1.2.8.1. Phân cấp và ủy quyền đầu tư
- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam ủy quyền và phân cấp cho Giám đốc Viễn thông Yên Bái quyết định đầu tư các dự án nhóm C ( theo quyết định số 176/QĐ- ĐTPT-HĐQT ngày 09/5/2005 và quyết định 114/ QĐ-ĐTPT-HĐQT ngày 15/10/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam )
- Viễn thông Tỉnh thay mặt Tập đoàn :
+ Tiến hành đàm phán( nhóm đàm phán là các cán bộ chuyên trách) và ký hợp đồng với chủ đầu tư.
+ Trường hợp có khó khăn đột xuất ngoài khả năng xử lý của Viễn thông Tỉnh báo cáo Tập đoàn để có thể kịp thời hỗ trợ.
+ Viễn thông Tỉnh chủ động ký hợp đồng trách nhiệm với các đơn vị liên quan như (VPN, VTN, VTI, VDC) thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư.
=>Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, Tập đoàn định hướng phân cấp mạnh, giao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm cho Viễn thông Yên Bái phê duyệt dự án tổ chức đầu tư.
Tập đoàn sẽ quản lý công tác đầu tư của Viễn thông Yên Bái thông qua việc ban hành tiêu chuẩn hóa quy trình, tăng cường kiểm tra giám sát và hỗ trợ đơn vị trong lập dự án, thúc đẩy tiến độ triển khai dự án.
Căn cứ vào nhu cầu đầu tư của các Trung tâm VT, VT Tỉnh sẽ xem xét và trình Tập đoàn dự án sơ bộ. Khi được phê duyệt, VT Tỉnh sẽ tiến hành đầu tư và thực hiện các tiêu chuẩn theo đúng quy trình đầu tư của Tập đoàn giao.
+ Phải giải thích rõ: lý do cần phải nâng cấp; Qui mô nâng cấp (trên cơ sở tính toán năng lực hiện có và nhu cầu mới); Cách thức nâng cấp; Phương án đảm bảo an toàn cho thiết bị (TSCĐ) hiện có...
+ Tập hợp đầy đủ và gửi kèm theo dự án toàn bộ hồ sơ của TSCĐ hiện có cần nâng cấp: Quyết định đầu tư, Hợp đồng giao nhận thầu, biên bản nghiệm thu bàn giao, quyết định phê duyệt quyết toán, v.v...
Lưu ý: Về nguyên tắc thì TSCĐ đầu tư ban đầu do bên nào bỏ vốn đầu tư thì khi nâng cấp phải dùng nguồn vốn của bên đó.
1.2.8.2. Nội dung lập một dự án đầu tư Viễn thông
1. Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án
- Đây là nội dung hết sức quan trọng, thể hiện nghiên cứu kỹ thuật công nghệ là tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu về kinh tế, tài chính, các dự án đầu tư không có số liệu của nghiên cứu kỹ thuật - công nghệ thì không thể tiến hành nghiên cứu kinh tế tài chính tuy rằng các thông số kinh tế có ảnh hưởng đến các quyết định về mặt kỹ thuật.
-Nội dung chính của nghiên cứu kỹ thuật công nghệ gồm: + Mô tả sản phẩm của dự án
+Xác định công suất của dự án + Công nghệ và phơng pháp sản xuất + Chọn máy móc thiết bị
+ Nguyên vật liệu đầu vào + Cơ sở hạ tầng
+ Lao động và trợ giúp kỹ thuật của nớc ngoài. + Địa điểm thực hiện dự án
+ Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án + Xử lý chất thải ô nhiễm môi trờng + Lịch trình thực hiện dự án
2. Nghiên cứu tài chính của dự án đầu tư
- Nhằm khẳng định tiềm lực tài chính cho việc thực hiện dự án đồng thời phân tích những kết quả hạch toán kinh tế của dự án.
- Nội dung chính của nghiên cứu tài chính bao gồm: + Xác định tổng mức vốn đầu tư
+ Xác định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ
+ Lập các báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án.
+ Dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án; chi phí sản xuất; mức lỗ lãi của dự án và cân đối kế toán của dự án.
