Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Tỉnh Đắk lắk) (Trang 79 - 88)

2.2. THỰC TIỄN VỀ THỦ TỤC PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH

2.2.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Một số tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc trong những năm qua, hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của hai cấp Tòa án nhân dân tỉnh Đắklắk vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng xét xử, đó là:

Thứ nhất, Vi phạm về thành phần Hội đồng xét xử: Xét xử công bằng,

không thiên vị là giá trị phổ biến đƣợc các quốc gia cam kết tôn trọng trong các văn kiện và pháp luật quốc tế nhƣ: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Cơng ƣớc châu Âu về nhân quyền. Điều 14 BLTTHS năm 2003 quy định bảo đảm sự vô tƣ của những ngƣời tiến hành hoặc ngƣời tham gia tố tụng là nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự Việt nam. Điều 46 BLTTHS quy định về những trƣờng hợp thẩm phán, hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi, hoặc điều 307 BLTTHS quy định thành phần Hội đồng xét xử đối với vụ án có bị cáo là ngƣời chƣa thành niên thì phải có một hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Tuy nhiên vẫn có Tòa án vi phạm nguyên tắc cơ bản này, tức là có trƣờng hợp thành viên Hội đồng xét xử đã xét xử sơ thẩm vụ án nhƣng vẫn tham gia Hội đồng xét xử sơ thẩm lại vụ án, cũng có trƣờng hợp vụ án có bị cáo là ngƣời chƣa thành niên nhƣng Hội đồng xét xử khơng có hội thẩm bắt buộc nhƣ quy định tại điều 307 BLTTHS.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 55/2009/HSST ngày 15/9/2009 của TAND huyện Krông năng đã xét xử đối với bị cáo Đỗ Minh Giang về tội “Cố

ý gây thương tích” với Hội đồng xét xử trong đó có ơng Đinh Văn Phịng là hội thẩm. Bản án này bị cấp phúc thẩm hủy, nhưng khi xét xử lại vụ án tại bản án số 11/2011/HSST ngày 20/01/2011 với Hội đồng xét xử vẫn có ơng Đinh Văn Phịng là hội thẩm. Do vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng nên cấp phúc thẩm đã hủy bản án số 11/2011/HSST để cấp sơ thẩm xét xử lạị

Cũng vi phạm tương tự như trên, bản án số 11/2010/HSST ngày 01/12/2009 của TAND huyện Ea Hleo đã bị cấp phúc thẩm hủy để xét xử sơ thẩm lại với thành phần Hội đồng xét xử khác.

Thứ hai, Vi phạm các quy định về thủ tục bắt đầu phiên tòa: thực tiễn

xét xử trong nhiều phiên tòa do thẩm phán đƣợc phân công làm chủ tọa phiên tịa cịn lúng túng, thiếu kinh nghiệm xử lý tình huống phát sinh. Việc kiểm tra căn cƣớc, lý lịch cũng nhƣ nhân thân của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo cho việc xét xử đƣợc chính xác, đúng pháp luật. Có vụ án việc kiểm tra căn cƣớc của bị cáo sơ sài, qua loa đã dẫn đến hậu quả vụ án bị hủy phải điều tra, xét xử lạị

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 05/2011/HSST ngày 21/01/2011 của TAND thị xã Buôn hồ đã kết án bị cáo Y Jak Bkrông và Y Toa Niê về tội “cố ý gây thương tích”. Bản án hình sự phúc thẩm giữ ngun án sơ thẩm đối với bị cáo Y Jak Bkrông và hủy bản án sơ thẩm đối với bị cáo Y Toa Niê vì có căn cứ xác định bị cáo Y Toa Niê tên thật là Y Bel Niê. Tại quyết định giám đốc thẩm số 15/HS-GĐT ngày 12/10/2012 của Tịa hình sự - TAND Tối cao nhận định có tài liệu chứng minh bị cáo Y Jak Bkrơng tên thật là Y Yơk Bkrơng nên đã hủy bản án hình sự phúc thẩm của TAND tỉnh Đắklắk và bản án hình sự sơ thẩm của TAND thị xã Buôn hồ đối với bị cáo Y Jak Bkrông để điều tra lạị

