Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã nhận thức được vai trò quan trọng của phương thức lãnh đạo đối với sự thành công của cách mạng. Thời gian qua, tuy đất nước đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc đòi hỏi Đảng phải ln tự hồn thiện, tự đổi mới để hồn thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh. Để thực hiện nhiệm vụ này, cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp sau:
Một là, trong công tác tuyển chọn, đề bạt cán bộ cần chú trọng yếu tố đức độ và tài năng. Cần coi thi tuyển là một công cụ giúp lựa chọn được người cơng chức có năng lực, kết hợp với kết quả đánh giá nhân cách trong q trình cơng tác mà bố trí cán bộ cho phù hợp; đối với những chức vụ quan trọng cần lấy ý kiến một cách rộng rãi trong nhân dân. Việc đánh giá cần tiến hành một cách thận trọng, cơng khai, dân chủ.
Hai là, thực hiện việc phê bình và tự phê bình trong Đảng một cách cơng khai, dân chủ, để mỗi công chức phát huy tinh thần trách nhiệm, nêu cao tinh thần đoàn kết, chân thành giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm. Từ đó, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên.
Ba là, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tiến hành phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tập thể và của từng cá nhân; đồng thời, phát
huy quyền giám sát, quyền thông tin trong bầu cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm. Bốn là, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát đối với công chức. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI khẳng định: “Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, trước hết là công tác kiểm tra của các cấp ủy đảng. Kiểm tra phải có chương trình, kế hoạch, được xây dựng thành chế độ và đem lại hiệu quả thiết thực”. Cần nghiên cứu thành lập lực lượng giám sát riêng, đồng thời phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơng chức thơng qua nhiều hình thức. Giám sát phải thực sự là một trong những cơng cụ hiệu quả góp phần triệt tiêu cơ hội dẫn đến hành vi phi đạo đức.
Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải đặt trong mối quan hệ thống nhất giữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng với kiện tồn bộ máy chính quyền và được tiến hành đồng thời với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, phát huy năng lực của các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm làm rõ mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với quản lý của Nhà nước, tạo nên tính năng động, sáng tạo trong hoạt động quản lý nhưng vẫn đảm bảo được tính thống nhất trong thực hiện mục tiêu của Đảng đề ra.
Tập trung xây dựng con người mới, nêu cao giá trị đạo đức truyền thống, nhận thức về lý tưởng, mục tiêu xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Đảng ta khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”(10), đồng thời đề ra tiêu chuẩn tương đối tồn diện về người cán bộ, cơng chức. Nhưng cho đến nay, cơng tác này vẫn cịn nhiều hạn chế, nhất là trong thời kỳ nước ta đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng
hồn thiện chiến lược về con người, xây dựng con người mới, hiện đại và mang đậm văn hóa dân tộc, để con người thực sự là "trung tâm của phát triển bền vững”. Trong đó, xây dựng và hoàn thiện bức tranh toàn cảnh về người cơng chức có năng lực cao, bản lĩnh chính trị vững vàng cùng với phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người cộng sản là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất.
Một là, tăng quyền tự quyết của chính quyền địa phương trong xác định biên chế, xây dựng đội ngũ công chức năng động, tinh gọn, hoạt động kiêm nhiệm. Đồng thời, tăng quyền tự quyết trong hoạt động thu chi ngân sách trên cơ sở những đặc thù của địa phương về kinh tế, địa lý, dân số.v.v… Giao cho chính quyền địa phương một số quyền tự quyết về việc xây dựng thang bảng lương của công chức trong mối quan hệ với tốc độ phát triển kinh tế đặc thù của địa phương trên cơ sở xác định tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm của cơng chức.
Hai là, tăng cường xã hội hóa hoạt động cung cấp dịch vụ công, chuyển giao một số dịch vụ công cho tổ chức, cá nhân đảm nhận. Từ đó góp phần giảm áp lực lên cơ quan nhà nước, tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động cung cấp dịch vụ cơng, phát huy tính năng động, sáng tạo của các thành phần kinh tế, vừa giúp gia tăng chất lượng dịch vụ vừa chủ động tăng thêm nguồn thu ngân sách và tổng quỹ lương trả cho công chức.
