Ảnh hưởng của công cụ lãi suất hoạt động tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 26 - 30)

thương mại

Cơng cụ lãi suất có thể tác động đến hoạt động tín dụng ngân hàng thông qua tác động đến cung và cầu tín dụng. Theo như Worms (2001), tác động của công cụ lãi suất được thể hiện qua hai kênh tín dụng ngân hàng và kênh bảng cân đối.

Sơ đồ 1.1: Tác động của chính sách tiền tệ đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

(Nguồn: Worms, 2001, p. 3)

Đối với kênh bảng cân đối, khi lãi suất tăng lên bởi CSTT sẽ làm các đặc điểm rủi ro của các khách hàng tiềm năng trở nên xấu đi do sự sụt giảm giá trị thị trường của tài sản được sử dụng làm thế chấp cho các khoản vay. Sự sụt giảm này có thể do tỷ lệ chiết khấu đối với các khoản phải trả tương lai tăng và các khoản phải trả tương lai giảm. Tình trạng tài chính xấu khiến khách hàng khó có thể tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Vì vậy trong điều kiện CSTT thắt chặt, nhu cầu vay vốn giảm do giá trị mong đợi từ đầu tư giảm cùng với chi phí tài chính tăng lên, trong khi đó các ngân hàng có thể giảm cho vay vì khoản mong đợi nhận được bị giảm đi.

Ngược lại theo Pandit, B.L and Pankai Vashisht (2011), khi lãi suất giảm, sau một thời gian lãi suất huy động và cho vay cũng giảm xuống tương ứng. Điều này

CSTT thắt chặt Lãi suất tăng Các đặc điểm rủi ro người đi vay

xấu đi

Tiền gửi giảm

Cung cho vay ngân hàng giảm

(Kênh tín dụng ngân hàng) (Kênh bảng cân đối)

đồng nghĩa với chi phí đi vay giảm, tỷ lệ chiết khấu giảm và giá trị hiện tại của dòng tiền tăng. Với hai tác động trên, hoạt động đầu tư và nhu cầu vay vốn tăng lên. Đối với kênh tín dụng ngân hàng, khi CSTT thắt chặt sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng. Trong khi khoản tiền gửi giảm đi do CSTT thắt chặt, nếu ngân hàng không bù đắp bằng việc tăng các khoản khác trên mục nợ phải trả hoặc giảm các khoản trên mục tài sản trên bảng cân đối thì khả năng cho vay của ngân hàng sẽ giảm. Đây là cách công cụ lãi suất làm thay đổi nguồn cung tín dụng ngân hàng. (Worms, 2001)

Vì vậy, với lãi suất tăng lên hoặc giảm đi trong điều kiện CSTT thắt chặt hay nới lỏng có thể thay đổi nguồn cung tín dụng ngân hàng giảm đi hoặc tăng lên. Tuy nhiên đối với cầu tín dụng, Ivo J.M.Arnold, Clemens J.M Kool and Katharia Raabe (2006) cho rằng khi lãi suất tăng lên lại có ảnh hưởng khơng rõ ràng lên cầu

tín dụng ngân hàng, đó là có thể tăng hoặc giảm. Một mặt, các doanh nghiệp có thể có nhu cầu tín dụng ngân hàng cao hơn để tài trợ cho các đầu tư về hàng tồn kho và tài sản cố định và bảo vệ tính thanh khoản. Mặt khác, các doanh nghiệp có thể khơng thay đổi hoặc thậm chí là giảm nhu cầu vay vốn ngân hàng trong điều kiện chi phí đi vay bắt đầu tăng. Phản ứng này đòi hỏi các doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh sản xuất của mình do nhu cầu đầu ra giảm khi CSTT thắt chặt để giảm các chi phí sản xuất biến đổi và tránh các chi phí liên quan đến hàng tồn kho tích lũy khơng mong muốn. Ngồi ra, nhu cầu tín dụng ngân hàng có thể giảm khi các cơng ty trì hỗn các đầu tư vốn vật chất do tỷ suất sinh lợi trong tương lai giảm.1

Để xác định các tác động của công cụ lãi suất lên nguồn cung cho vay ngân hàng, các nghiên cứu thực nghiệm đã đưa các yếu tố thuộc đặc điểm riêng của ngân hàng