Mặt khác theo quy định của BLTTHS thì trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, qua kiểm tra danh sách những ngƣời đƣợc triệu tập đến phiên tịa, nếu có ngƣời tham gia tố tụng vắng mặt thì chủ tọa phiên tịa phải hỏi xem có

ai yêu cầu hoãn phiên tịa hay khơng để Hội đồng xét xử xem xét và quyết định. Nhƣng có phiên tịa chủ tọa phiên tịa vẫn quyết định xét xử vắng mặt những ngƣời tham gia tố tụng mặc dù việc những ngƣời này vắng mặt có ảnh hƣởng lớn đến kết quả giải quyết vụ án.

Bản án hình sự phúc thẩm số 51/2009/HSPT ngày 04/3/2009 của TAND tỉnh Đắklắk xét xử đối với bị cáo Cao Sỹ Xuân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đã hủy bản án sơ thẩm số 405/2008/HSST ngày 18/12/2008 của

TAND thành phố Buôn Ma Thuột. Lý do bị án sơ thẩm bị hủy là vụ án có

nhiều nội dung mâu thuẫn nhưng tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử vắng mặt bà Hoàng Thị Dung (người bị hại) và bà Võ Thị Mai Nguyệt (người có quyền, nghĩa vụ liên quan) là khơng đảm bảo quyền lợi cho những người này và quyền lợi cho bị cáo cũng như ảnh hưởng tới việc xét xử khách quan vụ án.

Thứ ba, Vi phạm nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục:

điều 184 BLTTHS quy định Tòa án trực tiếp xem xét kiểm tra, đánh giá chứng cứ ngay tại phiên tòa bằng cách hỏi, trả lời và tiến hành liên tục từ khi bắt đầu đến khi kết thúc việc xét xử tại phiên tòa, trừ thời gian nghỉ. Tuy nhiên trên thực tiễn, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự vẫn cịn vi phạm. Có trƣờng hợp trong thời gian chờ tuyên án đối với vụ án phải kéo dài ngày xét xử, hoặc trong thời gian nghị án kéo dài, thẩm phán chủ tọa phiên tòa lại tham gia Hội đồng xét xử để xét xử vụ án khác hoặc tham gia giải quyết vụ việc dân sự. Cũng có trƣờng hợp vụ án đã tiến hành tranh luận xong nhƣng thấy cần điều tra bổ sung nên Hội đồng xét xử đã hỗn phiên tịa và quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nhƣng khi mở phiên tịa lại thì Hội đồng xét xử đã bỏ qua nhiều thủ tục nhƣ không kiểm tra căn cƣớc, không công bố cáo trạng, khơng giải thích quyền và nghĩa vụ…

hỏi tại phiên tịa chủ yếu do Hội đồng xét xử thực hiện, vai trị của kiểm sát viên trong q trình xét hỏi cịn mờ nhạt. BLTTHS đã có những quy định cụ thể về những vấn đề kiểm sát viên phải hỏi tại phiên tòa nhƣng trong nhiều vụ án, kiểm sát viên chƣa chủ động trong việc xét hỏi, nếu có hỏi thì chỉ mang tính chất bổ sung sau khi Hội đồng xét xử đã hỏị Chính vì việc thụ động của kiểm sát viên nên Hội đồng xét xử dƣờng nhƣ đã trở thành ngƣời buộc tội, tự mình làm thay cơng việc của kiểm sát viên tức là xét hỏi theo hƣớng kết tội mà cáo trạng đã quy kết. Nếu tại phiên tòa mà bị cáo hoặc những ngƣời tham gia tố tụng trình bày khác với nội dung đã khai tại cơ quan điều tra thì dễ bị quy kết cho rằng khai báo không thành khẩn, khai báo quanh cọ Chính vì vậy trong nhiều phiên tịa, việc xét hỏi, xem xét cơng khai tính xác thực của các tài liệu, chứng cứ chỉ đƣợc thực hiện một cách qua loa, thậm chí có tài liệu không đƣợc xét hỏị Hậu quả của việc làm này dẫn đến việc giải quyết vụ án khơng chính xác, có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan ngƣời vơ tộị

