Thực trạng công tác dạy học âm nhạc ở trường THCS hiện nay

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học và GIÁO dục PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực học SINH THCS(Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 43 - 46)

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THCS

2.2.2. Thực trạng công tác dạy học âm nhạc ở trường THCS hiện nay

 Được sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay các trường THCS đều có trang bị đàn Organ để phục vụ cho công tác giảng dạy, cho nên việc sử dụng nhạc cụ của giáo viên đã được cải thiện hơn nhiều so với những năm trước đây. Một số giáo viên âm nhạc đã được tham gia các lớp tập huấn, hoặc tự học, tự nghiên cứu, cũng đã sử dụng phần mềm âm nhạc vào giảng dạy như: phần mềm Encore; phần mềm Finale... và đa số giáo viên đã sử dụng giáo án điện tử trong một số tiết học, bài học...

Trình độ của giáo viên nghệ thuật nói chung, giáo viên âm nhạc nói riêng đã đạt chuẩn, hầu hết có trình độ đại học do được đào tạo đại học chính quy tại các trường Nghệ thuật, hoặc được đào tạo chuẩn hóa từ các hệ tại chức, chuyên tu, liên thông...

 Thực tế cho thấy một số giáo viên nhiều tuổi và giáo viên trước đây không được học đàn phím điện tử, khả năng chơi đàn cịn rất hạn chế để thị phạm mẫu câu nhạc qua đàn trong khi dạy hát, đặc biệt là rất khó khăn trong việc thực hiện các chương trình ngoại khóa trong nhà trường.

 Hơn nữa, đội ngũ giáo viên âm nhạc được đào tạo từ nhiều cơ sở khác nhau, do vậy về trình độ và khả năng từng giáo viên âm nhạc của các trường không đồng đều, nên cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giảng dạy và làm cơng tác phong trào văn hóa, văn nghệ ở các trường phổ thơng.

Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền, tập huấn bồi dưỡng giáo viên đã được Bộ GD&ĐT, các cấp quản lý của ngành học có lộ trình và đang triển khai, nhất là thời điểm chuẩn bị đón đầu cho việc triển khai SGK phát triển năng lực – CTGDPT mới.

Cần tăng cường công tác truyền thông để đội ngũ CBQL chuyên môn, nhất là các GV trực tiếp đứng lớp hiểu được sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc triển khai SGK theo CTGDPT mới trong bối cảnh hội nhập toàn diện với khu vực và thế giới; trong sự đối mặt với kỷ ngun cơng nghệ 4.0 và trí tuệ thơng minh tác động đến mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh và HS trường THCS về tầm quan trọng của môn Âm nhạc.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học và GIÁO dục PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực học SINH THCS(Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 43 - 46)