KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Tỉnh Đắk lắk) (Trang 38)

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC PHIÊN TÒA SƠ THẨM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (NĂM 1945) CHO ĐẾN NAY

Pháp luật tố tụng hình sự Việt nam gắn bó với lịch sử hình thành của Nhà nƣớc Văn Lang. Theo dịng phát triển của các triều đại phong kiến, nhiều văn bản luật tố tụng hình sự ra đời nhƣ Hình thƣ đời nhà Lý, Quốc triều hình luật thời nhà Lê. Tuy nhiên các quy phạm pháp luật này còn đơn giản, phản ánh ý chí và nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến thời bấy

giờ. Do đó, q trình giải quyết vụ án hình sự chủ yếu dùng biện pháp tra khảo để lấy lời khaị Quyền tƣ pháp và quyền hành pháp bị trộn lẫn do ngƣời đứng đầu bộ máy hành chính cũng chính là ngƣời trực tiếp xét xử các vụ án hình sự. Đặc biệt là nhà vua có quyền lực cao nhất, có quyền quyết định ai là ngƣời phạm tội và chịu hình phạt nhƣ thế nào mà khơng phụ thuộc vào sự tồn tại của chứng cứ.

1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám (năm 1945) đến trƣớc năm 1988 trƣớc năm 1988

Cách mạng tháng Tám thành công đánh dấu sự ra đời của nƣớc Việt nam dân chủ cộng hịa – Nhà nƣớc cơng nơng đầu tiên ở khu vực Đông Nam á. Cùng với sự ra đời của Nhà nƣớc là hệ thống pháp luật XHCN nói chung và pháp luật tố tụng XHCN nói riêng ở nƣớc tạ Trƣớc tiên là ban hành các sắc lệnh, luật chứa đựng các quy phạm về tổ chức và thủ tục tố tụng tại phiên tòa của Tòa án nhằm bảo vệ, củng cố Nhà nƣớc Việt nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ. Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 của Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt nam dân chủ cộng hòa về thiết lập các Tòa án quân sự quy định tại điều

V: “Ngồi xử có Chánh án và hai hội thẩm… . Đứng buộc tội là một ủy viên

quân sự hay một ủy viên của ban trinh sát. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ một người khác bênh vực cho”. Sắc lệnh 40 ngày 29/9/1945 về đặt một

Tòa án quân sự ở Nha trang, sắc lệnh 77-C ngày 28/12/1945 về thiết lập một Tòa án quân sự ở Phan thiết, sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 về cách tổ chức các Tòa án và các ngạch thẩm phán, sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 về ấn định thẩm quyền của các Tịa án. Nhìn chung các quy phạm về thủ tục tố tụng tại phiên tòa trong thời kỳ này còn chung chung, đơn giản và chƣa cụ thể, nó phù hợp với giai đoạn đầu của Nhà nƣớc non trẻ, mới ra đờị Nhƣ quy định tại điều 26, sắc lệnh 51:

Khi cuộc thẩm vấn ở phiên tồ xong rồi, ơng biện lý thay mặt xã hội buộc tội bị can. Bao giờ ông biện lý cũng nói sau dân sự nguyên cáọ Bên bị can đƣợc nói sau cùng, trƣớc khi tồ tun án. Tồ khơng bắt buộc phải xử theo lời yêu cầu của ông biện lý.

Điều thứ 31 sắc lệnh số 13:

Sau khi nghe các bị can, các ngƣời chứng, cáo trạng của ông Biện lý, và sau cùng nghe lời cãi của các bị can, ông Chánh án, hai Thẩm phán và hai Phụ thẩm nhân dân lui vào phòng nghị xử để cùng xét xử về tất cả các vấn đề thuộc về tội trạng, hình phạt trƣờng hợp tăng tội, và trƣờng hợp giảm tộị Nghị án song, Tồ lại họp và ơng Chánh án tuyên đọc công khai bản án.

