Tri thức chính trị là một trong những lĩnh vực cơ bản của tri thức xã hội nói chung. Nếu tri thức của xã hội lồi người nói chung là sự hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên, xã hội, thì tri thức chính trị là tồn bộ sự hiểu biết có hệ thống của con người về đời sống chính trị.
V.I.Lênin đã từng nói: Người mù chữ đứng ngồi chính trị. Nghĩa là, phải có trình độ hiểu biết nhất định về học vấn chính trị từ đó quan tâm và thơng qua thực tiễn hoạt động chính trị mới hình thành kinh nghiệm chính trị.
Khơng có tri thức chính trị chung chung, tri thức chính trị bao giờ cũng gắn liền với nhận thức của chủ thể chính trị là đảng phái hay giai cấp. Tri thức chính trị bao giờ cũng hướng tới bảo vệ lợi ích đảng phái hay giai cấp nhất
định. Tri thức chính trị chính là q trình nhận thức, hiểu biết bản chất của sự vật, hiện tượng khách quan trong đời sống chính trị được thể hiện thơng qua trình độ học vấn về lý luận chính trị và kinh nghiệm thực tiễn chính trị.
Tri thức chính trị bao gồm toàn bộ những quan hệ bên trong giữa hai lĩnh vực cơ bản đó là: Học vấn chính trị và kinh nghiệm chính trị. Hai lĩnh vực cơ bản này quan hệ biện chứng, thống nhất và tác động qua lại lẫn nhau tạo nên cấu trúc của tri thức chính trị.
Tri thức chính trị bao gồm học vấn về chính trị và kinh nghiệm về chính trị. Học vấn chính trị là hệ thống kiến thức về các quan điểm chính trị, hệ tư tưởng chính trị, lý thuyết xây dựng các thể chế, khoa học và thuật thực thi chính trị, các lý thuyết về cơng nghệ chính trị của con người. Kinh nghiệm chính trị được đúc rút từ thực tiễn hoạt động chính trị. Kinh nghiệm chính trị và học vấn chính trị hồ quyện vào nhau tạo thành sức mạnh chính trị, định hướng quan hệ của chủ thể trong hệ thống chính trị. Tri thức chính trị là sự thống nhất hữu cơ giữa tri thức khoa học cơ bản và tri thức kinh nghiệm chính trị. Tri thức khoa học cơ bản càng đạt tới tính khách quan bao nhiêu, càng có vai trò to lớn là cơ sở lý luận, mở đường cho những hoạt động chính trị bấy nhiêu. Tri thức kinh nghiệm là sự hiểu biết, sự khôn ngoan và sự từng trải được tích luỹ qua thực tiễn chính trị sẽ góp phần làm sáng tỏ tri thức lý luận, khắc phục những hành động chủ quan, duy ý chí của các chủ thể chính trị. Trong hai nhân tố biểu hiện của tri thức chính trị, nếu xét trong tính bản chất và tính khuynh hướng thì trình độ học vấn về chính trị có vị trí chi phối. Nó có vai trị khái qt kinh nghiệm chính trị để nâng lên tầm của cái phổ biến. Nó vạch ra được nhân tố mang tính bản chất và quy luật ẩn giấu đằng sau những tri thức kinh nghiệm chính trị đã được tích luỹ.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay, để nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ và năng lực lãnh đạo của Đảng, một trong những yêu cầu đó là:“Đổi mới cơng tác giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng trong Đảng,
trước hết cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt các cấp; đổi mới nội dung, phương pháp học tập và giảng dạy trong hệ thống trường chính trị, nâng cao tính thiết thực và hiệu quả của chương trình”.
Để thực hiện được yêu cầu đó phải khơng ngừng nâng cao tri thức chính trị, trước hết là cho đội ngũ giảng viên của trường chính trị. Bởi vì đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý là nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở địa phương, cơ sở.
Trước những yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ đổi mới đất nước về chiều sâu, thời cơ và thách thức đan xen nhau trong xu thế tồn cầu hố, hội nhập và hợp tác, tình hình chính trị - xã hội đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố khó lường, thì việc nâng cao tri thức chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là yêu cầu bức thiết và cấp bách hơn lúc nào hết.