Theo Lê Thị Anh (Học viện báo chí và tuyên truyền) trong bài đăng trên tapchicongsan.org, bà cho rằng lịch sử văn hóa Việt Nam đã trải qua 3 lần tiếp biến. Lần thứ nhất là thời kỳ tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc... trong thời cổ, trung đại để làm giàu thêm văn hóa bản địa. Những yếu tố văn hóa nước ngồi thời kỳ này có ảnh hưởng khá sâu sắc, tồn diện theo 2 con đường: cưỡng bức và hịa bình. Dù theo con đường nào, chúng ta vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa ngoại nhập làm giàu có và phong phú thêm văn hóa dân tộc. Lần thứ hai là từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945, chủ yếu là ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Đây là cuộc “ép dun” văn hóa Đơng - Tây, song cũng là một tất yếu lịch sử của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa. Sau khi cơ bản bình định xong các phong trào yêu nước, chính quyền thực dân Pháp ồ ạt du nhập văn hóa chính quốc vào thuộc địa với những ý đồ có lợi cho chủ nghĩa thực dân. Sự du nhập này, lập tức bị nền văn hóa bản địa phản kháng mạnh mẽ như một lẽ tự nhiên. Song, cũng có khơng ít tinh hoa của văn hóa phương Tây đã được chúng ta tiếp thu. Lần thứ ba là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Luồng văn hóa từ phương Tây vào Việt Nam góp phần làm thay đổi diện mạo văn hóa nước nhà. Những năm gần đây, văn hóa nước ngồi đã và đang xâm nhập một
cách ồ ạt vào Việt Nam. Chủ thể đón nhận những làn sóng văn hóa ngoại nhập một cách hồ hởi nhất chủ yếu là tầng lớp trẻ - thế hệ tương lai của đất nước. Việc tiếp thu văn hóa nước ngồi một cách thụ động, thiếu chọn lọc, thiếu “gạn đục khơi trong” đang để lại những hậu quả khó lường. Bản chất của văn hóa là hướng tới chân - thiện - mỹ, ngày càng tồn diện và có tính quốc tế hơn. Song trong q trình lịch sử của mình, văn hóa cịn có những “bước lùi”, mà một trong những “bước lùi” đó chính là mặt trái của q trình tiếp nhận văn hóa nước ngồi, là nhận thức và thái độ chưa đúng của người Việt Nam đối với văn hóa truyền thống.
Đặc biệt, trong giai đoạn nền chính trị thế giới đang bước vào giai đoạn khó khăn với nhiều mâu thuẫn giữa các cường quốc trên thế giới. Thêm vào đó là sự tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực đã tạo nên sự bất ổn đối với nền chính trị nước nhà. Lợi dụng sự phát triển của khoa học kĩ thuật khi người dân có thể tiếp cận nhiều nguồn thơng tin khác nhau trên toàn thế giới cũng như sự ảnh hưởng bởi văn hoá ngoại lai, một số đối tượng đã thực hiện những hành vi xuyên tạc, chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo cho người dân đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo, quản lý những người có trình độ và khả năng tiếp cận văn hố nước ngồi những suy nghĩ lệch lạc về Đảng và nhà nước.
Trên mặt trận tư tưởng, điều tai hại nhất là những thế lực thù địch sử dụng các tác nhân văn hóa, văn nghệ có nội dung xấu với âm mưu, thủ đoạn bôi nhọ chế độ, phá hoại cách mạng… thông qua hệ thống internet và các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, khiến một số người do thiếu bản lĩnh, thiếu trình độ nên chịu ảnh hưởng không nhỏ của những tư tưởng độc hại. An ninh chính trị, an ninh văn hóa đang đặt ra những vấn đề cấp bách. Nhiều quan điểm sai trái, phản động, trong đó có quan điểm sai trái trong văn học - nghệ thuật, trong đời sống chính trị sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng tai hại.
Hiện nay song song với sự hội nhập văn hóa là q trình tồn cầu hóa. Tồn cầu hóa giúp cho đất nước tiến gần hơn đến thế giới, có nhiều hơn cơ hội để xây dựng và phát triển. Cùng với những cơ hội để phát triển kinh tế, tồn cầu hóa cịn giúp cho người dân học hỏi những tinh hoa của các nền văn hóa khác nhau cũng như sự văn minh của các nước phát triển.
Quận Bình Thủy là một trong những quận đang phát triển của thành phố Cần Thơ, nhờ vào sự phát triển kinh tế, người dân đang có cơ hội tiếp cận với những thông tin từ nhiều nguồn đặc biệt là từ các trang thông tin quốc tế. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của thông tin cũng như sự ảnh hưởng lớn từ tồn cầu hóa, có thể khiến cho người dân quận Bình Thủy vốn là những người nơng dân chất phát bị “nhiễu thơng tin”, gây ảnh hường đến tính chất mà thơng tin muốn truyền tải.
Tồn cầu hóa với sự lũng đoạn của CNTB toàn cầu cũng đặt chế độ chính trị Việt Nam trước những thách thức khơng nhỏ như nguy cơ chệch hướng XHCN, nguy cơ diễn biến hòa bình và tự diễn biến trong Đảng, nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nguy cơ khơng kiểm sốt và xử lý được hàng loạt vấn đề xã hội nảy sinh trong bối cảnh diễn biến quốc tế và trong nước phức tạp.