Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đối với việc tôn tạo d

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu kỳ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 90 - 93)

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ

3.5. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đối với việc tôn tạo d

đối với việc tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hố các dân tộc

Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Bắc Giang đến năm 2020 nhằm định hướng tổ chức không gian, xác định quỹ đất hợp lý các khu chức năng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, quản lý quá trình xây dựng và ngăn chặn sự xâm hại của các yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng đến các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, làm hồi sinh giá trị lịch sử văn hố của các khu di tích. Tiến tới việc lập quy hoạch chung xây dựng, khai thác các quần thể di tích làm cơ sở quan trọng để xây dựng đề án bảo tồn và phát huy giá trị của khai thác các quần thể di tích lịch sử danh thắng trên địa bàn thành phố.

Trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội sẽ gắn kết được với quy hoạch phát triển đô thị, các khu dân cư, quy hoạch các ngành khác tránh tình trạng xây dựng tự phát thiếu sự kiểm soát chặt chẽ đã và đang làm biến đổi khung cảnh danh thắng theo chiều hướng xấu và giảm đi giá trị cảnh quan khu di tích. Đồng bộ các hình thức kiến trúc các cơng trình xây dựng mới theo phong cánh hiện đại, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên và cơng trình di tích lịch sử...

Từ đó hướng tới các mục tiêu phát huy mọi giá trị quý giá của các khu di tích lịch sử và danh thắng; bao gồm giá trị văn hoá vật chất, giá trị văn hoá tinh thần và giá trị văn hố mơi trường cảnh quan thiên nhiên trong việc giáo dục giáo dục giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hố dân tộc và nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Bảo tồn, tơn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên mơi trường sinh thái khu di tích danh thắng. Làm căn cứ

cho việc lập các đồ án quy hoạch chi tiết, các dự án, các chương trình bảo tồn, tơn tạo và phát huy hợp lý, có hiệu quả giá trị khu di tích; làm cơ sở tiến hành lập, thẩm định phê duyệt các dự án đầu tư và lập kế hoạch thực hiện, kêu gọi đầu tư, huy động các nguồn lực. Phối hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chung xây dựng, đảm bảo sự phát triển bền vững toàn khu vực.

3.6. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ

Phương án điều chỉnh quy hoạch đã xác định rõ tiềm năng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn. Tài nguyên đất được khai thác sử dụng hợp lý trên cơ sở ưu tiên bảo vệ các loại đất tốt cho sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa, rau màu, cây lâu năm trên các chân đất có độ phì khá như đất phù sa sông suối, đất dốc tụ, đất xám feralit...

Theo phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố có khoảng 188 ha đạt độ che phủ 38% (độ che phủ rừng theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016- 2020 của tỉnh là 38%). Bảo vệ phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học và rừng đặc dụng. Bắc Giang có thể khai thác đáng kể nguồn lợi kinh tế từ rừng sản xuất với các sản phẩm gỗ, hoa hồi, nhựa thông... và phát triển các vùng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.

Các mục tiêu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất: công nghiệp - xây dựng; dịch vụ-du lịch; nông, lâm nghiệp và thủy sản gây ra 4 vấn đề mơi trường chính, mức độ phụ thuộc vào khả năng sử dụng tài nguyên và mục tiêu phát triển của quy hoạch.

- Phát triển công nghiệp-xây dựng liên quan đến sử dụng tài nguyên (cát, sỏi, mỏ nguyên liệu) để san lấp mặt bằng, làm nguyên liệu sản xuất gây xói lở và thay đổi dịng chảy các khu vực khai thác, gây sạt lở đất các khu vực khai thác mỏ vật liệu; quá trình sản xuất liên quan đến sử dụng nước và phát thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn sinh hoạt và cơng nghiệp, chất thải độc hại); lượng phát thải phụ thuộc nhiều vào công nghệ sản xuất, nhiên liệu sử dụng và ý thức của chủ các nguồn thải;

- Phát triển ngành dịch vụ - du lịch chủ yếu gây ra vấn đề môi trường: Tăng các cơ sở dịch vụ du lịch sẽ làm tăng phát thải (nước thải, chất thải rắn ) sinh hoạt và dịch vụ vào môi trường nước, đất; du lịch sinh thái có nguy cơ gây suy giảm các loại động, thực vật rừng, mức độ tác động được đánh giá ở mức độ trung bình và có thể giảm thiểu được;

- Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản liên quan đến sử dụng hóa chất trong nơng nghiệp, chất thải trong ni trồng thủy sản, chất thải trong chế biến

nông sản nên gây ra các vấn đề mơi trường chính như gia tăng ô nhiễm môi trường nước, suy thối chất lượng mơi trường đất; du nhập các giống ngoại lai ảnh hưởng đến loài truyền thống gây ra vấn đề suy giảm đa dạng sinh học. Mức độ gây ra thấp hơn so với hoạt động cơng nghiệp và có thể khắc phục được;

-Phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến phát thải giao thông, xử lý chất thải sinh hoạt… nên gây ra các vấn đề môi trường như gia tăng ô nhiễm môi trường nước; gia tăng ơ nhiễm mơi trường khơng khí; suy thối chất lượng môi trường đất.

- Xử lý chất thải rắn: Chất thải CN, sinh hoạt và chất thải NN được xử lý tới 90%, đạt tiêu chuẩn quốc gia, chú trọng KĐT, KDV, KCN, mỏ.

- Xử lý nước thải: Nước thải CN tai Cụm tương hỗ, KCN, làng nghề và nước thải sinh hoạt tại KĐT được xử lý tới 95%, đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Phần III

KẾ HOẠCH NĂM ĐẦU KỲ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu kỳ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 90 - 93)