Chuẩn bị dịch đồng nhất hoặc pha loãng mẫu để có độ pha loãng thích hợp 10-3, 10-4, 10-5
Chuyển 1ml dung dịch 10-3, 10-4, 10-5 vào ống 10ml môi trường Lactose Broth có chứa ống durham, mỗi nồng độ 3 ống lặp lại, ủ ở 370C, 48
giờ
Ghi nhận các ống Lactose Broth dương tính (+) có sinh hơi, ở mỗi nồng độ pha loãng
Cấy vào ống nghiệm chứa môi trường BGBL có chứa ống durham, ủ ở 370C, 48 giờ
Ghi nhận các ống BGBL dương tính (+), có sinh hơi
3.3.3 XÁC ĐỊNH E.COLI BẰNG PHƯƠNG PHÁP MPN VÀ THỬ NGHIỆM IMViC
Việc định danh này được thực hiện dựa vào các đặc điểm các phản ứng sinh hoá.
Đối với E.coli thì thử nghiệm IMViC cho kết quả: • Thử nghiệm khả năng sinh Indol dương tính (+) • Thử nghiệm Methyl Red dương tính (+)
• Thử nghiệm Voges Proskauer âm tính (-) • Thử nghiệm Simon Citrate âm tính (-)
3.3.3.1 THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG SINH INDOL
Nhằm phát hiện khả năng của vi sinh vật tạo vòng indol trong môi trường canh trypton.
Phương pháp tiến hành: Vi sinh vật thử nghiệm được nuôi trong môi trường
canh trypton trong khoảng 24-48 giờ. Nhỏ vài giọt ether để kéo indol lên bề mặt môi trường, thêm vài giọt thuốc thử Kovac’s hoặc thuốc thử Erhlich.
Đọc kết quả: Thử nghiệm (+): trên bề mặt môi trường xuất hiện vòng màu đỏ cánh sen.
Thử nghiệm (-): Không xuất hiện vòng đỏ.
Hình 3.2. Thử nghiệm khả năng sinh Indol, Nguồn: http://users.stlcc.edu
3.3.3.2 THỬ NGHIỆM METHYL RED
Nhằm xác định khả năng của vi sinh vật sản xuất và duy trì các sản phẩm acid bên trong môi trường trong quá trình lên men glucose.
Phương pháp tiến hành: Nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường glucose
phosphate (MR-VP broth) ủ trong khoảng 2-5 ngày. Thêm vài giọt thuốc thử methyl red được pha theo tỷ lệ 0,1g trong 300ml cồn và cho nước vào để đạt thể tích 500ml.
Đọc kết quả: Thử nghiệm (+): Môi trường chuyển sang màu đỏ.
Hình 3.3. Thử nghiệm Methyl Red, Nguồn:http://users.stlcc.edu
3.3.3.3 THỬ NGHIỆM VOGES PROSKAUER
Nhằm phát hiện khả năng vi sinh vật tạo ra một số sản phẩm trung tính (aceton) trong quá trình lên men glucose.
Phương pháp tiến hành: Cấy vi sinh vật trong môi trường glucose phosphate
(MR-VP broth), ủ ở nhiệt độ 370C trong 2-5 ngày. Thêm dung dịch thuốc thử ∞- naphtol 5% trong cồn và dung dịch KOH 40% với tỷ lệ 3:1. Quan sát phản ứng xảy ra trong 5 phút.
Đọc kết quả: Thử nghiệm (+): xuất hiện màu đỏ trên bề mặt môi trường.
Thử nghiệm (-): môi trường không đổi màu.
Hình 3.4. Thử nghiệm Voges Proskauer, Nguồn: http://users.stlcc.edu 3.3.3.4 THỬ NGHIỆM SIMMONS CITRATE
Nhằm xác định khả năng vi sinh vật sử dụng citrate như là nguồn carbon duy nhất.