Với một chính sách lương phù hợp sẽ khuyến khích cán bộ lãnh đạo quản lý ln phấn đấu vươn lên hồn thành nhiệm vụ. Vì “nếu cuộc sống q khó khăn thiếu thốn thì con người dễ bị tha hố. Nhưng điều kiện vật chất đã được nâng cao, con người vẫn dễ bị tha hố nếu con người khơng xác định đúng lý tưởng sống, khơng có khả năng chế ngự và làm chủ dục vọng bản thân”. Do đó, bên cạnh việc cải thiện đời sống vật chất cho công chức cần tập trung nâng cao nhận thức lý tưởng, mục tiêu phấn đấu của bản thân người cán bộ.
Nhìn chung, có thể tóm gọn lại những giải pháp để nâng cao văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của quận như sau:
Thứ nhất, Xây dựng quy chế công vụ, đạo đức công chức làm cơ sở cho hoạt động của các cán bộ lãnh đạo quản lý. Văn hóa chính trị thể hiện qua ý thức đạo đức của mỗi người cán bộ, công chức trong hoạt động cơng vụ. Vì vậy, cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất để điều chỉnh hoạt động công vụ, trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ, công chức, nhất là trách nhiệm với nhân dân.
Thứ hai, cần xây dựng nghị định về trách nhiệm giải trình của cán bộ lãnh đạo quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Mỗi cán bộ, công chức và người lãnh đạo, quản lý phải có trách nhiệm trước các hành vi của mình. Giải trình được xem là tất yếu khi chúng ta muốn xây dựng nền hành chính hiệu quả, vì dân phục vụ. Mỗi cán bộ lãnh đạo quản lý trong khi thi hành công vụ cần ý thức về trách nhiệm của mình trong mọi hoạt động được giao, thực chất đó là gánh vác trách nhiệm do nhân dân giao phó.
Thứ ba, cần nâng cao thu nhập của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhắm giúp cán bộ Đảng viên n tâm cơng tác và cống hiến sức mình cho nhà nước.
Thứ tư, để góp phần nâng cao văn hóa chính trị và đạo đức cho mỗi người cán bộ, công chức cần đặc biệt quan tâm, chú trọng đến công tác giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất cho cán bộ, công chức, đề cao trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, giữ gìn lối sống giản dị, trong sạch, tơn trọng và tận tụy phục vụ nhân dân. Đây phải được xem là những tiêu chí đánh giá cán bộ, cơng chức trong q trình thực thi cơng vụ. Những tiêu chí này cần phải được cụ thể hóa trong các văn bản pháp quy. Mỗi cá nhân cần phải xem đây là điều kiện cần thiết và tất yếu để họ trở thành cán bộ, công chức trong nền công vụ.
Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức nhằm mục tiêu xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả. Trong đó, đặc biệt chú trọng nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công
vụ, phịng chống tiêu cực trong cơng tác quản lý công chức, viên chức. Đảm bảo yêu cầu minh bạch hóa trong mọi khâu của quá trình tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, biệt phái, miễn nhiệm... đối với công chức, viên chức.
Đồng thời, cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về trình tự, thủ tục bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, trong đó làm rõ các tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước, bảo đảm sự thống nhất giữa quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác này, tạo thuận lợi cho công tác bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, hạn chế tiêu cực.
Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong mọi hoạt động của cán bộ, cơng chức nhà nước, có biện pháp xử lý nghiêm đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật, nhất là những hành vi vi phạm đạo đức người cán bộ, công chức.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở dự báo xu hướng những nhân tố tác động đến văn hố chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của quận Bình Thuỷ thành phố Cần Thơ trong thời gian tới và những hạn chế, bất cập đang đặt ra về văn hố chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của quận Bình Thuỷ thành phố Cần Thơ hiện nay, luận văn đề xuất phương hướng cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao văn hố chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của quận Bình Thuỷ thành phố Cần Thơ thời gian tới. Những giải pháp này phải được thực hiện đồng bộ vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau, chi phối nhau. Vì vây, trong thực tế tuỳ theo thời gian cụ thể với những điều kiện cụ thể mà xác định vị trí ưu tiên cho một giải pháp nào đó như đã phân tích và luận giải ở trên.
KẾT LUẬN
Sự nghiệp đổi mới của Đảng nhân dân cách mạng Việt Nam được bắt đầu từ Đại hội đại biểu năm 1986 của Đảng. Đại hội đã đề ra một cuộc cách mạng sâu sắc, tồn diện và triệt để nhất, khơng chỉ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế mà cả trong lĩnh vực tư tưởng và văn hoá nhằm đổi mới cả đời sống vật chất - tinh thần trong xã hội. Việc xác lập văn hố chính trị xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân thực chất là biểu hiện sự phù hợp giữa chính trị nhân văn hướng tới cái đích chân, thiện, mỹ với tính tất yếu khách quan của sự phát triển xã hội, phù hợp với lợi ích của đơng đảo quần chúng nhân dân. Việc hình thành văn hố chính trị ở Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng nhằm thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng và nhân dân lao động các bộ tộc hiện nay và tương lai.
