Kiểm định đa cộng tuyến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 37 - 47)

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.6. Kiểm định đa cộng tuyến

Khi phân tích tương quan, hệ số tương quan giữa các biến cao là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Để phát hiện trường hợp một biến có tương quan tuyến tính mạnh với các biến còn lại của mơ hình, ta sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF- Variance Inflation Factor). Theo quy tắc kinh nghiệm khi VIFj>10 thì mức độ cộng tuyến được xem là cao và khi đó, các hệ số hồi quy được ước lượng với độ chính xác khơng cao.

Dựa vào kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính và hệ số VIF, các biến có hệ số VIF lớn hơn 10 sẽ bị loại ra khỏi mơ hình3 và tiếp tục phân tích hồi quy cho đến khi khơng cịn biến nào có giá trị VIF lớn hơn 10, tức là khơng cịn hiện tượng đa cộng tuyến.

CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ

4.1. Phân tích thống kê mơ tả

Phân tích thống kê mơ tả được thực hiện nhằm mục đích tóm tắt đặc điểm của dữ liệu. Thống kê mơ tả phân tích các chỉ tiêu phổ biến như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất… Kết quả thống kê mơ tả được trình bày ở Bảng 4.1

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến N Range Minimu N Range Minimu m Maximu m Mean Std. Deviation Varian ce Skewness Kurtosis

Statistic Statistic Statistic Statistic Statist ic Std. Error Statistic Statisti c Statist ic Std. Error Statist ic Std. Error SIZE 81 2,60 6,06 8,66 7,66 0,06 0,52 0,27 -0,21 0,27 -0,04 0,53 CA 81 0,47 0,04 0,51 0,12 0,01 0,07 0,01 2,66 0,27 11,02 0,53 LA 81 0,75 0,07 0,82 0,51 0,01 0,13 0,02 -0,14 0,27 0,65 0,53 LQD 81 3,18 0,06 3,24 0,30 0,04 0,34 0,12 8,06 0,27 69,70 0,53 DP 81 0,59 0,18 0,77 0,55 0,01 0,13 0,02 -0,83 0,27 0,36 0,53 NIM 81 5,00 0,00 5,00 1,40 0,17 1,54 2,36 0,48 0,27 -1,29 0,53 NII 81 0,04 0,00 0,04 0,01 0,00 0,01 0,00 1,56 0,27 5,27 0,53 RGDP 81 3,20 5,30 8,50 6,53 0,12 1,07 1,14 0,85 0,27 -0,37 0,53 INF 81 16,00 7,10 23,10 13,30 0,72 6,47 41,89 0,50 0,27 -1,57 0,53 RI 81 9,00 -5,20 3,80 -0,22 0,39 3,47 12,05 -0,30 0,27 -1,58 0,53 ROA 81 3,10 0,00 3,10 0,77 0,09 0,85 0,72 0,60 0,27 -0,86 0,53 ROE 81 44,49 0,01 44,50 8,88 1,16 10,41 108,31 0,91 0,27 0,19 0,53 Valid N (listwise) 81

Trước hết, biến SIZE có giá trị trung bình là 7,66 và độ lệch chuẩn là 51,57% cho thấy sự không tương đồng cao về quy mô của các ngân hàng.

Theo kết quả phân tích thống kê mô tả, biến ROA có giá trị trung bình là 77,06% cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007-2011 là rất cao so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn của biến ROA là rất lớn (84,79%) cho thấy mức độ không tương đồng cao trong hiệu quả sử dụng tài sản giữa các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.