Phương pháp tiến hành: Môi trường sử dụng trong thí nghiệm này là môi
trưởng Simmons citrate agar . Cấy vi sinh vật lên môi trường thạch nghiêng SCA, ủ 370C trong 24 giờ rồi đọc kết quả.
Đọc kết quả: Thử nghiệm (+): môi trường chuyển sang màu xanh dương.
Hình 3.5. Thử nghiệm Simmon Citrate, Nguồn: http://users.stlcc.edu
3.3.4 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH E.COLI
SVTH:NGUY 54
Chuẩn bị dịch đồng nhất hoặc pha loãng mẫu để có độ pha loãng thích hợp 10-3, 10-4, 10-5
Chuyển 1ml dung dịch 10-3, 10-4, 10-5 vào ống 10ml môi trường Lactose Broth có chứa ống durham, mỗi
nồng độ 3 ống lặp lại, ủ ở 370C, 48 giờ
Ghi nhận các ống Lactose Broth dương tính (+) có sinh hơi, ở mỗi nồng độ pha loãng
Cấy vào ống nghiệm chứa môi trường pepton water, ủ ở 370C, 48 giờ
Ghi nhận các ống pepton water dương tính (+), môi trường bị đục, ở mỗi nồng độ pha loãng
Cấy vào các ống nghiệm chứa môi trường Tryton, MR-VP, Simmons Citrate, ở mỗi độ pha loãng. Ủ
ở 370C, 24 giờ
Tiến hành thử nghiệm sinh hóa IMViC. Ghi nhận kết quả: thử nghiệm Indol dương tính (+), thử nghiệm Methyl Red dương tính (+), thử nghiệm Voges Proskauer âm tính (-), thử nghiệm Simmon
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
4.1 KẾT QUẢ
4.1.1 CẦU ÔNG BUÔNG
Bảng 4.1 Kết quả phân tích tổng số Coliforms và E.coli tại Cầu Ông Buông
C.OB1 28.104 MPN/100ml Không C.OB2 44.104 MPN/100ml Không C.OB3 75.104MPN/100ml 14.104MPN/100ml C.OB4 93.104MPN/100ml 11.104MPN/100ml C.OB5 44.104 MPN/100ml Không TCVN 5942-1995 (Loại B) 1.10 4 MPN/100ml Không
% vượt tiêu chuẩn 100% 40%
4.1.2 ĐOẠN GIỮA RẠCH ÔNG BUÔNG
Bảng 4.2 Kết quả phân tích tổng số Coliforms và E.coli tại Đoạn giữa Rạch Ông Buông
Số mẫu Tổng số Coliform E.Coli
ĐG1 15.104 MPN/100ml Không ĐG2 29.104 MPN/100ml 9.104MPN/100ml ĐG3 29.104 MPN/100ml Không ĐG4 27.104MPN/100ml Không ĐG5 21.104 MPN/100ml Không TCVN 5942-1995 (Loại B) 1.10 4 MPN/100ml Không
% vượt tiêu chuẩn 100% 20%
4.1.3 CẦU HẬU GIANG
Bảng 4.3 Kết quả phân tích tổng số Coliforms và E.coli tại Cầu Hậu Giang
Số mẫu Tổng số Coliform E.Coli
C.HG1 11.104MPN/100ml Không C.HG2 14.104MPN/100ml Không C.HG3 20.104MPN/100ml Không C.HG4 12.104MPN/100ml 7.104MPN/100ml C.HG5 15.104MPN/100ml Không TCVN 5942-1995 (Loại B) 1.10 4 MPN/100ml Không
% vượt tiêu chuẩn 100% 20%
4.2 ĐÁNH GIÁ
DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG COLIFORMS CỦA 3 VỊ TRÍ TẠI RẠCH ÔNG BUÔNG, QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TCVN 5942-1995, Loại B (10000 MPN/100ml)
Hình 4.1. Diễn biến số lượng Coliforms của 3 vị trí tại Rạch Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Minh.
