ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
* Ủy ban nhân dân huyện:
Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện QLNN về GDTH. Bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung GDTH, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý GDTH; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng chứng chỉ; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Phòng GD&ĐT theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ cụ thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo như sau:
Trình Uỷ ban nhân dân Huyện: Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh về lĩnh vực GDTH; Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm, chương trình, dự án về lĩnh vực GDTH, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về ngành, lĩnh vực giáo dục thuộc phạm vi QLNN được giao;
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các nội dung khác về giáo dục và đào tạo sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý của Phịng.
Hướng dẫn về chun mơn, nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo về thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch và các hoạt động GDTH khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục – Đào tạo và UBND Huyện.
Quản lý công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác quản lý chất lượng giáo dục đối với các cơ sở GDTH của địa phương.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của pháp luật.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của tỉnh; hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GDTH.
Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến trong giáo dục; tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Phịng; xây dựng hệ thống thơng tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục và đào tạo trên địa bàn Huyện.
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn.
Xây dựng, tổng hợp và phân bổ chỉ tiêu biên chế sự nghiệp giáo dục cơng lập trực thuộc Sở. Chủ trì, phối hợp với Phịng Tài chính lập dự tốn ngân sách giáo dục hàng năm.
Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về việc thực hiện chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án và các quy định của cấp có thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân liên quan đến lĩnh vực giáo dục
thuộc thẩm quyền quản lý của Phòng; thực hành tiết kiệm, phịng chống tham nhũng, lãng phí theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.
Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo phân cấp của UBND Huyện và quy định của pháp luật.
Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND Huyện, Sở Giáo dục – Đào tạo.
Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND Huyện Chợ Đồn, Sở Giáo dục – Đào tạo Bắc Kạn giao hoặc theo quy định của pháp luật.
* Ủy ban nhân dân xã:
UBND cấp xã là đơn vị trực tiếp quản lý các cơ sở GDTH có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền về GDTH trên địa bàn xã:
Xây dựng và trình hội đồng nhân dân cấp xã kế hoạch phát triển GDTH ở địa phương; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển GDTH ở địa phương khi được phê duyệt; xây dựng quy hoạch về đất cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo tiêu chuẩn quy định về trường chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Thực hiện xã hội hóa GDTH; xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh, vận động nhân dân chăm lo cho giáo dục, phối hợp với nhà trường chăm lo giáo dục con em thực hiện nếp sống văn hóa mới, tham gia bảo vệ, tơn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các cơng trình văn hóa, các cơng trình giành cho hoạt động học tập, vui chơi của học sinh; huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục của xã.
Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động GDTH trên địa bàn theo hướng dẫn của UBND cấp huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức đăng ký, huy động tối đa người trong độ tuổi đi học để bảo đảm phổ cập giáo dục, chống mù chữ, tạo điều kiện cho mọi người được học tập thường xuyên, suốt đời.
Quản lý trung tâm học tập cộng đồng; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý cơ sở GDTH.
* Ban Giám hiệu nhà trường và thầy cô giáo:
Ban giám hiệu nhà trường là những người trực tiếp quản lý các đơn vị trường học từ giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý nguồn thu, chi tài chính, các trang thiết bị, cơ sở vật chất, trường học. Chụi trách nhiệm báo cáo thường xuyên về hoạt động, kết quả đạt được của từng kỳ học, năm học. Đề xuất và tham mưu cho Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch, mục tiêu, nội dung bài giảng.
Cịn các thầy cơ giáo chính là những người tiếp xúc hàng ngày với các em học sinh có trách nhiệm thay mặt nhà trường quản lý giảng dạy kiến thức, đạo đức cho các em học sinh vì thế các thầy cơ giáo phải là những người có trình độ chun mơn về sư phạm, u thương học sinh, thường xuyên quan tâm, trị chuyện cùng học sinh để nắm rõ tình hình học tập, cũng như tâm sinh lý của học sinh để từ đó có những biện phạm quản lý, giảng dạy đạt chất lượng cao. Đồng thời, Ban Giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo cần phải liên lạc, kết nối với gia đình phụ huynh học sinh cùng dạy dỗ, uốn nắm các em học sinh.