Hiến pháp năm 1959 và các luật tổ chức TAND, luật tổ chức VKSND năm 1960 đƣợc ban hành đã đánh dấu một bƣớc phát triển mới trong lịch sử lập pháp của Nhà nƣớc tạ Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng đƣợc xác định rõ ràng trong các văn bản luật. Chức năng xét xử các vụ án hình sự đƣợc tách ra khỏi chức năng buộc tội, cơ quan công tố tách khỏi Chính phủ. Trên cơ sở Luật tổ chức TAND, ngày 23/3/1961, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức TAND Tối cao và tổ chức các TAND địa phƣơng. Theo các quy định này đã phân định thẩm quyền xét xử của TAND các cấp, đồng thời quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đƣợc giao cho Tịa án từ cấp huyện cho đến Tịa án Tối cao, trong đó TAND Tối cao có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm. Mặc dù chƣa có Bộ luật riêng về tố tụng hình sự, nhƣng trên cơ sở các quy định của pháp luật, thực tiễn tiến hành tố tụng và tham khảo kinh nghiệm pháp luật tố tụng của Liên xô và các nƣớc XHCN ở Đơng âụ Tịa án nhân dân tối cao đã ban hành một số văn bản quan trọng, đặt nền tảng cho việc xây dựng Luật TTHS ở nƣớc ta nhƣ bản hƣớng dẫn về trình tự sơ thẩm

hình sự (ban hành kèm theo Thơng tƣ 16-TATC ngày 27/9/1974). Phần 4 của bản hƣớng dẫn quy định rất chi tiết về trình tự tố tụng xét xử tại phiên tòa của TAND, về nguyên tắc và điều kiện chung khi xét xử, cách thức tiến hành xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án… ví dụ nhƣ: “Việc xét hỏi tại phiên toà nhằm trực tiếp và công khai thẩm tra lại các chứng cứ của vụ án. Do đó, Hội đồng xét xử phải xét hỏi một cách khách quan. Cần tránh tƣ tƣởng quá tin vào hồ sơ mà coi nhẹ tác dụng của việc xét hỏi tại phiên toà hoặc cho rằng việc xét hỏi chỉ nhằm buộc tội bị can phải xác nhận những lời mà họ đã khai ở cơ quan điều tra”. Sau khi đất nƣớc hoàn toàn thống nhất, Nhà nƣớc ta đã ban hành Hiến pháp (năm 1980), luật tổ chức TAND và luật tổ chức VKSND (năm 1981), các văn bản này đều ghi nhận và khẳng định lại các nguyên tắc cơ bản của TTHS, xác định hệ thống tổ chức TAND các cấp, thẩm quyền xét xử và về cơ bản khơng có nhiều điểm mớị Trình tự sơ thẩm vụ án hình sự vẫn thực hiện theo thơng tƣ 16-TATC của TAND Tối caọ

Nhƣ vậy trong giai đoạn từ năm 1945 đến trƣớc năm 1988, chúng ta chƣa có luật TTHS thống nhất. Các quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tịa hình sự trong giai đoạn này đã góp phần bảo đảm cho việc xét xử, giải quyết vụ án đƣợc khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Đặc biệt là thơng tƣ 16-TATC có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện chế định về xét xử sơ thẩm hình sự cũng nhƣ làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng BLTTHS đầu tiên của nƣớc tạ

1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành BLTTHS (năm 1988) đến năm 2003

BLTTHS đầu tiên của nƣớc ta đƣợc Quốc hội thông qua ngày 28/6/1988 và có hiệu lực ngày 01/01/1989. Bộ luật này đƣợc xây dựng trên cơ sở tổng kết hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trong hơn bốn thập kỷ qua để pháp điển hóa các quy định về TTHS trƣớc đây cho phù hợp với sự phát triển về mọi mặt của đất nƣớc trong thời kỳ mớị Việc ban hành BLTTHS là một

