tiên tham gia vào thế giới truyền dữ liệu với các đặc tính:

− X25 cung cấp quy trình kiểm sốt luồng giữa các đầu cuối đem lại chất lương đường truyền cao cho dù chất lương đương dây truyền không cao. − X25 được thiết kế cho cả truyền thông chuyển mạch lẫn truyền thông

kiểu điễm nối điểm.

− Được quan tâm và tham gia nhanh chóng trên tồn cầu.

Trong X25 có chức năng dồn kênh (multiplexing) đối với liên kết logic (virtual circuits) chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát lỗi cho các frame đi qua. Điều này làm tăng độ phức tạp trong việc phối hợp các thủ tục giữa hai tầng kề nhau, dẫn đến thông lượng bị hạn chế do tổng phí xử lý mỗi gói tin tăng lên. X25 kiểm tra lỗi tại mỗi nút trước khi truyền tiếp, điều này làm cho đường truyền có chất lượng rất cao gần như phi lỗi. Tuy nhiên do vậy khối lượng tích tốn tại mỗi nút khá lớn, đối với những đường truyền của những năm 1970 thì điều đó là cần thiết nhưng hiện nay khi kỹ thuật truyền dẫn đã đạt được những tiến bộ rất cao thì việc đó trở nên lãng phí.

Đặc điểm:

− Là mạng truyền dữ liệu công cộng đầu tiên. − Vận chuyển dữ liệu hướng kết nối

− Để sử dụng X.25, máy tính đầu tiên phải thiết lập kết nối tới một máy tính ở xa, nghĩa là phải thiết lập một cuộc gọi (telephone call)

− Kết nối này được gán 1 connection number để sử dụng cho các gói (packet) số liệu vận chuyển:

+ Nhiều kết nối có thể được sử dụng đồng thời giữa 2 máy tính. + Kết nối trong X.25 là kết nối ảo (Virtual Circuit)

Nguyên tắc hoạt động

− X.25 là một dịch vụ truyền thơng máy tính cơng cộng, dựa trên hệ thống viễn thơng diện rộng (PSTN).

− X.25 được CCITT và sau này là ITU chuẩn hoá (1976). − X.25 chỉ đặc tả giao diện giữa DTE và DCE:

+ DTE (Data Terminal Equipment)- thiết bị đầu cuối dữ liệu

hay là thiết bị kết nối mạng.

X.25 không quy định cụ thể kiến trúc và tổ chức hoạt động nội bộ của mạng. − Tổ chức và thực hiện hệ thống mạng để cung cấp dịch vụ X.25 tại giao diện

với NSD là nhiệm vụ của nhà cung cấp dịch vụ X.25 - thường là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.

y Các giao thức chuẩn: X.25 qui định sử dụng các giao thức chuẩn ở các mức như sau:

Mức vật lý:

– X.21 cho truyền số liệu số (Digital) giữa DTE và DCE

– X.21 bis cho truyền số liệu tương tự (Analog) giữa DTE và DCE

Mức liên kết:

– LAPB (Link Access Protocol Balanced), là một phần của HDLC, để trao đổi số liệu tin cậy giữa DTE và DCE

Mức mạng:

– PLP (Packet Level Protocol): giao thức chuyển mạch gói + hướng kết nối, các subscriber sử dụng để thiết lập VC và truyền thông với nhau.

– là giao thức được đặc tả mới trong X.25

• Ba mức trên tương ứng với 3 mức thấp nhất của mơ hình ISO/OSI

Hình 2.9. Đặc tả giao diện mạng X25

Các đặc điểm quan trọng nhất của X.25:

– Các gói tin điều khiển cuộc gọi, được dùng để thiết lập và huỷ bỏ các kênh ảo, được gửi trên cùng kênh và mạch ảo như các gói in dữ liệu.

– Việc dồn kênh của các kênh ảo xảy ra ở tầng 3

– Cả tầng 2 và tầng 3 đều áp dụng cơ chế điều khiển lưu lượng và kiểm soát lỗi. – X.25 được sử dụng rộng rãi trong khoảng 10 năm.

– Khoảng 1980s, X.25 được thay thế bởi một mạng mới – Frame Relay.

Một phần của tài liệu Mạng máy tính và HTM (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)