Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Tỉnh Đắk lắk) (Trang 97 - 100)

3.2. NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ

3.2.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục

phiên tòa sơ thẩm

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến giới hạn xét

xử sơ thẩm vụ án hình sự: Theo quy định của BLTTHS hiện hành thì Viện kiểm sát có quyền truy tố ngƣời phạm tội về những hành vi theo tội danh đƣợc BLHS quy định, nhƣng việc xác định ngƣời đó có tội hay khơng có tội, nếu có tội thì là tội gì, đƣợc quy định tại điều khoản nào của BLHS lại thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Tuy nhiên, điều 196 BLTTHS năm 2003 quy định Hội đồng xét xử đƣợc quyền ra bản án tuyên vô tội đối với bị cáo, quyết định khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng điều luật (có thể là khoản nhẹ hơn hoặc nặng hơn), thay đổi tội danh bằng hoặc nhẹ hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố nhƣng không đƣợc quyền đổi tội danh khác nặng hơn. Nhƣ đã phân tích ở trên (phần 2.1.4.2), quy định này có nhiều bất cập, không đảm bảo nguyên tắc “thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” đồng thời làm cho phán quyết của Hội đồng xét xử không phản ánh đúng sự thật khách quan. Vì vậy cần sửa đổi, bổ sung quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm theo hƣớng cho phép Tịa án có thẩm quyền xét xử theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố nếu có căn cứ, cụ thể nhƣ sau:

Điều 196. Giới hạn của việc xét xử

Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi phạm tội mà Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã quyết định đƣa ra xét xử.

Tịa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.

Tịa án có thể xét xử bị cáo về tội khác nặng hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố, nhƣng phải đảm bảo cho bị cáo đƣợc thực hiện quyền bào chữa của mình.

Đồng thời để tạo ra sự thống nhất của các quy định trong BLTTHS cũng nhƣ đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo cần sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 178 nhƣ sau:

Điều 178. Nội dung của quyết định đƣa vụ án ra xét xử

2. Tội danh và điều khoản của BLHS mà Viện kiểm sát áp dụng đối với hành vi của bị cáọ Tội danh và điều khoản của BLHS mà Tịa án có thể xét xử đối với hành vi của bị cáọ

Thứ hai, sửa đổi quy định việc Hội đồng xét xử khởi tố vụ án tại phiên

tòa: Điều 13 BLTTHS quy định: “Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ

quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội” [25]. Đồng thời điều

104 BLTTHS cũng quy định: “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu

cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra” [25].

Các quy định này của BLTTHS năm 2003 có nhiều bất cập nhƣ đã phân tích tại phần 2.1.3.5 nên cần sửa đổi các điều 13 và điều 104 nhƣ sau:

Điều 13. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự

Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý ngƣời phạm tộị

Điều 104. Quyết định khởi tố vụ án hình sự .....

Nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện đƣợc tội phạm hoặc ngƣời phạm tội mới cần phải điều tra thì Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự.

Thứ ba, bổ sung nguyên tắc tranh tụng vào chƣơng “những nguyên tắc

cơ bản”:

Hoạt động tranh tụng đóng vai trị quan trọng, thể hiện sự bình đẳng giữa các bên trong việc đƣa ra chứng cứ, u cầu tại phiên tịa xét xử. Thơng qua việc xét hỏi và tranh tụng công khai giữa bên buộc tội và bên bị buộc tội trƣớc tòa, sự thật khách quan của vụ án sẽ đƣợc làm sáng tỏ. Tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm là quá trình thẩm định, đánh giá công khai các chứng cứ, tài liệu của vụ án để khẳng định độ tin cậy, tính khách quan, tồn diện và đầy đủ của vụ án. Tranh tụng đƣợc thực hiện giữa kiểm sát viên, ngƣời bào chữa, bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự nhằm bảo vệ quan điểm, lợi ích của các bên, dƣới sự điều khiển, quyết định của Hội đồng xét xử với vai trò trọng tàị Để nâng cao đƣợc hiệu quả tranh tụng thì việc hồn thiện pháp luật TTHS nói chung, các qui định liên quan đến tranh tụng tại phiên tồ sơ thẩm nói riêng là một việc làm cấp bách hiện naỵ Ở một mức độ nào đó, các nguyên tắc quy định trong BLTTHS năm 2003 đã mang hơi hƣớng của tƣ tƣởng tranh tụng, tuy nhiên nguyên tắc tranh tụng chƣa đƣợc ghi nhận thành một nguyên tắc chính thức.

Khoản 5, điều 103 Hiến pháp năm 2013 đã quy định nguyên tắc tranh tụng trong xét xử và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cũng đã quy định nguyên tắc tranh tụng tại điều 13: “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Tịa

án có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền

tranh tụng trong xét xử. Việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo

quy định của luật tố tụng” [27]. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để ghi nhận

nguyên tắc tranh tụng tại BLTTHS trong lần sửa đổi, bổ sung tớị Vì vậy cần bổ sung nguyên tắc tranh tụng là nguyên tắc chính thức trong hoạt động tố tụng hình sự mà khơng chỉ trong xét xử của BLTTHS với nội dung:

Điều… Bảo đảm tranh tụng trong tố tụng hình sự

1. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bên buộc tội và bên gỡ tội đƣợc bình đẳng với nhau khi thu thập chứng cứ, chứng minh và tranh tụng tại phiên tòạ

2. Trong q trình xét xử, Tịa án phải bảo đảm cho các bên thực hiện quyền tranh tụng. Bản án hoặc quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòạ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Tỉnh Đắk lắk) (Trang 97 - 100)