Yếu tố về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Ths CTH văn hoá chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý quận bình thủy, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 30 - 33)

Cần Thơ là thành phố lớn, hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời là một đô thị loại 1, thành phố trực thuộc Trung ương, đứng thứ 2 ở miền Nam sau TP.Hồ Chí Minh và là Thành Phố lớn thứ 5 Việt Nam sau Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Hải Phịng. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng phát triển với những thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Đến Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong Dinh. Sau năm 1975, tỉnh Phong Dinh, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Chương Thiện hợp nhất để thành lập tỉnh Hậu Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ. Đến cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ tỉnh Cần Thơ. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang.

Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sơng Mê Kơng và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí

Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách thành phố Rạch Giá gần 120 km, cách biển khoảng hơn 80 km theo đường nam sông Hậu (quốc lộ 91C). Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38" - 105050’35" kinh độ Đông và 9055’08" - 10019’38" vĩ độ Bắc, trải dài trên 60 km dọc bờ Tây sơng Hậu. Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đơng giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Diện tích nội thành là 53 km². Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích tồn vùng và dân số vào khoảng 1.400.200 người, mật độ dân số tính đến 2015 là 995 người/km² [4].

Thành phố Cần Thơ nằm tồn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sơng Mê Kông bồi đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dịng sơng Hậu. Địa chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua q trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 mét có hai loại trầm tích là Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với Độ cao trung bình khoảng 1 - 2 mét dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và sơng Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đơng bắc sang phía tây nam.Bên cạnh đó, thành phố cịn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập. Thành phố Cần Thơ có 3 dạng địa hình chính là Địa hình ven sơng Hậu hình thành dải đất cao là đê tự nhiên và các cù lao ven sơng Hậu.

Ngồi ra do nằm cạnh sơng lớn, Cần Thơ có mạng lưới sơng, kênh, rạch khá chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ. Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, khơng có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28 °C,

số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2h, lượng mưa trung bình năm đạt 2000mm. Độ ẩm trung bình năm dao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm [4].

Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra 1 hệ thống nơng nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích tồn thành phố, mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp.

Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sơng Hậu, đi qua các quận Ơ mơn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sơng Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 - 700 m, độ sâu 10 - 12 m nên có khả năng tiêu, thốt nước rất tốt. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ cịn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đường thủy. Các sông rạch lớn khác là sơng Bình Thủy, sơng Trà Nóc, sơng Ơ Mơn, sơng Thốt Nốt, kênh Thơm Rơm và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất [4].

Bình Thủy là một quận nội thành của thành phố Cần Thơ, Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Giáp ranh quận Ninh Kiều. Quận Bình Thủy là quận có quy mơ kinh tế quan trọng của TP.Cần Thơ gồm cảng lớn,2 khu công

nghiệp và sân bay quốc tế Cần Thơ. Ngồi ra quận có một hệ thống sơng rạch chi chít, sơng liền sơng, vườn nối vườn. Với môi trường xanh, sạch, đẹp cùng với việc bảo tồn những nét văn hố đặc trưng, truyền thống, du lịch Bình Thủy mang một sắc thái riêng, độc đáo và hấp dẫn.

Ban đầu, Bình Thủy chỉ là tên một thơn và sau đó là làng thuộc địa bàn tỉnh Cần Thơ cũ. Đến năm 1906, làng Bình Thủy đổi tên thành làng Long Tuyền và sau năm 1956, làng Long Tuyền lại đổi thành xã Long Tuyền. Từ đó, địa danh Bình Thủy chỉ cịn được dùng để chỉ tên một ngôi chợ và tên vùng đất quanh khu vực gần cầu Bình Thủy và Đình Bình Thủy (lúc bấy giờ cịn gọi là Long Tuyền Cổ miếu). Tuy nhiên, dưới thời Việt Nam Cộng hòa, địa danh Bình Thủy lại được sử dụng nhiều để chỉ tên gọi các phi trường và khu vực căn cứ quân sự ở vùng đất này.

Sau năm 1975, xã Long Tuyền được tách ra để thành lập mới phường Bình Thủy. Trong giai đoạn 1975-2003, Bình Thủy chỉ là tên một phường thuộc thành phố Cần Thơ (lúc bấy giờ còn là thành phố trực thuộc tỉnh). Từ năm 2004, khi Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc trung ương, địa danh Bình Thủy chính thức được dùng cho cả hai đơn vị hành chính: phường Bình Thủy và quận Bình Thủy. Hiện nay, trung tâm hành chính quận Bình Thủy được đặt ở phường Bình Thủy.

Một phần của tài liệu Ths CTH văn hoá chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý quận bình thủy, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w