Bản án hình sự sơ thẩm số 392/2009/HSST ngày 30/11/2009 của TAND thành phố Buôn Ma Thuột đã kết án bị cáo Phạm Văn Quảng về tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ”. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 77/2010/HSPT ngày 25/3/2010 của TAND tỉnh Đắklắk nhận định cho rằng các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện Nguyễn Văn

Dũng là người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật chiếc xe mơ tơ biết Phạm

Văn Quảng khơng có giấy phép lái xe theo quy định nhưng vẫn giao xe cho Quảng điều khiển. Tịa án cấp sơ thẩm khơng xem xét, đánh giá các tài liệu chứng cứ này để xem xét trách nhiệm dân sự cũng như trách nhiệm hình sự của Dũng là khơng đúng pháp luật. Do việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm phiến diện, chưa đầy đủ, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nên án phúc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm.

Giai đoạn tranh luận đƣợc bắt đầu bằng việc kiểm sát viên trình bày lời luận tộị Đây là giai đoạn đƣợc đánh giá là một trong những giai đoạn quan trọng nhất khi giải quyết vụ án và đang đƣợc các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp chú trọng, nâng cao chất lƣợng trong quá trình cải cách tƣ pháp hiện naỵ Nhƣng trên thực tế có nhiều phiên tịa q trình tranh luận cịn mang tính hình thức, khơng đảm bảo tinh thần cải cách tƣ pháp do Đảng khởi xƣớng, đó là các bản án, quyết định của tịa án đƣợc banh hành căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòạ Ngồi các yếu tố nhƣ vai trị của Luật sƣ, kiểm sát viên và những ngƣời tham gia tố tụng còn nhiều hạn chế trong quá trình tranh luận, thì vai trị của Hội đồng xét xử trong việc điều khiển quá trình tranh luận cũng có nhiều hạn chế. Lẽ ra với những vấn đề, tình tiết cịn có nhận định khác nhau thì Hội đồng xét xử phải yêu cầu các bên tranh luận đến cùng, tuy nhiên khi có một bên tham gia tranh luận khơng tranh luận mà chỉ bảo lƣu ý kiến (nhất là kiểm sát viên) thì Hội đồng xét xử cũng khơng kiên quyết yêu cầu phải tiếp tục tranh luận, đối đáp. Cũng có những phiên tịa, khi ngƣời bào chữa trình bày ý kiến tranh luận thì chủ tọa phiên tịa cắt ngang hoặc chen ngang làm cho khơng khí phiên tịa nhiều khi căng thẳng, tạo ấn tƣợng cho rằng Hội đồng xét xử không tạo điều kiện cho ngƣời bào chữa trình bày ý kiến, coi nhẹ quyền bào chữa của bị cáọ Một thực tế khác là hiện cịn có tình trạng “duyệt án”, “báo cáo án”, “án chỉ đạo”… đã làm cho việc tranh tụng tại phiên tồ xét xử trở nên hình thức.

Thứ sáu, Vi phạm các quy định về thủ tục nghị án và tuyên án: trong thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự vẫn có những vi phạm các quy định về nghị án, tuyên án. Những vi phạm thƣờng xảy ra đó là:

Về nguyên tắc chỉ có các thành viên của Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án, nhƣng có vụ án khi Hội đồng xét xử đang nghị án thì có mặt cả kiểm sát viên và thƣ ký mặc dù có thể do vơ tình. Sự việc này có trƣờng hợp bị

ngƣời bào chữa, ngƣời tham gia tố tụng phát hiện đã khiếu nại gay gắt. Đồng thời theo quy định tại điều 222 BLTTHS thì Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một, tuy nhiên vẫn có vụ án biên bản nghị án thể hiện Hội đồng xét xử chỉ biểu quyết một lần về tất cả các vấn đề của vụ án.

