Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác

Một phần của tài liệu Hoạt động công chứng, chứng thực tại UBND xã phú hội, huyện đức trọng, tỉnh lâm đồng (Trang 38 - 39)

5. Kết cấu của chuyên đề

2.4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác

giao dịch thì hướng dẫn các bên ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng, ký tắt vào từng trang của hợp đồng, ký đầy đủ vào trang cuối, ghi rõ họ tên, chức vụ.

Bước 4: Chuyển văn thư vào sổ theo dõi, ghi số hợp đồng, giao dịch, đóng

dấu, lưu trữ.

Bước 5: Chuyển bộ phận “Một cửa” thu lệ phí, trả kết quả cho người có u cầu.

2.4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác chứng thực: thực:

- Về nguyên nhân tồn tại những yếu kém nêu trên, chủ yếu là:

Ở một số xã, việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, trình ký chứng thực hợp đồng, giao dịch do cán bộ địa chính thực hiện dẫn đến nhiều hợp đồng chứng thực nhưng không được ghi vào sổ, không lưu trữ hồ sơ chứng thực theo quy định, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ làm công tác công chứng, chứng thực cịn hạn chế; cán bộ làm cơng tác cơng chứng, chứng thực đôi khi do mối quan hệ cá nhân còn cả nể nên dễ dàng bỏ qua những thủ tục quy định của pháp luật dẫn đến việc làm sai. Một số trường hợp mặc dù có hiểu biết pháp luật nhưng do chủ quan hoặc do sức ép từ những người có thẩm quyền đã gây ra một số hậu quả đáng tiếc như: Xảy ra các tranh chấp hợp đồng nhưng khơng có cơ sở hoặc rất khó giải quyết; một số trướng hợp xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện gây mâu thuẫn, mất ổn định tại địa phương.

- Để nâng cao hiệu quả công tác chứng thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; bảo đảm tính an tồn pháp lý trong giao dịch của các tổ chức và cá nhân cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

+ Một là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền cấp cơ sở trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực cũng như thực hiện tốt Luật công chứng và Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

+ Hai là, cần rà soát, đánh giá hoạt động của đội ngũ cán bộ, cơng chức tư pháp để từ đó có sự sắp xếp bố trí cán bộ làm cơng tác công chứng, chứng

thực phù hợp với năng lực, trình độ, tiêu chuẩn theo đúng hướng dẫn tại các văn bản của cấp trên.

+ Ba là, đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chứng thực đến đông đảo các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức thiết thực như: Tuyên truyền thông qua hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật và các buổi sinh hoạt của các tổ chức đồn thể như: Đồn Thanh niên, Hội nơng dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ... Thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã các thủ tục trình tự về cơng chứng, chứng thực để nhân dân được biết để tiện theo dõi, giám sát và thực hiện theo quy định.

+ Bốn là, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về công tác chứng thực cho cán bộ làm công tác công chứng, chứng thực gắn với làm tốt công tác thanh tra, kiểm ra để phát huy những mặt tích cực, những việc làm hay để nhân rộng, đồng thời kịp uốn nắn, khắc phục những sai phạm. Phòng Tư pháp cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành việc chứng thực của UBND cấp xã để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót.

+ Năm là, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt việc thu lệ phí chứng thực theo đúng quy định hiện hành và dành kinh phí hợp lý để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cơng chứng, chứng thực. Có chế độ đãi ngộ, động viên, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ trực tiếp thực hiện cơng tác chứng thực có thành tích.

Một phần của tài liệu Hoạt động công chứng, chứng thực tại UBND xã phú hội, huyện đức trọng, tỉnh lâm đồng (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)