Chương 3 MẠNG CỤC BỘ – MẠNG LAN
3.1. ĐẶC TRƯNG MẠNG CỤC BỘ
Do nhu cầu thực tế của các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, tổ chức cần kết nối các máy tính đơn lẻ thành một mạng nội bộ để tạo khả năng trao đổi thông tin, sử dụng chung tài nguyên (phần cứng, phần mềm). Ví dụ trong một văn phịng có một máy in, để tất cả mọi người có thể sử dụng chung máy in đó thì giải pháp nối mạng có thể khắc phục được hạn chế này.
Mục đích của việc sử dụng mạng ngày nay có nhiều thay đổi so với trước kia. Mặc dù mạng máy tính phát sinh từ nhu cầu chia sẻ và dùng chung tài nguyên, nhưng mục đích chủ yếu vẫn là sử dụng chung tài nguyên phần cứng. Ngày nay mục đích chính của
mạng là trao đổi thơng tin và CSDL dùng chung Ỉ công nghệ mạng cục bộ phát triển vơ cùng nhanh chóng
Để phân biệt mạng LAN với các loại mạng khác người ta căn cứ theo các đặc trưng sau:
− Đặc trưng địa lý: cài đặt trong phạm vi nhỏ (toà nhà, một căn cứ qn sự,..) có
đường kính từ vài chục mét đến vài chục km Ỉ có ý nghĩa tương đối.
− Đặc trưng về tốc độ truyền: cao hơn mạng diện rộng, khoảng 100 Mb/s, có thể đến
1000 Mbps với cơng nghệ Gigabit.
− Đặc trưng độ tin cậy: tỷ suất lỗi thấp, có thể đạt 10-8 đến 10-11.
− Đặc trưng quản lý: thường là sở hữu riêng của một tổ chức Ỉ việc quản lý khai thác tập trung, thống nhất.
Tuy nhiên sự phân biệt mạng LAN theo các đặc trưng trên chỉ mang tính tương đối, cùng với cơng nghệ ngày càng cao thì ranh giới giữa LAN, MAN, WAN ngày càng mờ đi.