Bản án đƣợc tuyên tại phiên tòa phải là bản án đƣợc Hội đồng xét xử thơng qua tại phịng nghị án, nhƣng vẫn cịn có trƣờng hợp bản án phát hành khác với bản án đã tuyên tại phiên tòạ Đây là việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, làm ảnh hƣởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng. Hoặc cũng có trƣờng hợp bản án tuyên không rõ ràng về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, tổng hợp hình phạt, thời hạn thi hành hình phạt, thời gian thử thách của án treo… gây khó khăn cho việc thực hiện trên thực tế khi bản án có hiệu lực pháp luật

2.2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế * Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Pháp luật tố tụng hình sự ở nƣớc ta nói chung cũng nhƣ quy

định về thủ tục phiên tịa sơ thẩm nói riêng đang trong q trình hồn thiện với việc loại bỏ dần những quy định khơng cịn phù hợp, trái với tinh thần cải cách tƣ pháp và xây dựng những quy định mớị Nhiều quy định bất cập trong lĩnh vực tố tụng hình sự chậm đƣợc sửa đổi, nhiều vƣớng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật chƣa đƣợc các cơ quan có thẩm quyền hƣớng dẫn kịp thờị Một trong những bất cập của pháp luật tố tụng hình sự hiện nay nhƣ theo quy định tại điều 10 BLTTHS năm 2003: “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng” [25], Tòa án là một trong những cơ

quan tiến hành tố tụng, nên Hội đồng xét xử đƣợc BLTTHS quy định nhiều nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hiện việc xét hỏi, tranh luận tại phiên tòạ Hội đồng xét xử sẽ tiến hành các hoạt động tố tụng để chứng minh tội phạm, tức

là phải đấu tranh với bị cáo trƣớc tịa mà lẽ ra việc đó phải là trách nhiệm của kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố tại phiên tịạ Mặt khác u cầu của cải cách tƣ pháp là đẩy mạnh việc tranh tụng tại phiên tòa, các phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng, nhƣng vẫn còn nhiều quy định về tố tụng làm hạn chế hoặc khơng có quy định làm cơ sở để thúc đẩy việc tranh tụng tại phiên tòạ

Thứ hai, Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của các cơ quan tƣ pháp

còn nhiều bất hợp lý, nhất là về tổ chức, hoạt động của hệ thống Tòa án chƣa tƣơng xứng với chức năng nhiệm vụ của Tòa án đã đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 cũng nhƣ chƣa đáp ứng yêu cầu của cải cách tƣ pháp trong giai đoạn hiện naỵ Các cơ quan bổ trợ tƣ pháp chƣa có cơ chế hoạt động hiệu quả, việc phối hợp giữa các cơ quan tƣ pháp và các cơ quan bổ trợ tƣ pháp còn nhiều hạn chế, bất cập. Đội ngũ luật sƣ cịn ít chƣa đáp ứng yêu cầu, chỉ có một số văn phòng luật sƣ chủ yếu tập trung ở Thành phố Buôn Ma Thuột, trong khi nhu cầu về trợ giúp pháp lý ngày càng tăng nhất là ở các huyện vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ ba, Việc tuyển dụng và bổ nhiệm thẩm phán cho các huyện vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn do thiếu nguồn cán bộ tại chỗ cũng nhƣ nghề có thu nhập thấp lại áp lực nhiều nên khó thu hút cán bộ có năng lực, trình độ. Có thời gian dài cịn tình trạng một số Tịa án nhân dân cấp huyện chỉ có một thẩm phán đồng thời cũng là Chánh án đã ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động xét xử của Tòa án.

Thứ tư, Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cơng tác xét xử cịn thiếu

làm ảnh hƣởng tới vị thế của Tòa án khi nhân danh Nhà nƣớc để xét xử, đồng thời ảnh hƣởng tới chất lƣợng của hoạt động xét xử và việc tuân thủ đúng các quy định về thủ tục tố tụng. Hiện nay vẫn còn nhiều trụ sở Tòa án chật hẹp, xuống cấp nghiêm trọng, có Tịa án đang phải thuê nhà dân làm trụ sở. Địa

bàn tỉnh Đắklắk rộng, giao thông đi lại khó khăn, có nhiều dân tộc cùng cƣ trú trên địa bàn đã tác động không nhỏ tới hoạt động xét xử của Tòa án hai cấp của tỉnh Đắklắk.

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Một trong những nguyên nhân làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng

của cơng tác xét xử là do trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực xét xử của

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Tỉnh Đắk lắk) (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)