bƣớc tiến vƣợt bậc so với các quy định tản mạn trƣớc đây với một hệ thống các quy định tƣơng đối đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự nói chung và thủ tục giải quyết tại phiên tịa nói riêng. Ngồi việc ghi nhận các nguyên tắc tố tụng vốn có, BLTTHS năm 1988 còn quy định một số nguyên tắc phù hợp với xu thế dân chủ nhƣ nguyên tắc xác định sự thật vụ án (điều 11), ngun tắc suy đốn vơ tội (điều 10), ngun tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo (điều 12), ngun tắc bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án (điều 20). Sau 15 năm áp dụng, BLTTHS năm 1988 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung ba lần cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nƣớc vào các năm 1990, 1992 và năm 2000. Trình tự xét xử sơ thẩm về hình sự đƣợc hồn thiện dần qua các lần sửa đổi và đã đƣợc thể hiện khá đầy đủ về thẩm quyền xét xử sơ thẩm, về việc chuẩn bị tiến hành xét xử, về các bƣớc tiến hành trong phiên tòa sơ thẩm… . Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc điều tra, truy tố, xét xử bảo đảm cho việc giải quyết vụ án đƣợc khách quan, nhanh chóng, đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật.

Trƣớc những biến đổi của tình hình kinh tế xã hội, những tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập quốc tế, tình hình tội phạm gia tăng, yêu cầu về cải cách tƣ pháp của nƣớc ta theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị, BLTTHS năm 1988 và các lần sửa đổi, bổ sung đã bộc lộ nhiều hạn chế, không đáp ứng đƣợc yêu cầu của đất nƣớc trong tình hình mớị Nghị quyết 08-NQ/TW chỉ ra:

Cơng tác tƣ pháp nói chung chƣa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân, còn nhiều trƣờng hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan ngƣời vô tội, vi phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc và các cơ quan tƣ pháp [4].

BLTTHS năm 2003 đã ra đời thay thế Bộ luật cũ, đánh dấu một bƣớc tiến lớn trong lịch sử lập pháp về TTHS ở nƣớc ta, đáp ứng kịp thời các yêu cầu về cải cách tƣ pháp, cũng nhƣ tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chúng ta có thể khẳng định giai đoạn xét xử là giai đoạn khơng thể thiếu và đóng vai trị trung tâm của hoạt động TTHS, xét xử sơ thẩm đƣợc coi nhƣ là đỉnh cao của quyền tƣ pháp, tại phiên tòa quyền và nghĩa vụ của ngƣời tiến hành tố tụng và ngƣời tham gia tố tụng đƣợc thực hiện một cách cơng khai, đầy đủ nhất. Trong các phiên tịa hình sự sơ thẩm, phán quyết “thấu tình, đạt lý”, đảm bảo đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan ngƣời vô tội và cũng khơng bỏ lọt tội phạm của Tịa án chính là nơi thể hiện cao nhất giá trị của công lý, bảo đảm quyền con ngƣời của chính bản thân bị cáo cũng nhƣ của những ngƣời tham gia tố tụng khác, đồng thời góp phần bảo đảm chế độ và trật tự xã hội, trật tự pháp luật thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Cùng với sự phát triển của đất nƣớc, pháp luật TTHS ngày càng đƣợc hồn thiện, trong đó các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự đƣợc chú trọng nhằm khẳng định vị trí, vai trị của phiên tịa sơ thẩm hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN

VỀ THỦ TỤC PHIÊN TỊA SƠ THẨM HÌNH SỰ TẠI TỈNH ĐĂKLĂK 2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC PHIÊN TỊA SƠ THẨM

HÌNH SỰ

2.1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục phiên tịa sơ thẩm sơ thẩm