• Cầu Ông Buông:
Số lượng Coliforms có xu hướng tăng cao từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 24 tháng 5, cao nhất là 93.104MPN/100ml, sau đó giảm dần ở ngày 7 tháng 6, thấp nhất là 44.104 MPN/100ml. Mức độ ô nhiễm vi sinh tại Cầu Ông Buông cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, cụ thể cao gấp 28 lần đến 93 lần.
• Đoạn giữa Rạch Ông Buông:
Số lượng Coliforms có xu hướng tăng cao từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 10 tháng 5, cao nhất là 29.104MPN/100ml, sau đó giảm dần ở ngày 7 tháng 6, thấp nhất là 21.104 MPN/100ml. Mức độ ô nhiễm vi sinh tại đoạn giữa Rach Ông Buông cũng cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, cụ thể cao gấp 15 lần đến 29 lần.
• Cầu Hậu Giang:
Số lượng Coliforms có xu hướng tăng cao từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 10 tháng 5, cao nhất là 20.104MPN/100ml, giảm ở ngày 24 tháng 5, thấp nhất là 12.104
MPN/100ml, sau đó tăng cao ở ngày 7 tháng 6, cao nhất là 15.104MPN/100ml . Mức
MPN/100ml
Ngày/tháng MPN100ml
độ ô nhiễm vi sinh tại Cầu Hậu Giang cũng cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, cụ thể cao gấp 11 lần đến 20 lần.
• Nhận xét chung:
Theo kết quả khảo sát liên tục diễn biến số lượng Coliforms tại 3 vị trí của Rach Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh trong 2 tháng cho thấy 100% kết quả vượt tiêu chuẩn nước mặt loại B. Vị trí ô nhiễm Coliforms nặng nhất là Cầu Ông Buông, tiếp theo là đoạn giữa Rạch Ông Buông và Cầu Hậu Giang. Như vậy, sự ô nhiễm Coliforms nặng nhất ở thượng nguồn Rạch Ông Buông, số lượng Coliforms
cũng giảm ở đoạn giữa và ít nhất ở hạ nguồn Rạch Ông Buông.
Theo báo cáo kết quả của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Thành Phố thì ô nhiễm Coliforms của những năm gần đây cũng hết sức nghiêm trọng. Coliforms đo ở Hòa Bình và Ông Buông năm 2005 biến thiên từ 3x1010 – 7,8x1010 MPN/100 ml, vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B từ 3x106 – 7,8x106 lần. Kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước khu vực này bị ô nhiễm nặng.
Mức độ ô nhiễm Coliforms của khu vực từ năm 2001- 2005 có xu hướng tăng
(xem Hình 4.2. Ô nhiễm vi sinh đo ở các trạm kênh Tân Hóa-Lò gốm 2001-2005)
Hình 4.2. Ô nhiễm vi sinh đo ở các trạm kênh Tân Hóa-Lò gốm(2001-2005), nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM.
Ngoài ra, ô nhiễm hữu cơ tại khu vực này cũng đáng báo. Theo kết quả báo cáo của Cục Bảo Vệ Môi Trường Thành Phố năm 2008, nồng độ BOD5 đo tại Rạch Ông Buông khá cao đạt 157.35 mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép là 6.29 lần. So với năm 2007, BOD5 đo được năm 2008 giảm 1.01 lần.
4.2.2 E.COLI
DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG LƯỢNG E.COLI CỦA 3 vị trí TẠI RẠCH ÔNG BUÔNG, QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH.
MPN/100ml
Hình 4.3. Diễn biến số lượng E.coli của 3 vị trí tại Rạch Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Minh.
• Cầu Ông Buông:
Trong 5 lần khảo sát sự hiện diện của E.coli tại Cầu Ông Buông, thì 2 lần có
E.coli, cụ thể ở ngày 10 tháng 5, số lượng E.coli là 14.104MPN/100ml, và ngày 24
tháng 5, số lượng E.coli là 11.104MPN/100ml. • Đoạn giữa Rạch Ông Buông:
Trong 5 lần khảo sát sự hiện diện của E.coli tại đoạn giữa Rạch Ông Buông, thì 1 lần có E.coli, cụ thể là ngày 19 tháng 4, số lượng E.coli là 9.104MPN/100ml.
