Mơ hình hồi quy nghiên cứu ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 43 - 45)

2.2 Ảnh hưởng của cơng cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân

2.2.2.1 Mơ hình hồi quy nghiên cứu ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động

động tín dụng ngân hàng

Luận văn sử dụng mơ hình kinh tế được sử dụng trong bài nghiên cứu về “Hệ thống tài chính và vai trò của ngân hàng trong truyền dẫn chính sách tiền tệ ở khu vực Euro” của Ehrmann, 2001.

∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ( )

Mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là “Dư nợ tín dụng” với các biến độc lập bao gồm: các biến vĩ mô như “lãi suất cơ bản”, “GDP thực” và “tỷ lệ lạm phát”; các biến thuộc đặc điểm ngân hàng như “thanh khoản”, “quy mô”, và “vốn”; và các biến kết hợp giữa các biến vĩ mô và các biến đặc điểm ngân hàng.

 là dư nợ tín dụng của ngân hàng i tại năm t. Tốc độ tăng trưởng tín dụng kỳ trước được đánh giá là có tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng kỳ này.

 là chênh lệch lãi suất cơ bản tại năm t so với năm trước. Lãi suất được sử

dụng như là thước đo của CSTT. Lãi suất tăng làm chi phí sử dụng vốn của các doanh nghiệp tăng, khi đó cầu tín dụng sẽ giảm. Lãi suất tăng đồng thời làm chi phí huy động vốn của các NHTM tăng, sụt giảm mạnh lượng tiền gửi, ngân hàng sẽ gặp khó khăn thanh khoản, khi đó các ngân hàng sẽ có xu hướng giảm nguồn cung tín dụng để bảo vệ thanh khoản.

 là tốc độ tăng trưởng GDP thực tại t. GDP thể hiện lực cầu tín

dụng của nền kinh tế, khi GDP có tốc độ tăng trưởng cao thì cầu tín dụng cũng sẽ tăng cao.

 là tỷ lệ lạm phát tại năm t. Lạm phát cao sẽ làm lãi suất có xu hướng

tăng, vì vậy tác động đến nguồn cung tín dụng.

là đặc điểm ngân hàng i tại năm t, bao gồm các đặc điểm về thanh khoản,

quy mơ và vốn. Ngân hàng nhỏ, tính thanh khoản kém, vốn yếu thì gặp nhiều khó khăn hơn khi cố gắng giảm thiểu tác động của CSTT bao gồm cả việc tụt giảm tiền gửi huy động. Vì vậy, các ngân hàng này phản ứng mạnh mẽ hơn khi CSTT thay đổi so với một ngân hàng có đặc tính tốt hơn.

l là độ trễ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Trong nghiên

cứu này chúng ta xem xét tác động của CSTT lên nguồn cung tín dụng với độ trễ là 1 năm.

Giả định của nghiên cứu này là tất cả các ngân hàng đối mặt với nhu cầu vay vốn

đồng nhất. Việc xác định sự thay đổi nguồn cung tín dụng có thể được xác định với phương trình trên bởi vì sự thay đổi lãi suất tác động lên các ngân hàng với những đặc điểm khác nhau sẽ tạo ra phản ứng khác nhau về nguồn cung tín dụng của các ngân hàng này.

Mơ hình trên được ước tính với tất cả ba đặc điểm ngân hàng (đặc điểm thanh khoản, đặc điểm quy mô, và đặc điểm vốn) cùng một lúc và với các kết hợp giữa ba đặc điểm này với các biến vĩ mô (lãi suất cơ bản, GDP thực, và tỷ lệ lạm phát) một cách lần lượt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 43 - 45)