Kiến nghị chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 58 - 61)

5.3.1. Đối với các ngân hàng

Dựa trên kết quả nghiên cứu ở trên, tác giả có một số kiến nghị chính sách đối với các nhà quản lý của ngân hàng như sau:

Tăng cường siết chặt kiểm soát hoạt động cho vay và nghiên cứu các phương án giải quyết nợ xấu

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cho vay khách hàng có mối tương quan nghịch với hiệu quả hoạt động (ROA và ROE). Nguyên nhân có thể là do các ngân hàng đã cho vay những khách hàng có tình hình tài chính xấu, do đó đã phải gánh chịu tổn thất do nợ xấu (trích lập dự phịng nợ xấu) nên làm giảm lợi nhuận. Do đó, để tăng chất lượng của các khoản cho vay, các ngân hàng cần phải siết chặt kiểm soát hoạt động cho vay, đặc biệt là quy trình thẩm định tín dụng của khách hàng, xét duyệt cho vay. Đồng thời, các ngân hàng cần ban hành quy định về đạo đức nhân viên ngân hàng để đảm bảo các nhân viên làm việc vì lợi ích chung của ngân hàng thay vì tư lợi riêng. Trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán, Bộ Tài chính có ban hành chuẩn

mực đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm toán viên và người hành nghề kế tốn (2005). Trong khi Bộ tại chính khơng có quy định tương tự cho ngành ngân hàng, các ngân hàng cần phải chủ động ban hành các quy định về đạo đức nhân viên ngân hàng để áp dụng nội bộ hoặc cho hiệp hội các ngân hàng. Một khi hoạt động cho vay được kiểm soát chặt chẽ và đạo đức của nhân viên được nâng cao thì nguy cơ phát sinh nợ xấu sẽ ít, do đó góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Đồng thời, với mức nợ xấu tồn đọng của các năm trước, các ngân hàng cần phải nghiên cứu các phương án giải quyết nợ xấu. Một trong những phương án phù hợp là ngân hàng có thể chuyển các khoản vốn cho vay khó có khả năng (hoặc chậm) thu hồi thành vốn chủ sở hữu để trở thành cổ đông của bên đi vay. Đây là bước cần thiết để ngân hàng có thể tham gia vào hội đồng quản trị của các doanh nghiệp, qua đó tham gia cải tiến bộ máy tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn trong tương lai. Khi đó, ngân hàng có thể có những khoản thu nhập cao hơn.

Tăng cường hiệu quả của hoạt động huy động vốn và cho vay

Hoạt động huy động vốn và cho vay là hoạt động chính của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận gộp từ hoạt động cho vay có mối tương quan thuận với ROA và ROE của các ngân hàng. Các ngân hàng cần tránh việc chạy theo lãi suất để huy động tiền gửi với lãi suất cao và cho vay với lãi suất thấp vì điều này sẽ làm giảm lợi nhuận gộp từ hoạt động cho vay. Thay vào đó, các ngân hàng có thể tăng cường các dịch vụ tiện ích cho khách hàng để cạnh tranh thu hút tiền gửi của khách hàng và cho vay khách hàng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thu nhập từ các hoạt động ngoài huy động vốn và cho vay cũng có mối quan tương quan thuận với ROA và ROE, mặc dù tỷ trọng của các khoản thu nhập này trong tổng thu nhập của ngân hàng là không đáng kể. Do đó, việc tăng cường chất lượng các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Tăng cường nghiên cứu và dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô của đất nước

tế và lãi suất thực có mối tương quan thuận với lợi nhuận của ngân hàng. Điều này được lý giải một phần là ngân hàng đã làm tốt công tác dự báo tỷ lệ lạm phát trong tương lai, do đó đã điều chỉnh mức lãi cho vay để đảm bảo doanh thu tăng nhanh hơn chi phí tăng do lạm phát. Việc dự báo tốt các chỉ số kinh tế vĩ mơ của đất nước, trong đó bao gồm lãi suất khơng những mang lại nhiều đóng góp cho đất nước mà cịn góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Nghiêm chỉnh thực hiện chỉ đạo của Chính phủ để góp phần kiềm chế lạm phát

Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận của ngân hàng. Trong khi tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đang giảm đi do ảnh hưởng chung của suy thối kinh tế tồn cầu, các ngân hàng cần nghiêm chỉnh thực hiện chỉ đạo của Chính phủ để góp phần kiềm chế lạm phát, qua đó tăng thu nhập thực của ngân hàng.

5.3.2. Đối với Chính phủ

Đối với chính phủ, một số kiến nghị được tác giả đề xuất như sau:

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát và phát triển kinh tế xã hội

Trong khi ngân hàng có thể tự điều chỉnh lãi suất cho vay để tránh ảnh hưởng của lạm phát thì để tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mơ khác cần có sự can thiệp của Chính Phủ. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang chứng kiến lạm phát cao và giảm tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội so với các năm trước. Điều này đồng nghĩa với lợi nhuận của ngân hàng đang và sẽ tiếp tục giảm nếu các chỉ số này không được cải thiện (giảm lạm phát và tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế). Mặc dù việc giảm lạm phát và đồng thời tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế là mục tiêu khó đạt được, tuy nhiên Chính Phủ cần quán triệt chủ trương và chỉ đạo mạnh mẽ các Bộ, Ban, Ngành cùng phối hợp thực hiện các chính sách để đạt được kết quả tốt nhất.

Tăng cường cải cách hệ thống ngân hàng

Hiện nay Chính phủ đang chủ trương cải cách hệ thống ngân hàng, tác giả kiến nghị Chính phủ cần khẩn trương triển khai đề án này để cải tiến hiệu quả hoạt

động của ngân hàng. Mặc dù kết quả nghiên cứu chưa cho thấy mối tương quan đáng kể giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ sinh lợi trên tài sản và tỷ lệ sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tuy nhiên nhiều nghiên cứu khác trên thế giới cho thấy rằng tăng quy mô ngân hàng sẽ giúp tăng lợi nhuận ngân hàng. Do vậy, xu hướng sáp nhập các ngân hàng với nhau để tăng quy mô là một xu hướng tất yếu để tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, q trình này địi hỏi các ngân hàng lớn, có tình hình tài chính lành mạnh và kết quả hoạt động kinh doanh tốt cần tham gia tiếp quản các ngân hàng yếu kém để đảm bảo hiệu quả hoạt động sau sáp nhập là tăng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)