1 Ivo J.M. Arnold, Clemens J.M. Kool and Katharina Raabe (2006), Industries and

the Bank Lending Effects of Bank Credit Demand and Monetary Policy in Germany,

Discussion Paper Series 1: Economic Studies 2006,48, Deutsche Bundesbank, Research Centre, p. 6. [28]

vào mơ hình nghiên cứu của mình. Đó là yếu tố quy mô (như Kashyap and Stein, 1995; Chatelain et al., 2003), thanh khoản (Kashyap and Stein, 2000; Worms, 2001) và vốn (Peek and Rosengren, 1995; Chatelain et al., 2003).

Năm 1995, Kashyap and Stein dựa trên giả định rằng do các khó khăn về thơng tin nên các ngân hàng nhỏ có nhiều khó khăn hơn các ngân hàng lớn trong việc thu hút nguồn vốn. Vì vậy, các ngân hàng nhỏ buộc phải giảm nguồn cung tín dụng của họ hơn các ngân hàng lớn trong giai đoạn lãi suất tăng.

Năm 2003, theo như nhóm tác giả đến từ các quốc gia khác nhau thuộc Châu Âu: Jean-Bernard Chatelain (Ngân hàng trung ương Pháp và Đại học Orleans),

Michael Ehrmann (Ngân hàng trung ương Châu Âu), Andrea Generale (Ngân hàng trung ương Ý), Jorge Martínez-Pagés (Ngân hàng Tây Ban Nha), Philip Vermeulen (Ngân hàng trung ương Châu Âu), Andreas Worms (Ngân hàng trung ương Đức) cho thấy kết quả rằng một ngân hàng nhỏ, tính thanh khoản kém, vốn yếu thì gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giảm thiểu tác động của lãi suất bao gồm cả việc tụt giảm tiền gửi huy động. Vì vậy, các ngân hàng này phản ứng mạnh mẽ hơn so với một ngân hàng có đặc điểm tương ứng cao hơn. Tác giả cho rằng có thể do ngân hàng sử dụng tài sản ngắn hạn để làm giảm bớt tác động của lãi suất lên danh mục cho vay của họ, cùng với sự tồn tại mối quan hệ thắt chặt giữa ngân hàng và khách hàng vay.

Năm 2001, Worms đã nghiên cứu tác động của CSTT lên tín dụng ngân hàng, dựa vào thông tin trên bảng cân đối của tất cả các ngân hàng ở Đức giai đoạn 1992 - 1998. Kết quả cho thấy phản ứng của các ngân hàng đối với CSTT phụ thuộc vào đặc điểm thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng có tính thanh khoản càng cao thì càng ít phản ứng mạnh mẽ đối với thay đổi của CSTT. Khi tính thanh khoản càng cao thì các ngân hàng càng ít giảm cho vay khi lãi suất tăng lên.

Tuy nhiên, khi nhấn mạnh các đặc điểm ngân hàng, việc xác định các tác động của chính sách tiền tệ cần dựa trên giả định: các ngân hàng với các đặc điểm khác nhau đối mặt với cùng một nhu cầu vay đồng nhất.

Kết luận, từ cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới cho chúng

ta thấy rằng có sự tồn tại tác động của chính sách tiền tệ lên hoạt động tín dụng ngân hàng thông qua sự thay đổi của lãi suất. Lãi suất tăng lên sẽ làm giảm tăng trưởng tín dụng và ngược lại. Quy mơ và mức độ tác động của cơng cụ lãi suất lên hoạt động tín dụng ngân hàng khác nhau giữa các ngân hàng. Cụ thể mức độ tác động của cơng cụ lãi suất lên hoạt động tín dụng của các ngân hàng khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngân hàng, các ngân hàng có tính thanh khoản kém hơn thì phản ứng mạnh hơn trước sự thay đổi lãi suất so với các ngân hàng có tính thanh khoản cao hơn.

Phần tiếp theo sau đây, tác giả đi sâu vào thực trạng ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 và ứng dụng mơ hình kinh tế vào hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG CỤ LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 26 - 30)