Trong khi đó, giá trị trung bình của ROE (888,23%) là vơ cùng lớn. Độ lệch chuẩn của ROE (1.040,74%) là lớn gấp nhiều lần so với độ lệch chuẩn của ROA, điều này có nghĩa là có sự khác biệt rất lớn trong tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu giữa các ngân hàng (giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của ROE lần lượt là 1% và 4450%). Các kết quả thống kê mô tả của ROE có thể được giải thích là vì vốn chủ sở hữu thường chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Tiền gửi của khách hàng và các khoản vay mới chính là nguồn lực chính tạo ra lợi nhuận của ngân hàng chứ khơng phải vốn chủ sở hữu. Phân tích thống kê mô tả của các biến CA và DP bên dưới sẽ góp phần xác nhận tính đúng đắn của giải thích này.

Biến CA có giá trị trung bình là 11,69% và có độ lệch chuẩn là 7,10%. Hai giá trị này cho thấy đặc điểm chung của các ngân hàng là vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với tổng tài sản của ngân hàng và có sự tương đồng giữa các ngân hàng về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản.

Trong khi đó, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của biến DP lần lượt là 54,81% và 12,67%. Kết quả phân tích cho biết nguồn lực chính để tài trợ cho các tài sản của ngân hàng là tiền gửi của khách hàng (giá trị trung bình của biến DP lớn hơn 50%) và đây cũng chính là đặc điểm chung của ngành ngân hàng (độ lệch chuẩn của biến DP thấp).

Tiếp theo, phân tích thống kê mơ tả cho thấy biến LA có giá trị trung bình là 51,22% và độ lệch chuẩn là 13,25%. Giá trị trung bình của LA cho biết được rằng phần lớn tài sản của ngân hàng là các khoản cho vay khách hàng (khoản đầu tư).

Đây chính là nguồn lực tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, tuy nhiên nó cũng là rủi ro làm phát sinh nợ xấu (do quy trình cho vay khơng được kiểm soát chặt chẽ, hoặc do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hoặc mơi trường kinh tế nói chung, hoặc vì lý do khác). Khoảng biến thiên của LA lớn (từ 7% đến 82%) cho thấy sự không đồng đều giữa các ngân hàng trong việc đầu tư dưới hình thức cho vay khách hàng.

Đại diện cho tính thanh khoản, giá trị trung bình của biến LQD nhỏ (29,72%) cho thấy các ngân hàng có khả năng thanh khoản thấp. Tuy nhiên, do đặc điểm của ngân hàng nên mặc dù giá trị trung bình của LQD nhỏ nhưng đây khơng phải là rủi ro q lớn vì khả năng tất cả khách hàng đồng thời rút tiền gửi tiết kiệm là rất nhỏ, ngoại trừ trường hợp có biến cố xảy ra đối với một ngân hàng cụ thể nào đó làm sụt giảm nghiêm trọng niềm tin của khách hàng. Mặc dù vậy, độ lệch chuẩn lớn (34,33%) và khoảng biến thiên của giá trị LQD lớn (từ 6% đến 324%) cho thấy rủi ro thanh khoản là rất khác nhau giữa các ngân hàng.

Đối với các biến đại diện cho cơ cấu thu nhập – chi phí, thống kê mô tả của NIM và NII cho thấy phần lớn lợi nhuận của ngân hàng được tạo ra từ chênh lệch lãi suất của hoạt động cho vay và huy động vốn (giá trị trung bình của NIM là 140,32%). Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của biến NIM rất lớn (153,66%) cho thấy mức độ không đồng đều trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động chính cho vay giữa các ngân hàng. Điều này là phù hợp với đặc điểm của ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2011. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tồn cầu nói chung nên một số ngân hàng kinh doanh không hiệu quả dẫn đến kết quả tài chính yếu kém hoặc thua lỗ. Các vụ mua bán và sáp nhập ngân hàng trong thời gian gần đây cũng giúp giải thích được phần nào hiệu quả hoạt động của các ngân hàng: ngân hàng có hiệu quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính tốt sẽ thơn tính ngân hàng yếu kém. Trong khi đó, lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động ngồi cho vay và huy động vốn chiếm một tỷ trọng rất ít so với tổng tài sản (giá trị trung bình là 0,88% và độ lệch chuẩn là 0,62%).