• Cầu Hậu Giang:
Trong 5 lần khảo sát sự hiện diện của E.coli tại Cầu Hậu Giang, thì 1 lần có
E.coli, cụ thể là ngày 24 tháng 5, số lượng E.coli là 7.104MPN/100ml.
• Nhận xét chung:
Theo kết quả khảo sát liên tục sự hiện diện E.coli tại 3 vị trí của Rach Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh trong 2 tháng, có sự ô nhiễm E.coli tại đây. Vị trí ô nhiễm E.coli nặng nhất là Cầu Ông Buông, với tần suất hiện diện trong nguồn nước là 2 lần/ 5 lần. Tiếp theo là đoạn giữa Rạch Ông Buông và Cầu Hậu Giang, tần xuất hiện diện trong nguồn nước như nhau là 1 lần/ 5 lần. Như vậy, khả năng ô nhiễm E.coli nặng nhất ở thượng nguồn Rạch Ông Buông, giảm ở đoạn giữa và ít nhất ở hạ nguồn Rạch Ông Buông. Sự hiện diện của E.coli, một dòng vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cho thấy nguồn nước tại đây bị ô nhiễm phân.
Ở thượng nguồn, mật độ nhà dân lấn chiếm 2 bên bờ kênh rất cao, không có hầm tự hoại, xả chất thải sinh hoạt trực tiếp vào kênh, có thể đây là nguồn gây nhiễm phân cao, ngoài ra nguồn gây nhiễm cũng có thể từ vật nuôi (chó, mèo) dọc 2 bên bờ kênh, không được người dân quản lý tốt. Đặc biệt, rác thải sinh hoạt tràn lan tại khu vực kênh cũng là nguồn gây nhiễm phân quan trọng.
Theo kết quả báo cáo của trạm y tế phường 9, quận 6, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao nhất gấp nhiều lần trong các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy số liệu không cho biết nguyên nhân các ca bệnh nhưng điều này rất có thể liên quan đến môi trường nước ô
nhiễm các vi sinh gây bệnh tại lưu vực kênh rạch.(xem bảng 4.4. Số ca bệnh nhiễm
khuẩn của phường 9, quận 6, TP.HCM năm 2009)
Bảng 4.4. Số ca bệnh nhiễm khuẩn của phường 9, quận 6, TP.HCM năm 2009.
(Nguồn: Trạm y tế phường 9, quận 6, TP.HCM)
Thực trạng kênh rạch tại đây bị ô nhiễm vi sinh rất nhiều, kết quả cho thấy mức độ ô nhiễm vi sinh tại đây vượt giới hạn cho phép rất nhiều lần, ô nhiễm
Coliforms cao cùng với nhiễm vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột trong nguồn
nước cho thấy khả năng nhiễm phân dẫn đến trong nước có nhiều vi khuẩn gây bệnh khác hiện diện.
Cộng với triều cường lên cao, nước kênh thường xuyên ngập vào các khu vực dân cư sinh sống 2 bên bờ kênh, đem theo một lượng lớn sinh vật gây bệnh. Đây sẽ là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng gây các bệnh về da, nhiễm khuẩn…từ nguồn nước bị ô nhiễm cho cộng đồng.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước kéo theo đó là sự phân cấp giàu nghèo ngày một rõ rệt, mật độ dân nghèo tập trung cao trong lưu vực Rạch Ông Buông, điều này kéo theo sự bùn nổ về chất lượng cuộc sống kém của dân cư tại đây, đặt biệt là ý thức giữ vệ sinh môi trường sống rất kém. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
Cơ sở hạ tầng tại đây cũng còn nhiều điều phải bàn, hầu như các hẻm đều rất hẹp, đường xá lại khó lưu thông, gây cản trở nhiều cho các loại xe chở rác vào những khu vực này, những thùng rác lại không được bố trí tại nhiều nơi trong khu vực, trong khi đó các bảng cấm đổ rác hiện diện khắp nơi chứng tỏ sự thiếu quan tâm của
Bệnh Số ca nhiễm/người
Lỵ 1
Viêm loét miệng 1
các nhà chức trách địa phương đối với dân nghèo. Những điều này, đã đưa người dân vào sự bế tắc, dẫn đến tiếp tục gây ô nhiễm môi trường tại đây sẽ làm suy thoái môi trường nước của thành phố.
