Đối với thẩm phán và hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Tỉnh Đắk lắk) (Trang 100 - 102)

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHIÊN TÒA

3.3.1. Đối với thẩm phán và hội thẩm nhân dân

Chủ thể trực tiếp thực thi quyền hiến định và pháp định tại Tịa án chính là các thẩm phán và hội thẩm. Vì vậy để nâng cao chất lƣợng xét xử nói chung cũng nhƣ xét xử sơ thẩm hình sự nói riêng ngồi việc tăng cƣờng, đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho thẩm phán, hội thẩm về pháp luật, nghiệp vụ xét xử, tin học, ngoại ngữ cũng nhƣ nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống thì theo chúng tơi một vấn đề cực kỳ quan trọng khác là đảm bảo cho thẩm phán, hội thẩm thực sự độc lập. Sự độc lập của thẩm phán, hội thẩm không chỉ giản đơn trong giai đoạn xét xử, mà cịn mở rộng phạm vi ra khn khổ xét xử, trong đó có sự độc lập về cơ chế, chính

sách, thể chế luật pháp đối với các chức danh nàỵ Để thẩm phán và hội thẩm độc lập thì trƣớc hết cần có sự độc lập về tƣ pháp tức là độc lập về mặt thiết chế và tổ chức của Tòa án nhƣ nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị đã định hƣớng: “Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ

thuộc vào đơn vị hành chính” [6]. Đối với cá nhân thẩm phán thì việc bổ nhiệm thẩm phán phải cơng tâm, chính xác, lựa chọn cho đƣợc những ngƣời đƣợc đào tạo, rèn luyện, có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm, bảo đảm có đủ ý chí, cơng tâm, quyết tâm bảo vệ công lý. Là chủ thể trực tiếp thực thi quyền tƣ pháp quốc gia, nên chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, thuyên chuyển, kỷ luật, cách chức, khen thƣởng... đối với thẩm phán phải đƣợc Hiến pháp và pháp luật quy định rõ ràng, tuân thủ một quy trình chặt chẽ, khơng có quyền lực cá nhân nào can thiệp, quyết định đƣợc việc nàỵ Một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tính độc lập của thẩm phán là việc tạo điều kiện cho họ an tâm làm việc, tập trung cho chuyên môn, nghiệp vụ, không phải vƣớng bận, suy nghĩ đến những tác động về vị thế, nhiệm kỳ cơng tác và những vấn đề có liên quan đến chức danh tố tụng của họ. Vì vậy cần quy định kéo dài nhiệm kỳ của thẩm phán để họ yên tâm với công việc xét xử, không bận tâm việc tái bổ nhiệm nhiệm kỳ sau, cƣơng quyết và độc lập hơn trong việc bảo vệ công lý, lẽ phảị Đồng thời nhiệm kỳ dài giúp cho thẩm phán có thời gian bồi bổ kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, tăng cƣờng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tính độc lập. Luật tổ chức Tịa án nhân dân năm 2014 đã có quy định mới về nhiệm kỳ thẩm phán tại điều 74: “nhiệm kỳ đầu của Thẩm phán là 5 năm; trường hợp được bổ

nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp

theo là 10 năm” [27]. Mặc dù đã có sự kéo dài nhiệm kỳ của Thẩm phán so

với quy định trƣớc đây nhƣng về cơ bản chƣa có sự thay đổi đột biến, mà theo chúng tôi cần nghiên cứu theo hƣớng khi mới bổ nhiệm thì nhiệm kỳ của

Thẩm phán có thời hạn 5 năm, nếu đƣợc bổ nhiệm lại hoặc đƣợc bổ nhiệm vào ngạch thẩm phán khác thì khơng quy định thời hạn. Ngồi ra một vấn đề không kém phần quan trọng là cần phải quy định một chế độ lƣơng bổng đặc biệt cho thẩm phán, bởi lẽ lao động của thẩm phán là loại lao động đặc thù. Một chế độ lƣơng đảm bảo cho cuộc sống cá nhân và gia đình thẩm phán sẽ giúp họ cơng tâm khi làm việc, giữ gìn phẩm chất đạo đức, ý chí bảo vệ cơng lý, nâng cao tính độc lập, tránh mọi sự chi phối, cám dỗ và tác động tiêu cực đối với phán quyết của họ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Tỉnh Đắk lắk) (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)