Sự phát triển của xã hội loài người đang diễn ra với xu hướng khá rõ nét: lấy mục đích nhân đạo, nhân văn, nhân bản làm định hướng lý tưởng. Do đó, nhu cầu nhận thức và hoạt động thực tiễn liên quan đến các hiện tượng văn hoá ngày càng phân chia văn hoá ra thành nhiều loại: văn hoá đạo đức, văn hố đảng, văn hố pháp quyền, văn hố chính trị, văn hố tư duy, văn hố giao tiếp… Xuất phát từ đường lối đổi mới của Đảng ngày càng đi vào chiều sâu, hơn nữa trong q trình dân chủ hố nhằm từng bước hình thành dân chủ xã hội chủ nghĩa, văn hóa chính trị đóng một vai trị quan trọng.
Chính trị là lĩnh vực quan hệ đến hàng triệu, hàng triệu con người, do vậy, những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp, những cán bộ lãnh đạo chính trị là những người đảm đương công việc thật sự quan trọng và to lớn. Họ phải có hệ thống giá trị như tài năng, phẩm chất, đạo đức và sự tận tụy quên mình vì mọi người, vì sự tiến bộ xã hội để được mọi người hưởng ứng và tự nguyện đi theo. Những nhà lãnh đạo là người dẫn dắt nhân dân, tổ chức và thay đổi cuộc sống theo đường lối của Đảng. Lãnh đạo thật sự là một cơng
việc khó khăn, nhọc nhằn và đầy thử thách. Họ phải biết cổ vũ và đấu tranh cho chân, thiện, mỹ, chống lại cái ác, cái xấu, biết hoàn thành sứ mệnh của tổ chức và đáp ứng đúng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Đảng nhân Cộng Sản Việt Nam đang quyết tâm đổi mới và trưởng thành.
Thực tiễn chính trị thế giới ngày càng mở rộng và phức tạp, sự nghiệp cách mạng của Đảng càng trở nên nặng nề và đang đặt ra cho thế hệ những người lãnh đạo nhiều thử thách nhưng đồng thời cũng đầy những hứng thú, say mê. Người cán bộ lãnh đạo phải nỗ lực không ngừng vươn lên về mọi mặt để hồn thiện mình nhằm thực hiện thành cơng sứ mệnh cao cả.
Ở thành phố Cần Thơ mà cụ thể là quận Bình Thuỷ hiện nay, nâng cao văn hố chính trị của người cán bộ lãnh đạo là một điều kiện, một biện pháp cực kỳ quan trọng để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và năng lực quản lý của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thể đánh giá một xã hội bằng tấm gương của những người lãnh đạo.
Phương hướng nhằm xây dựng và phát triển văn hố chính trị Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ (quận Bình Thuỷ) nói riêng là phát huy truyền thống văn hóa chính trị u nước và tiến bộ của nhân dân các dân tộc Việt Nam, kết hợp với tinh hoa văn hóa của nhân loại, dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và những kinh nghiệm đổi mới ở Việt Nam trong thời kỳ vừa qua; Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước; Phát huy vai trị làm chủ của các đồn thể chính trị xã hội, kiện tồn đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các cấp trên cơ sở tiêu chuẩn hóa các bộ, hướng văn hóa chính trị phục vụ nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân tham gia ngày càng nhiều hơn vào hoạt động chính trị, đấu tranh chống lại các quan điểm và tư tưởng sai trái với đường lối của Đảng; Xây dựng môi trường văn hố lành mạnh, trước hết là văn hóa trong Đảng, tạo điều kiện cho văn hóa chính trị phát triển.
là sự quán triệt tư tưởng, đường lối của Đảng. Người cán bộ lãnh đạo phải có năng lực mới, phẩm chất mới. Chủ thể này phải nâng cao trình độ văn hố chính trị, giữ vững truyền thống dân tộc, truyền thống anh hùng của thành phố Cần Thơ Trên cơ sở này, cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp về nâng cao nhận thức chung của xã hội, cải cách hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước; đổi mới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ lãnh đạo. Thêm vào đó cần nâng cao thu nhập của cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo quản lý nói riêng. Đây là những giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách, góp phần củng cố và xây dựng VHCT ở quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ góp phần cống hiến cho nước Việt Nam ngày càng vững mạnh./.