2.1.1.1. Thủ tục khai mạc

Thủ tục khai mạc phiên tòa hay còn gọi là thủ tục bắt đầu phiên tịa là một thủ tục có ý nghĩa rất quan trọng trong q trình xét xử một vụ án hình sự. Thủ tục khai mạc đƣợc quy định từ điều 201 đến điều 205 BLTTHS năm 2003. Theo quy định tại điều 201 BLTTHS thì khi bắt đầu phiên tòa, chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đƣa vụ án ra xét xử. Đây là thủ tục bắt buộc và đƣợc coi là hình thức khai mạc phiên tòạ Nội dung quyết định đƣa vụ án ra xét xử phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi cƣ trú của bị cáo; tội danh, điều khoản của BLHS mà VKS truy tố đối với bị cáo; ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa; họ tên thẩm phán, hội thẩm, thƣ ký Tòa án, kiểm sát viên, ngƣời bào chữa, ngƣời phiên dịch (nếu có), những ngƣời đƣợc triệu tập và vật chứng cần đƣa ra xem xét tại phiên tòạ Sau khi nghe thƣ ký phiên tòa báo cáo danh sách những ngƣời đƣợc triệu tập đã có mặt, chủ tọa phiên tịa tiến hành kiểm tra căn cƣớc và giải thích quyền, nghĩa vụ của những ngƣời đó. Trƣờng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng nhƣ lời khai của ngƣời đƣợc triệu tập về căn cƣớc có sự khác nhau thì phải xác định chính xác về căn cƣớc của họ. Nếu các tài liệu chƣa có đủ căn cứ để xác định chính xác về căn cƣớc của bị cáo thì phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Chủ tọa phiên tòa cũng phải hỏi bị cáo đã nhận đƣợc cáo trạng và quyết định đƣa vụ án ra

xét xử trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày trƣớc ngày mở phiên tòa hay chƣạ Trƣờng hợp bị cáo chƣa nhận đƣợc hoặc nhận trƣớc dƣới 10 ngày và bị cáo có u cầu thì hội đồng xét xử phải hỗn phiên tịạ Việc giao nhận cáo trạng và quyết định đƣa vụ án ra xét xử có ý nghĩa rất quan trọng đối với bị cáo trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Khi nhận đƣợc cáo trạng và quyết định đƣa vụ án ra xét xử bị cáo sẽ biết hành vi, tội danh bị truy tố, thời gian bị xét xử để chuẩn bị chứng cứ, lập luận nhằm thực hiện quyền bào chữa tại phiên tòạ Chủ tọa phiên tòa giới thiệu những thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thƣ ký phiên tịa nếu có những ngƣời tiến hành tố tụng dự khuyết thì cũng giới thiệu họ. Sau đó, để đảm bảo tính khách quan, vơ tƣ của những ngƣời tiến hành tố tụng, của ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch, chủ tọa phiên tòa phải hỏi kiểm sát viên và những ngƣời tham gia tố tụng có ai yêu cầu xin thay đổi thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên, thƣ ký Tòa án, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch hay không. Nếu có ngƣời u cầu thì phải u cầu họ nói rõ lý dọ Ngƣời bị u cầu có thể trình bày ý kiến, sau đó kiểm sát viên trình bày ý kiến về sự thay đổi, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận. Nếu chấp nhận u cầu thay đổi thì phải có thành viên khác thay thế ngay, trƣờng hợp khơng có ngƣời thay thế thì phải hỗn phiên tịạ Trƣớc khi kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, chủ tọa phiên tòa hỏi kiểm sát viên và những ngƣời tham gia tố tụng xem ai có yêu cầu triệu tập thêm ngƣời làm chứng hoặc yêu cầu đƣa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay khơng. Nếu có u cầu thì Hội đồng xét xử phải xem xét, giải quyết ngay tại phòng xử án. Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa và chuyển sang phần xét hỏị

2.1.1.2. Thủ tục xét hỏi

phần quan trọng đóng vai trị trung tâm trong q trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Trong giai đoạn này, Hội đồng xét xử tiến hành xem xét trực tiếp các chứng cứ của vụ án thông qua việc xét hỏi công khai những ngƣời tham gia tố tụng, xem xét các vật chứng, xem xét hiện trƣờng xảy ra vụ án, công bố các tài liệu…. Thực chất của việc xét hỏi tại phiên tịa chính là cuộc điều tra cơng khai để kiểm tra lại các kết quả mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã thu thập trong quá trình điều tra, truy tố, nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án, làm cơ sở để Hội đồng xét xử ra phán quyết về vụ án nhƣ điều 222 BLTTHS năm 2003 quy định: “Khi nghị án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ và tài

liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa” [25].

Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa bắt đầu bằng việc Kiểm sát viên đọc bản

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Tỉnh Đắk lắk) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)