Về các biến đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế bình quân, lạm phát bình quân và lãi suất thực bình quân của

Việt Nam trong giai đoạn 2007-2011 lần lượt là 6,53%; 13,29% và -0,22%.

4.2. Phân tích tương quan

Bên cạnh phân tích thống kê mơ tả, mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến cũng được phân tích. Kết quả phân tích tương quan tuyến tính được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2 – Kết quả phân tích tương quan của các biến

SIZE CA LA LQD DP NIM NII RGDP INF RI ROA ROE

Pearson Correlation 1,000 -0,593** -0,137 0,061 0,198 0,621** 0,055 -0,194 -0,012 -0,026 0,475** 0,629** Sig, (2-tailed) 0,000 0,222 0,586 0,076 0,000 0,624 0,082 0,913 0,818 0,000 0,000 SIZE N 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 Pearson Correlation -0,593** 1,000 0,150 0,074 -0,123 -0,160 -0,006 0,116 0,083 -0,056 -0,067 -0,27** Sig, (2-tailed) 0,000 0,181 0,510 0,274 0,155 0,959 0,303 0,462 0,618 0,553 0,015 CA N 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 Pearson Correlation -0,137 0,150 1,000 -0,087 0,224* 0,018 0,162 0,006 -0,138 0,163 -0,127 -0,105 Sig, (2-tailed) 0,222 0,181 0,438 0,045 0,876 0,149 0,959 0,219 0,146 0,258 0,353 LA N 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 Pearson Correlation 0,061 0,074 -0,087 1,000 0,015 0,171 -0,008 -0,095 -0,092 0,115 0,228* 0,061 Sig, (2-tailed) 0,586 0,51 0,438 0,893 0,126 0,942 0,399 0,414 0,308 0,041 0,591 LQD

SIZE CA LA LQD DP NIM NII RGDP INF RI ROA ROE

Pearson Correlation 0,198 -0,123 0,224* 0,015 1,000 0,143 0,236* -0,135 0,067 -0,032 0,147 0,164 Sig, (2-tailed) 0,076 0,274 0,045 0,893 0,204 0,034 0,229 0,551 0,779 0,189 0,144 DP N 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 Pearson Correlation 0,621** -0,160 0,018 0,171 0,143 1,000 -0,053 -0,104 0,092 -0,097 0,802** 0,801** Sig, (2-tailed) 0,000 0,155 0,876 0,126 0,204 0,639 0,353 0,413 0,388 0,000 0,000 NIM N 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 Pearson Correlation 0,055 -0,006 0,162 -0,008 0,236* -0,053 1,000 0,058 -0,068 0,091 0,214 0,151 Sig, (2-tailed) 0,624 0,959 0,149 0,942 0,034 0,639 0,608 0,547 0,418 0,055 0,178 NII N 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 Pearson Correlation -0,194 0,116 0,006 -0,095 -0,135 -0,104 0,058 1,000 -0,253* 0,214 0,107 0,060 Sig, (2-tailed) 0,082 0,303 0,959 0,399 0,229 0,353 0,608 0,023 0,055 0,340 0,592 RGDP N 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81

SIZE CA LA LQD DP NIM NII RGDP INF RI ROA ROE Pearson Correlation -0,012 0,083 -0,138 -0,092 0,067 0,092 - 0,068 - 0,253* 1,000 -0,985** -0,071 -0,062 Sig, (2-tailed) 0,913 0,462 0,219 0,414 0,551 0,413 0,547 0,023 0,000 0,526 0,583 INF N 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 Pearson Correlation -0,026 -0,056 0,163 0,115 -0,032 -0,097 0,091 0,214 -0,985** 1,000 0,084 0,065 Sig, (2-tailed) 0,818 0,618 0,146 0,308 0,779 0,388 0,418 0,055 0,000 0,454 0,562 RI N 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 Pearson Correlation 0,475** -0,067 -0,127 0,228* 0,147 0,802** 0,214 0,107 -0,071 0,084 1,000 0,892** Sig, (2-tailed) 0,000 0,553 0,258 0,041 0,189 0,000 0,055 0,340 0,526 0,454 0,000 ROA N 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 Pearson Correlation 0,629** -0,27* -0,105 0,061 0,164 0,801** 0,151 0,060 -0,062 0,065 0,892** 1,000 Sig, (2-tailed) 0 0,015 0,353 0,591 0,144 0,000 0,178 0,592 0,583 0,562 0,000 ROE N 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81 81

**. Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0,01 *. Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05

Bảng 4.2 thể hiện mối quan hệ tương quan tuyến tính theo từng cặp biến được phân tích. Các hệ số tương quan tuyến tính sẽ nằm trong khoảng từ -1 đến 1 và đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa các biến. Giá trị Sig. thể hiện mức ý nghĩa thống kê của các hệ số tương quan ước tính. Hệ số Sig. nhỏ hơn 0,01 hoặc 0,05 cho thấy hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 99% hoặc 95%. Các cặp hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê Sig. nhỏ hơn 0,05 được phân tích cụ thể như sau:

- Trước hết, ROA có mối tương quan thuận với ROE (hệ số tương quan là +0,892).

- Hệ số tương quan giữa ROA với SIZE (+0,475), LQD (+0,228), NIM (+0,802) là dương cho thấy mối tương quan thuận giữa ROA và các biến này. Điều này có nghĩa là quy mơ ngân hàng, tính thanh khoản của ngân hàng, lợi nhuận gộp của hoạt động cho vay có mối tương quan thuận với tỷ lệ sinh lời trên tài sản.

- Hệ số tương quan của ROE với SIZE (+0,629), NIM (+0,801) là dương cho thấy mối tương quan thuận giữa các biến độc lập này và ROE. Quy mô ngân hàng càng lớn, lãi gộp từ hoạt động cho vay càng cao thì tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu sẽ càng cao. Ngược lại, ROE có mối tương quan nghịch với CA (-0,270), có nghĩa là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản tăng sẽ làm cho ROE giảm (điều này đúng khi tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu).

- Đối với các biến độc lập, SIZE có mối tương quan nghịch với CA (-0,593) và tương quan thuận với NIM (+0,621). Mối tương quan nghịch giữa SIZE và CA cho thấy rằng các ngân hàng chủ yếu tăng quy mô bằng cách thu hút tiền gửi tiết kiệm và tăng các khoản vay thay vì tăng vốn chủ sở hữu. Mối tương quan thuận giữa SIZE và NIM cho thấy rằng quy mơ càng lớn thì hiệu quả của hoạt động cho vay và huy động vốn càng cao.

- Biến độc lập LA có mối tương quan thuận với DP (+0,224), điều này là tương đối dễ giải thích bởi vì hoạt động cho vay chủ yếu dựa vào tiền gửi

của khách hàng. Do đó, khi tiền gửi của khách hàng tăng thì cho vay khách hàng tăng, và ngược lại. Ngồi ra DP cịn có mối tương quan thuận với NII (+0,236) vì tiền gửi của khách hàng ngồi mục đích sử dụng để cho vay khách hàng thì cịn được sử dụng cho các hoạt động khác như mơi giới chứng khốn, đầu tư vàng, đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp… Khi tiền gửi của khách hàng tăng, ngân hàng có thêm tiền cho các hoạt động khác nên lợi nhuận ngoài lãi vay tăng.

- Biến INF có mối tương quan nghịch với RGDP (-,253) và RI (-,985) vì các biến RGDP và RI đã được điều chỉnh để tránh ảnh hưởng của lạm phát. Tuy nhiên, hệ số tương quan cao trong trường hợp này có thể là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến. Phần sau của đề tài sẽ thực hiện kiểm định đa cộng tuyến.

4.3. Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)