- Để đánh giá hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư có thể sử dụng các chỉ tiêu như
+ Giá trị hiện tại thuần + Giá trị đều hàng năm, + Tỷ số lợi ích trên chí phí + Tỷ suất hoàn vốn nội bộ + Thời gian hoàn vốn.
- Các phương pháp chủ yếu để so sánh lựa chọn một dự án đầu tư gồm: + Phương pháp giá trị hiện tại thuần (giá trị tương lai thuần);
+ Phương pháp giá trị đều hàng năm + Phương pháp tỷ số lợi ích trên chi phí + Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ..
3. Nghiên cứu kinh tế xã hội và môi trường của dự án đầu tư
- Thông qua xác định những lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường do dự án đầu tư mang lại mà xác định cụ thể vị trí của dự án đầu tư trong kế hoạch kinh tế quốc dân, tính phù hợp của dự án với mục tiêu.
- Đảm bảo độ tin cậy của dự án đầu tư thông qua việc sử dụng đúng đắn cơ sở lý thuyết và sự đóng góp thiết thực của dự án vào lợi ích chung của toàn xã hội.
- Góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án đầu tư.
- Các chỉ tiêu của nghiên cứu kinh tế xã hội và môi trường của dự án bao gồm chỉ tiêu giá trị gia tăng; vấn đề tạo công ăn việc làm của dự án; tác động điều tiết thu nhập; hiệu quả tiết kiệm ngoại tệ; khả năng cạnh tranh quốc tế và ảnh hưởng của dự án đối với môi trường sinh thái
1.2.8.3. Các dự án đầu tư tại Viễn thông Yên Bái
- Doanh nghiệp đầu tư hạ tầng VT –CNTT trong khu công nghiệp, khu đô thị, khu tổ hợp đa chức năng
- Doanh nghiệp đầu tư hạ tầng VT trong các khu chung cư, khu văn phòng - Các dự án tin học nhămg nâng cao chất lượng, năng lực cung cấp dịch vụ và tiêu chuẩn hóa các dịch vụ cung cấp.
- Các dự án kiến trúc: Đối với các dự án văn phòng làm việc của đơn vị sẽ đầu tư ở mức hợp lý.
- Đầu tư tài chính: Góp vốn, liên doanh, cổ phần.
Tính đến năm 2010 Viễn thông Yên Bái đã phát triển được:
+ Hệ thống tổng đài kỹ thuật số hiện đại, tuyến truyền dẫn giữa các huyện, thành phố đã được cáp quang hoá, sử dụng công nghệ tiên tiến, mạng ngoại vi từng bước quy hoạch xây dựng ngầm hoá trên phạm vi toàn tỉnh.
+ Hiện nay, hầu hết các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều đã lắp đặt trạm chuyển mạch, trạm truy nhập đa dịch vụ, truy nhập Internet tốc độ cao ADSL… Toàn mạng có gần 80 trạm chuyển mạch với tổng dung lượng đặt xấp xỉ 200 nghìn lines thoại và trên 70 trạm DSLAM. Các thiết bị truy nhập MSAN và DSLAM đều sử dụng công nghệ mới, hiện đại sẵn sàng chuyển sang mạng thế hệ sau NGN, cung cấp đa dịch vụ trên một đôi dây đến nhà thuê bao.
+ Viễn thông Yên Bái đang tiếp tục triển khai xây dựng và lắp đặt thêm các trạm BTS tại các xã, phường còn lại tiến tới phủ sóng toàn tỉnh, đồng thời cung cấp dịch vụ Gphone cho các khu vực dân cư ở xã trung tâm và khó khăn trong việc xây dựng tuyến cáp đồng. Đơn vị đã triển khai đầu tư hình thành mạng đô thị băng rộng và mạng cáp quang đến tận nhà thuê bao.
+ Đặc biệt, Viễn thông Yên Bái đã ký kết hợp tác đầu tư xây dựng với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1.2.8.5 Thẩm định dự án đầu tư
- Khi nhận được hồ sơ do các đơn vị trình, trong vòng 03 đến 07 ngày phòng Đầu tư kiểm tra và có phiếu thẩm tra hồ sơ gửi các đơn vị (nếu hồ sơ chưa hợp lệ).