Đối với tình trạng ô nhiễm vi sinh nguồn nước tại rạch Ông Buông nói riêng, kênh rạch thành phố nói chung là hết sức nghiêm trọng, để giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại đây là một vấn đề nan giải, sự phúc tạp của hệ thống cống xả cùng với mật độ dân cư rất cao cộng thêm vào ý thức bảo vệ môi trường kém. Để giảm mức độ ô nhiễm tại đây, chỉ khi nào xây dựng hệ thống thu gom nước thải để xử lý cùng với việc di dời và tái định cư cho các hộ dân sinh sống và các xi nghiệp trong lưu vực. Thêm vào đó cần nâng cấp lại tuyến kênh để có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau trong tương lai.
Trường hợp không thể di dời và tái định cư cho các họ dân sinh sống dọc hai bên bờ kênh, cần phải đẩy mạnh các chương trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho họ.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Qua hơn ba tháng thực hiện đề tài “ Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh nguồn
nước mặt tại Rạch Ông Buông, Quận 6 , Thành Phố Hồ Chí Minh. Tôi đã thu được kết quả sau:
Đối với hệ thống thoát nước:
Phải hiểu là sự phức tạp của hệ thống thoát nước cùng với mật độ dân cư cao, kênh lại hẹp, đặc biệt nhà dân nghèo lấn chiếm hai bên bờ kênh, do đó rất khó khăn trong việc khảo sát cũng như tách lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp trong lưu vực. Vì lượng ô nhiễm thoát từ sản xuất công nghiệp thoát ra từ các đường ống là rất quan trọng.
Hầu như dọc hai bên bờ kênh đều không có bố trí những thùng rác công cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân sinh sống tại đây đổ rác xuống kênh rạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt cũng như vẻ mỹ quan của kênh rạch thành phố.
Trong khi đó, những bản cấm đổ rác được hiện hiện khắp nơi, nhưng nhận thức người dân còn kém, nên hiện tượng đổ rác xuống kênh vẫn tiếp diễn. Các nhà chức trách địa phương chưa có chương trình bảo vệ nguồn nước cụ thể cũng như các chương trình giáo dục nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên nước một cách thiết thực hơn.
Đối với quy hoạch nhà ở:
Mặc dù Thành phố đã có quy định lộ giới sông rạch trên địa bàn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ dân lấn chiếm hai bên bờ kênh để cất nhà ở. Do vậy, dòng kênh là nơi hứng chịu rác thải và nước thải sinh hoạt của những hộ gia đình này. Những điều này gây tác động đến nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng thêm, nguồn nước bị ô nhiễm những vi khuẩn gây bệnh, thêm vào đó ảnh hưởng đến sự lưu thông của dòng chảy. Ủy ban nhân dân Quận cần có chiến lược và chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện cho các hộ dân trên tái định cư.
Đối với nguồn nước:
Nước kênh tại đây bị ô nhiễm vi sinh gây bệnh rất nhiều, không còn sử dụng cũng như khai thác những chức năng vốn có của một dòng kênh như các hoạt động thương mại, giao thông đường thủy, nguồn nước không thể sử dụng cho tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản cũng như nhiều mục đích khác…vì mức độ ô nhiễm của nó. Nước bị ô nhiễm Coliforms vượt giới hạn cho phép gấp nhiều lần. Điều đáng cảnh báo hơn là nguồn nước cũng bị nhiễm E.coli gây bệnh tiêu chảy.