Các giải pháp điều khiển tắcnghẽn

Một phần của tài liệu Mạng máy tính và HTM (Trang 77 - 78)

e. Cổng giao tiế p Gateway

4.2.3.2. Các giải pháp điều khiển tắcnghẽn

Vấn đề điều khiển tắc nghẽn có thể được giải quyết theo quan điểm của Lý thuyết điều khiển. Theo cách tiếp cận này, có thể chia các giải pháp thành hai nhóm: các giải pháp Vịng lặp mở (Open loop) và các giải pháp Vịng lặp đóng (Closed loop). Theo các giải pháp vòng lặp mở, tắc nghẽn sẽ được giải quyết bằng việc thiết kế tốt, đảm bảo sao cho tắc nghẽn không xảy ra. Một hệ thống như vậy phải có khả năng quyết định khi nào thì nhận thêm các lưu lượng mới vào, khi nào thì loại bỏ các gói số liệu và loại các gói số liệu nào. Các quyết định này phải theo lịch trình và phải có ở từng nút mạng, chúng được hệ thống đưa ra mà không xem xét đến trạng thái hiện thời của mạng.

Trái lại, các giải pháp vịng lặp đóng lại dựa trên khái niệm về vòng phản hồi (feedback loop), chúng gồm có ba phần, hay ba bước như sau:

Bước một: theo dõi hệ thống để phát hiện tắc nghẽn xảy ra khi nào và ở đâu.

Việc phát hiện tắc nghẽn có thể dựa trên một số độ đo khác nhau. Các độ đo thường được sử dụng là tỉ lệ gói số liệu bị loại bỏ do thiếu bộ đệm, chiều dài trung bình của hàng đợi, số gói số liệu phải phát lại do bị hết giờ, thời gian trễ trung bình của gói số liệu khi đi qua mạng v.v. Sự tăng lên của các số đo này nói lên rằng tắc nghẽn đang tăng lên trong mạng.

Bước hai: nơi phát hiện ra tắc nghẽn cần phải chuyển thông tin về sự tắc nghẽn đến những nơi có thể phản ứng lại. Một cách thực hiện rất đơn giản là nút mạng phát hiện ra

tắc nghẽn sẽ gửi gói số liệu đến các nguồn sinh lưu lượng trên mạng, báo tin về sự cố. Tất nhiên, việc này sẽ làm tăng thêm lưu lượng đưa vào mạng đúng lúc lẽ ra phải giảm đi. Người ta cũng đã đề xuất và thực hiện một số cách khác nữa. Chẳng hạn, nút mạng phát hiện ra tắc nghẽn sẽ đánh dấu vào một bit hay một trường định trước của mọi gói số liệu trước khi gói số liệu được nút mạng chuyển tiếp đi, nhằm loan báo cho các nút mạng khác về trạng thái tắc nghẽn. Có thể nêu ra một cách thực hiện khác nữa, đó là làm cho các nút mạng đều đặn gửi đi các gói số liệu thăm dị để biết tình trạng của mạng.

Bước ba: điều chỉnh lại hệ thống để sửa chữa sự cố. Các cơ chế thực hiện phản hồi

đều nhằm mục đích là để các máy tính trên mạng có những phản ứng phù hợp nhằm làm giảm tắc nghẽn. Nếu phản ứng xảy ra quá nhanh, lưu lượng trong hệ thống sẽ thăng giáng mạnh và không bao giờ hội tụ. Nếu phản ứng quá chậm, việc điều khiển tắc nghẽn có thể khơng có ý nghĩa thực tế gì nữa. Chính vì vậy, để cơ chế phản hồi có hiệu quả, cần phải sử dụng một số cách tính trung bình.

Các thuật toán điều khiển tắc nghẽn sẽ được trình bày cụ thể trong chương 5, phần giao thức TCP.

Một phần của tài liệu Mạng máy tính và HTM (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)