- Nội dung thẩm định:
+ Kiểm tra sơ bộ về mặt thủ tục pháp lý: tờ trình, nội dung hồ sơ, các văn bản pháp lý cho phép lập dự án (Quyết định ban hành kế hoạch đầu tư, văn bản phê duyệt địa điểm, qui mô dự án v.v...).
+ Thẩm định sự phù hợp với qui hoạch phát triển của Ngành, của Công ty, kiểm tra sự phù hợp với kế hoạch đầu tư của Công ty.
+ Đánh giá sự cần thiết phải đầu tư.
+ Đánh giá phương án lựa chọn thiết bị, công nghệ, giải pháp kiến trúc, giải pháp xây dựng, lắp đặt, việc áp dụng qui chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng.
+ Đánh giá việc phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, an toàn vận hành, vệ sinh môi trường.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc đầu tư, tính khả thi của dự án: sự phù hợp với giá cả trên thị trường, khả năng sinh lợi, thẩm định về khối lượng đầu tư cần thiết trong dự án so với các định mức kinh tế kỹ thuật v.v...
+ Sau khi thẩm định xong, đơn vị thẩm định phải lập văn báo cáo kết quả thẩm định kèm theo tờ trình theo mẫu, trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét.
1.2.8.6. Quản lý dự án đầu tư
- Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu câu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
- Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn là lập kế hoạch; điều phối thực hiện dự án và giám sát.
- Mục tiêu:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư, mục tiêu của quản lý đầu tư suy cho cùng là nhằm đạt được hiệu quả kinh tế tài chính cao nhất với chi phí vốn đầu tư thấp nhất trong một thời gian nhất định trên cơ sở đạt được các mục tiêu quản lý của từng giai đoạn của từng dự án đầu tư.
+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư : đảm bảo chất lượng và mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu, dự toán, tính toán.
+ Giai đoạn thực hiện đầu tư: đảm bảo tiến độ, chất lượng với chi phí thấp nhất. + Giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư là nhanh chóng thu hồi đủ vốn đã bỏ ra và có lãi đối với các công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, hoặc đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phí thấp nhất đối với các hoạt động đầu tư khác.
1.2.8.7. Đánh giá về công tác đầu tư tại Viễn thông Yên Bái
- Mạng Viễn thông có vai trò quan trọng phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Đảng, chính quyền và nhu cầu thông tin của nhân dân. Trong những năm qua,đặc biệt là sai khi chia tách Bưu chính- Viễn thông thì việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Viễn thông Yên Báingày càng được chú trọng nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân. Tuy nhiên, khi thực hiện đầu tư thì cần phải quan tâm đến một số khía cạnh sau:
+ Căn cứ vào diễn biến thị trường, tốc độ tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, khả năng cung cấp dịch vụ của thiết bị hiện có để quyết định đầu tư.
+ Chọn nhà cung cấp lớn, có uy tín để tránh các rủi ro trong việc nhập thiết bị. + Phải biết cân đối đầu tư cho phù hợp để tránh đầu tư dàn trải không khai thác hết công suất thiết bị để tiết kiệm chi phí, tránh rủi ro do thiết bị không đồng bộ.
PHẦN THỨ HAI
THỰC TẬP CHUYÊN SÂU
CHUYÊN ĐỀ QUẢN TRỊ MARKETING TẠI VIỄN THÔNG YÊN BÁI
2.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ MARKETING 2.1.1. Khái niệm
Quản trị Marketing là quá trình phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra hoạt động Marketing. Nó liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và ý
tưởng, và dựa trên ý niệm về sự trao đổi, mục đích của nó là tạo ra sự thỏa mãn cho các bên tham gia.
Đó là quá trình tìm cách ảnh hưởng đến mức độ và đặc tính của nhu cầu theo hướng giúp cho tổ chức thành đạt các mục tiêu của nó. Nói một cách đơn giản, quản trị Marketing là quản trị sức cầu ( demand ).
