1.2 Nội dung an ninh tài chính doanh nghiệp
1.2.4 Hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là nội dung phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã đề ra. Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Dấu hiệu tập trung nhất để đánh giá nội dung này là lợi nhuận - mục tiêu của doanh nghiệp. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư & hoạt động tài chính. Đây là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nĩi lên kết quả của tồn bộ các hoạt động trong doanh
nghiệp. Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp, là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp tăng trưởng một cách ổn định, vững chắc, đồng thời cũng là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Nếu doanh nghiệp bị thua lỗ liên tục, kéo dài sẽ sớm lâm vào tình trạng bị khủng hoảng, phá sản.
Kinh doanh cĩ hiệu quả với lợi nhuận cao là nội dung quan trọng đối với an ninh tài chính doanh nghiệp. Nĩ cĩ ảnh hưởng đến các nội dung khác của an ninh tài chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh cĩ hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho việc bổ sung dòng tiền lưu chuyển trong doanh nghiệp , qua đĩ gĩp phần tạo nên cân bằng tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh đĩ, quy mơ vốn chủ sở hữu phụ thuộc rất lớn vào mức độ tự tích tụ vốn từ lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng tích tụ vốn từ lợi nhuận càng cao, quy mơ vốn chủ sở hữu càng lớn. Đồng thời, khi kinh doanh cĩ hiệu quả, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường tăng cao, doanh nghiệp cĩ khả năng huy động vốn tín dụng, huy động vốn thơng qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu,… Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp được tăng cường, doanh nghiệp cĩ được nhiều nguồn vốn để thanh tốn các khoản nợ đến hạn, khả năng thanh tốn của doanh nghiệp được đảm bảo. Như vậy, kinh doanh cĩ hiệu quả là một yếu tố quan trọng tăng cường khả năng thanh tốn và cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, việc kinh doanh kém hiệu quả khơng những khơng tự tích luỹ được vốn, việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngồi gặp khĩ khăn mà cịn làm cho doanh nghiệp cĩ nguy cơ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, dễ rơi vào khủng hoảng và phá sản.
Chỉ tiêu phân tích
Tỷ suất sinh lợi: đo lường thu nhập của cơng ty với các nhân tố khác
Loại tỷ số này bao gồm các chỉ tiêu sau:
* Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (Net prifit margin ratio):
Lợi nhuận ròng Tỷ suất sinh lợi trên
doanh thu (ROS)
=
Doanh thu thuần
x 100%
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nĩ thể hiện, khi thực hiện 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ, doanh nghiệp cĩ thể thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.
* Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần – Return on equity ratio (ROE): đây là
chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nĩ cho thấy khả năng tạo lãi của 1$ vốn họ bỏ ra để đầu tư vào doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng Tỷ suất sinh lợi trên vốn
cổ phần (ROE)
=
Vốn cổ phần
x 100%
* Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản – Return on total assets ratio ( ROA): chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên 1$ vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản (ROA)
=
Toàn bộ tài sản
x 100%
Sự khác nhau giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là do doanh nghiệp cĩ sử dụng vốn vay. Nếu doanh nghiệp khơng sử dụng vốn vay thì hai tỷ số này sẽ bằng nhau.
Tỷ số hoạt động: là các tỷ số đo lường hoạt động kinh doanh của một
doanh nghiệp. Để nâng cao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị cần biết là những tài sản chưa dùng hoặc khơng dùng khơng tạo ra thu nhập vì thế doanh nghiệp cần phải biết cách sử dụng chúng cĩ hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Tỷ số hoạt động đơi khi cịn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển. Tỷ số này bao gồm các chỉ tiêu: số
vòng quay các khoản phải thu, số kỳ thu tiền bình quân, số vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản, hiệu suất sử dụng vốn cổ phần… (xem chi tiết tại phụ lục 01).