Định hướng trong điều hành công cụ lãi suất của Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 53 - 55)

2.2.2 .2Thu thập và xử lý số liệu

3.1 Định hướng trong điều hành công cụ lãi suất của Ngân hàng nhà nước

3.1 Định hướng trong điều hành công cụ lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Việt Nam

Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là ổn định, lạm phát được kiềm chế ở mức 6,81%, các cân đối về tiền tệ, tín dụng, tài chính được kiểm sốt, thị trường ngoại hối và tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng. Nhưng nền kinh tế vẫn còn đứng trước thách thức, nguy cơ lạm phát quay trở lại, do một số yếu tố tác động đến. Đó là: hiệu quả đầu tư, năng suất lao động còn thấp so với các nước và việc cải thiện còn chậm; áp lực của nền kinh tế phải nới lỏng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để góp phần xử lý hàng tồn kho, thị trường bất động sản; việc thực hiện lộ trình giá thị trường của các doanh nghiệp giữ vị thế độc quyền (xăng dầu, điện, nước); giá cả hàng hóa thế giới có thể tăng lên khi các nền kinh tế lớn nới lỏng CSTT nhằm kích thích nền kinh tế; nếu tỷ giá không ổn định và nhập siêu trở lại, sẽ làm xuất hiện “nhập khẩu lạm phát”.

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế thế giới năm 2013 được dự báo cịn khó khăn nhưng nhiều khả năng sẽ có những chuyển biến tích cực hơn so với năm 2012. Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 đạt khoảng 3,9% (năm 2012 dự báo tăng khoảng 3,5%), trong đó các nước phát triển tăng 2%, các nước mới nổi và đang phát triển tăng 6%.

Tuy nhiên, những khó khăn thách thức cịn rất lớn. Nợ cơng cao và thâm hụt ngân sách ở châu Âu chưa được giải quyết triệt để, tiềm ẩn rủi ro tác động xấu đến sự phát triển khu vực và thế giới, tâm lý không ổn định của các nhà đầu tư. Những diễn biến xung đột chính trị cục bộ khu vực, thiên tai, dịch bệnh là những yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế thế giới và của nước ta.

Ngoài áp lực lạm phát tăng, bất ổn kinh tế vĩ mơ vẫn cịn lớn, thị trường tiền tệ chưa thực sự ổn định, lãi suất cho vay tuy giảm nhưng vẫn cịn cao, nợ xấu có xu hướng

gia tăng. Việc thực hiện các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ sẽ gây những khó khăn nhất định đối với tăng trưởng kinh tế. Thị trường tiêu thụ gặp khó khăn do sức mua chưa được phục hồi mạnh; việc mở rộng xuất khẩu ở các thị trường lớn như Châu Âu,... gặp nhiều khó khăn do các nền kinh tế này tăng trưởng chậm, thậm chí có thể rơi vào suy thối và phải cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu khác, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong tiếp cận vốn tín dụng, hàng tồn kho cao, thị trường bất động sản giảm mạnh.

Trong bối cảnh khó khăn chung và những diễn biến phức tạp khó lường của thế giới hiện nay, nhưng với điều kiện chính trị, xã hội ổn định, nước ta vẫn có thể phát huy những tiềm năng, lợi thế của một nước đi sau, đang trong q trình cơng nghiệp hóa với nền nơng nghiệp giàu tiềm năng sản xuất và xuất khẩu hàng nơng sản; có điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài và thị trường nội địa phát triển nhanh. Do vậy, theo Nghị quyết Về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 đã được Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI thông qua, xác định: phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh. Trong 2-3 năm đầu Kế hoạch tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng ở mức hợp lý và tiến hành khởi động mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, 2-3 năm tiếp theo bảo đảm hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững, hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Cụ thể, một số chỉ tiêu kinh tế như: tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm tăng khoảng 6,5%-7%; tỷ trọng đầu tư toàn xã hội khoảng 33,5%-35% GDP; giảm dần nhập siêu từ năm 2012 và phấn đấu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị đến năm 2015 dưới 4%; thu nhập thực tế của dân cư đến năm 2015 gấp 2-2,5 lần so với năm 2010.

Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, thực hiện đồng bộ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước và từng địa phương, đơn vị cơ sở, sản phẩm chủ

yếu, với tầm nhìn dài hạn và có lộ trình cụ thể. Cần tập trung thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế trong 3 lĩnh vực quan trọng là cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính; cơ cấu lại doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước, ngay từ năm 2012 chuẩn bị các điều kiện để từ năm 2013 đến năm 2015 tạo được chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản, có hiệu quả rõ rệt. Cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường vàng và ngoại tệ, khắc phục tình trạng đơ la hóa; kiểm sốt chặt chẽ nợ cơng, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, vay trả nợ nước ngoài, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, thị trường chứng khốn và các nguồn vốn nóng khác.

Tiếp tục kiên trì kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị sức mua đồng tiền. Thực hiện chính sách tiền tệ với mục tiêu hàng đầu là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt để bảo đảm tương thích giữa tăng tổng phương tiện thanh tốn, tăng dư nợ tín dụng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng. Giảm dần tỷ lệ huy động vốn đầu tư từ tín dụng ngân hàng, đẩy mạnh kênh huy động vốn qua thị trường chứng khốn và các định chế tài chính khác.

Để thực hiện có kết quả theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015, phù hợp với bối cảnh, tình hình kinh tế ở thế giới và trong nước, công tác điều hành cơng cụ lãi suất và hoạt động tín dụng cần thực hiện những giải pháp sau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của công cụ lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 53 - 55)