Quản lý nhà nước về chứng thực:

Một phần của tài liệu Hoạt động công chứng, chứng thực tại UBND xã phú hội, huyện đức trọng, tỉnh lâm đồng (Trang 26 - 30)

5. Kết cấu của chuyên đề

1.7. Quản lý nhà nước về chứng thực:

1.7.1. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về chứng thực:

Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng thực trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực.

- Hướng dẫn, chỉ đạo chung việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực.

- Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chứng thực và quản lý nhà nước về chứng thực.

- Hợp tác quốc tế về chứng thực.

- Hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu các việc về chứng thực báo cáo Chính phủ.

1.7.2. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về chứng thực:

- Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực đối với các Cơ quan đại diện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra về công tác chứng thực tại các cơ quan đại diện.

+ Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự làm công tác chứng thực tại các Cơ quan đại diện.

+ Hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực của các cơ quan đại diện gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền.

- Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong phạm vi địa bàn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của cơ quan đại diện theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

+ Lưu trữ sổ chứng thực, văn bản chứng thực.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền.

+ Hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực báo cáo Bộ ngoại giao theo quy định.

Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao làm công tác chứng thực có trách nhiệm giúp cơ quan đại diện thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 43 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

1.7.3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về chứng thực: thực:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnhthực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực tại địa phương.

+ Hướng dẫn , bồi dưỡng ngiệp vụ chứng thực cho cán bộ, công chức làm công tác chứng thực tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân cấp xã và công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng.

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về chứng thực. + Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chứng thực và quản lý nhà nước về chứng thực trong phạm vi địa phương, đáp ứng yêu cầu cung cấp và trao đổi thông tin.

+ Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực của Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức hành nghề cơng chứng; có biện pháp chấn chỉnh tình hình lạm dụng yêu cầu bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các ci phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền.

+ Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực trong địa phương, báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.

Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã , thành phố thuộc tỉnh ( sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho cán bộ, công chức làm công tác chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn.

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của phápluật về chứng thực.

+ Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực.

+ Lưu trữ sổ chứng thực, văn bản chứng thực.

+ Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã; có biện pháp chấn chỉnh tình hình lạm dụng u cầu bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên qaun đến chứng thực theo thẩm quyền.

+ Định kỳ 6 tháng tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.

Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP và thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Phòng Tư pháp theo quy định của Nghị định này.Trưởng Phòng Tư pháp, Phó Trưởng phịng Tư pháp phải thơng báo mẫu chữ ký khi ký chứng thực cho Sở Tư pháp.

- Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.

+ Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về chứng thực.

+ Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực.

+ Lưu trữ sổ chứng thực, văn bản chứng thực.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền.

+ Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định.

Công chức Tư pháp- Hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 43 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xả và phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo mẫu chữ ký khi ký chứng thực cho Sở Tư pháp.

1.7.4. Xử lý vi phạm

- Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người thực hiện chứng thực, người yêu cầu chứng thực, người dịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Trong trường hợp người thực hiện chứng thực gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức do lỗi của mình thì sẽ bị xử lý kỷ luật, bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Trong trường hợp người dịch gây thiệt hại cho người yêu cầu dịch do lỗi của mình thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

1.7.5. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Việc khiếu nại, giảiq uyết khiếu nại, việc tố cáo, giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm phápluật trong hoạt động chứng thực được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC TẠI UBND XÃ PHÚ HỘI, HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG, MỘT SỐ GIẢI PHÁP

NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỨNG THỰC VÀ MƠ HÌNH HĨA CÁCH THỨC THỰC HIỆN CHỨNG THỰC

Một phần của tài liệu Hoạt động công chứng, chứng thực tại UBND xã phú hội, huyện đức trọng, tỉnh lâm đồng (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)