Các nhu cầu có thể tồn tại dưới nhiều trạng thái khác nhau (nhu cầu phủ định, nhu cầu suy thoái...), quản trị Marketing phải tìm cách tác động làm biến đổi các trạng thái đó theo cách có lợi nhất cho việc thành đạt các mục tiêu của doanh nghiệp.
2.1.2. Vai trò của quản trị Marketing
Với chức năng chủ yếu đó, quản trị Marketing có vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động quản trị nghiệp vụ khác trong doanh nghiệp : quản trị sản xuất, quản trị tài chính và quản trị nhân sự. Trên một ý nghĩa nào đó, quản trị Marketing có tác dụng định hướng cho các hoạt động quản trị khác qua việc chỉ rõ nhu cầu của các khách hàng mục tiêu, áp lực của cạnh tranh và sự đề nghị cung ứng một hệ thống sản phẩm và dịch vụ thích hợp. Trong bối cảnh nhu cầu thị trường ngày càng phong phú và đa dạng, cạnh tranh ngày càng gia tăng, các nguồn lực kinh doanh ngày càng khan hiếm thì vai trò của quản trị Marketing ngày càng trở nên quan trọng trong nỗ lực duy trì và phát triển của doanh nghiệp. Không những thế, tầm quan trọng của quản Marketing cũng được khẳng định ở các cơ sở phi lợi nhuận như trường học, bệnh viện, hội từ thiện, đoàn thể vv...
2.1.3. Các mục tiêu của hệ thống Marketing
Hoạt động Marketing ảnh hưởng đến nhiều người theo nhiều cách khác nhau và lợi ích mà Marketing đem lại có thể xung đột nhau giữa các đối tượng. Khách hàng bao giờ cũng mong muốn được cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng tại các địa điểm thuận lợi. Họ mong muốn có nhiều mặt hàng theo đặc tính và nhãn hiệu,nhân viên bán hàng phải tích cực, trung thực và lịch sự...
Người bán luôn đối diện với nhiều thách đố khi quyết định đưa ra một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Khách hàng của doanh nghiệp là ai ? Họ có những đặc tính nào ? Nên thiết kế cũng như định giá các sản phẩm như thế nào để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ? Nên sử dụng các trung gian phân phối nào cho hợp lý ? Việc quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi được thực hiện với mức độ nào để có lợi cho việc bán được sản phẩm ?
Công chúng cũng quan tâm đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp với nhiều góc độ khác nhau. Các nhà kinh doanh có tạo ra những sản phẩm an toàn và đáng tin cậy không ? Họ có mô tả đúng sản phẩm của họ trong các chương trình quảng cáo và trên bao bì không ? Việc cạnh tranh có tạo nên những cơ sở để lựa chọn đúng sản phẩm cần mua hay không ?
Như vậy, hoạt động Marketing ảnh hưởng đến nhiều người theo nhiều cách khác nhau nên khó tránh khỏi việc gây ra các mâu thuẫn. Nhiều người rất ghét hoạt động Marketing hiện đại, quy cho nó là phá hoại môi sinh, tấn công công chúng bằng những lối quảng cáo ngu ngốc, gây ra những mong muốn không cần thiết vv...
Trong khi đó những người khác lại bảo vệ mạnh mẽ cho hoạt động Marketing, cho rằng nó tạo ra những cơ hội để hạ thấp chi phí, gợi ý và hướng dẫn tiêu dùng, thúc
đẩy các nỗ lực cá nhân theo hướng sáng tạo hơn, tạo ra nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm thích hợp. Do đó, chúng ta cần thống nhất các mục tiêu của hệ thống Marketing để có thể hiểu rõ hơn những lợi ích mà nó đem lại, trước khi đi vào tìm hiểu các nội dung chủ yếu của nó.
a. Tối đa hóa mức độ tiêu dùng (Maximize Consumption)
Việc xác lập mục tiêu này của Marketing dựa trên một giả định là khi con người càng mua sắm và tiêu dùng nhiều hơn thì họ càng cảm thẩy hạnh phúc hơn.
Những người làm Marketing cho rằng Marketing tạo điều kiện dễ dàng và kích