Bên cạnh đó, hoạt động QLNN về GDTH cịn kết hợp với các phịng ban liên quan như Phịng Nội vụ, Phịng Tài chính Kế hoạch, Phịng Y tế,
Phịng Văn hóa Thơng tin Thể thao, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, …
Nhìn chung, bộ máy QLNN về GDTH ở huyện Chợ Đồn được tổ chức khá chặt chẽ, quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Do đó, có sự phối hợp quản lý của nhiều phịng, ban nên có thể bao quát được rộng khắp, cụ thể từng đối tượng, có cái nhìn đa chiều hơn trong quản lý từ đó đề ra được các chính sách quản lý có hiệu quả cao hơn, đáp ứng được nhu cầu phát triển của giáo dục.
2.1.3. Khái quát về tình hình giáo dục tiểu học ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Hiện nay, trên địa bàn huyện gồm có 21 xã và 1 thị trấn, tính đến thời điểm học kỳ I năm học 2017 - 2018 cả huyện có 17 trường tiểu học đều là trường công lập giảm 4 trường so với năm học 2016 - 2017. Số trường trung học cơ sở có lớp tiểu học là 4 trường. Gồm 48 trường điểm giảm 2 trường so với năm học 2016 - 2017. Số lượng lớp học là 212 lớp, trong đó có 26 lớp ghép, tổng số học sinh của tồn huyện là 3904 học sinh tăng 103 học sinh so với năm 2016 - 2017 và tăng 251 học sinh so với năm học 2015 - 2016. Tỉ lệ huy động học sinh ra lớp 1 trong các năm đều đạt 100% kế hoạch đặt ra.
Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Trẻ ra lớp 1
2015 - 2016 21 219 3.653 505/505
2016 - 2017 22 215 3.801 702/702
2017 – 2018
(Kỳ I) 17 212 3.904 850/850
Bảng 1.1. Bảng số lượng tăng giảm trường/lớp/số lượng học sinh từ năm 2015 đến 2018 bậc GDTH của huyện Chợ Đồn.
lớp học có sự thay đổi giảm xuống rõ rệt, nhưng số lượng học sinh tăng lên đáng kể. Có sự giảm xuống như vậy là do nhưng năm gần đây huyện có sự gộp các điểm trường vì nhiều địa phương có ít học sinh hay ít dân số sinh sống đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc các em. Từ đó, các trường học, giáo viên, cán bộ quản lý cũng như Phịng Giáo dục có thể tập trung quan tâm nâng cao chất lượng của bậc GDTH hơn.
Tổng số giáo viên đứng lớp là 296 giáo viên, trong đó giáo viên trên chuẩn là 224 giáo viên, giáo viên đạt chuẩn có 72 giáo viên. Đội ngũ giáo viên trình độ chun mơn ngày càng cao. Đời sống cán bộ, giáo viên trên địa bàn huyện được cải thiện, các thầy cơ n tâm cơng tác, phấn đấu đóng góp vào sự nghiệp phát triển GDTH tại địa phương. Số lượng cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng thể hiện nhu cầu nâng cao tay nghề của cán bộ quản lý, giáo viên ngày càng lớn điều đó khẳng định chất lượng GDTH của huyện tăng về chất lượng, có tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình, hứa hẹn sẽ đào tạo ra một lớp học sinh phát triền đầy đủ, toàn diện là những chủ nhân tương lai xây dựng quê hương đất nước.
Trong những năm qua cơng bằng xã hội trong GDTH đều được tồn huyện quan tâm thực hiện. Các trường, lớp trên toàn huyện chú trọng triển khai, thực hiện tìm ra các giải pháp hợp lý sao cho đảm bảo sự công bằng đến từng em học sinh.
Là khu vực miền núi nên các em học sinh đa số là người dân tộc, điều kiện đi lại và học tập cịn khó khăn, việc tiếp cận các dịch vụ cơng nghệ hiện đại cịn hạn chế nhưng các em đều có tinh thần vươn lên trong học tập, một số em thuộc diện gia đình hộ nghèo, gia đình chính sách, nhiều gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn nên việc đi học đối với các em khá nan giải. Xong các em đều mong muốn được đến trường như bao bạn cùng trang lứa khác, mong muốn sau này có tương lai sáng lạn hơn. Tuy nhiên, một bộ phận phụ huynh người dân tộc
thiểu số do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu không muốn cho con đi học vì khơng nhận thức được vai trị của việc học với tương lai con cái và gia đình. Từ nhận thức sai lệch này, họ có những hành vi trực tiếp hay gián tiếp ngăn cản việc đến trường của con mình gây khó khăn cho nhà trường và giáo viên.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các nhà trường đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về miễn, giảm học phí, cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó có thành tích cao vươn lên trong học tập. Ủy ban nhân dân huyện Chợ Đồn và Ủy ban nhân dân các xã đã quan tâm vận động các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, một số doanh nghiệp và các nhà hảo tâm phối hợp xây dựng các quỹ khuyến học nhằm trợ giúp học sinh nghèo tiếp tục học tập.
