Đối với kiểm sát viên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Tỉnh Đắk lắk) (Trang 102 - 103)

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHIÊN TÒA

3.3.2. Đối với kiểm sát viên

Nâng cao chất lƣợng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một trong những nội dung quan trọng trong cải cách tƣ pháp của ngành kiểm sát, trong đó năng lực tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa đƣợc quan tâm đặc biệt. Chất lƣợng tranh tụng tại phiên tịa xét xử sơ thẩm hình sự có ý nghĩa quan trọng tác động rất lớn đối với phán quyết của Hội đồng xét xử. Vì vậy cần có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ cho kiểm sát viên, đó là:

Thứ nhất, quán triệt, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của

nhiệm vụ thực hành quyền công tố trong đó có việc tranh tụng tại phiên tịa cho kiểm sát viên. Đó là hoạt động khơng chỉ đánh giá kết quả của hoạt động điều tra, truy tố mà cịn có ý nghĩa quyết định trong giai đoạn xét xử, thể hiện tính cơng bằng, công minh, minh bạch trong hoạt động tố tụng, nhằm đảm bảo quyền con ngƣời, giúp cho việc xét xử của Tòa án đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật. Kiểm sát viên phải xác định tranh tụng không những là quyền mà còn là nghĩa vụ để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất nhằm nâng cao chất lƣợng thực hành quyền cơng tố tại phiên tịạ

chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, nhất là kỹ năng thực hành quyền công tố trong đó có kỹ năng tranh luận của kiểm sát viên. Bản thân kiểm sát viên phải tự học hỏi nâng cao bản lĩnh, nắm vững pháp luật, có tƣ duy logic, khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá chứng cứ, thƣờng xuyên rèn luyện kỹ năng nói, viết mạch lạc rõ ràng, có sức thuyết phục.

Thứ ba, chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, có trách nhiệm, kiên quyết đấu tranh bảo vệ cái đúng, tôn trọng lẽ phảị Đồng thời nâng cao đời sống vật chất cho kiểm sát viên để họ yên tâm thực hiện nhiệm vụ, tránh mọi cám dỗ, tiêu cực.

Thứ tư, tăng quyền hạn của kiểm sát viên tại phiên tòa nhằm đảm bảo cho kiểm sát viên chủ động trong việc xử lý các tình huống nảy sinh tại phiên tòa.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Tỉnh Đắk lắk) (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)