Đa phần ở các trường tiểu học đã xây dựng lớp học bán trú cho học sinh. Cùng với việc xây dựng trường lớp học bán trú tại các địa phương đã quan tâm bố trí, sắp xếp hệ thống trường, lớp tiểu học tại trung tâm của các xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường. Các trường cũng đã thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên. Mặc dù đã được quan tâm bồi dưỡng nhưng do tình hình kinh tế - xã hội của huyện cịn khó khăn nên chất lượng giáo viên chưa thực sự đồng đều. Tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn vẫn cịn, một số giáo viên trình độ chun mơn cịn thấp nhất là ở các xã xa trung tâm huyện. Vấn đề cần tập trung giải quyết hiện nay là xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống các giải pháp gồm chính sách ưu tiên về đầu tư, xây dựng đội ngũ giáo viên tại chỗ và đãi ngộ thỏa đáng, áp dụng phương án thích hợp về chương trình hoạt động và kế hoạch giảng dạy.
Nhìn chung, cơng bằng xã hội trong GDTH ở huyện về cơ bản được đảm bảo, chất lượng giáo dục có những chuyển biến tích cực.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học được cải thiện rõ rệt và từng bước được đầu tư phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, các trường ở vùng sâu, vùng xa đã dần được xây dựng kiên cố. Một số trường xây dựng đạt trường chuẩn Quốc gia hiện có 8/17 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học được duy trì.
Chất lượng GDTH dần được cải thiện. Cơng tác tư tưởng chính trị, giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống được chú trọng. Kỷ cương, nề nếp trường học được duy trì và củng cố. Số lượng học sinh đi học ngày càng tăng, trình độ hiểu biết và năng lực nhận thức, tư duy của một bộ phận lớn các em rất cao, đa số các em đều rất ngoan và lễ phép, hòa đồng với các bạn trong lớp, tính mạnh dạn vui chơi, tích cực học hỏi được cải thiện. Các trường tiểu học đều hoàn thành chương trình Tiếng việt và mơn Tốn.
Hồn thàn h % Hồn thành % Hồn thành % Hồn thành % Hoàn thành % 2015-2016 3653 3495 35 3611 97,5% 3611 97.5% 1595 47,8% 300 8,01% 3611 97,5% 2016-2017 3801 3644 43 3757 93,1% 3757 93,1% 1840 48% 308 8,23% 3757 93,1% 2017-2018 3904 3735 37 3940 100% 3940 100% 1982 50,8% 333 8,53% 3940 100%
Bảng 1.2. Bảng đánh giá số lượng học sinh cấp tiểu học huyện Chợ Đồn từ năm 2015 đến năm 2018
Nhìn vào bảng đánh giá số lượng học sinh cấp tiểu học huyện Chợ Đồn từ năm 2015 đến năm 2018 ta thấy, có sự thay đổi về cả tổng số học sinh và trình độ năng lực của các mơn học đều tăng lên. Cụ thể như, năm học 2017 – 2018 tổng số học sinh tiểu học của toàn huyện là 3.904 tăng so với năng học 2016 – 2017 là 103 học sinh chiếm 2.74%. Học sinh dân tộc thiểu số có 3.735 học sinh chiếm 95,67% trong tổng số gần 4000 học sinh. Trong những năm gần đây, nhờ việc tăng cường và giảng dạy Tiếng Anh và Tin học cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5, nên tỷ lệ học sinh hoàn thành ngày càng tăng từ 47.8% lên 508% đối với Tiếng Anh, từ 8.01 lên 8.53% đối với Tin học và các chương trình năng lực khác tỷ lệ học sinh hoàn thành gia tăng. Chứng tỏ, năng lực học tập của các em học sinh đã có tiến bộ và nhu cầu tiếp cận kiến thức ngày càng