Giới thiệu thông số đánh giá sự ô nhiễm vi sinh nguồn

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh nguồn nước mặt tại rạch Ông Buông Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26 - 30)

NHIỄM VI SINH NGUỒN NƯỚC MẶT

Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5942-1995, tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (Water quality-surface quality Seaticandard) qui định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt, từ đó để đánh giá mức độ ơ nhiễm của nguồn nước mặt ví dụ: đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt thì pH từ 6-8,5, nước mặt dùng cho các mục đích khác thì pH từ 5,5-9. (xem phụ lục

1. Bảng 1. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt).

Để đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh của một nguồn nước mặt, thông số

Coliforms là một thơng số đặc trưng tiêu biểu để đánh giá tình trạng ơ nhiễm vi sinh

của nguồn nước, đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt thì

Coliforms giới hạn cho phép là 5.000 MPN/100ml, cịn nước mặt dùng cho các mục

đích khác thì Coliforms giới hạn cho phép là 10.000 MPN/100ml.

Ngồi ra, thơng số E.coli (dòng vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy) cũng là một trong những thông số quan trọng để đánh giá nguồn nước có ơ nhiễm phân hay khơng.

Hình 2.3. Vi khuẩn Vibrio cholerae,nguồn: http://ci.vbi.vt.edu.com. nguồn: http://ci.vbi.vt.edu.com.

Hình 2.4. Vi khuẩn E.coli, nguồn: http://defendingfoodsafety.com nguồn: http://defendingfoodsafety.com

Hình 2.5. Vi khuẩn Yersinia,

nguồn: http://www.kimicontrol.com Hình 2.6. Vi khuẩn Campylobacter, nguồn: http://defendingfoodsafety.com nguồn: http://defendingfoodsafety.com

2.5.1 TỔNG SỐ COLIFORMS

Tổng số coliforms bao gồm những vi khuẩn hiếu khí hay kỵ khí tuỳ tiện, gram âm, khơng sinh bào tử, hình que, lên men lactose và sinh khí trong vịng 48 giờ ở 370C.

Coliforms được xem là nhóm vi sinh vật chỉ thị : những vi khuẩn chỉ thị này

hữu dụng trong việc xác định chất lượng của nước. Nhóm Coliforms gồm 4 giống là :

Escherichia với một loài duy nhất là E. coli, Citrobacter, Klebsiella và Enterobacter.

(xem phụ lục 1. Bảng 2. Phân loại vi khuẩn đường ruột).

Tính chất sinh hố đặc trưng của nhóm này được thể hiện qua các thử nghiệm Indol (I), Methyl Red (MR), Voges-Proskauer (VP) và Citrate (iC) thường được gọi tóm tắt chung là IMViC.

Coliforms chịu nhiệt (Thermotolerant Coliform) là những Coliforms có khả

năng lên men lactose sinh hơi trong khoảng thời gian 24 giờ khi được ủ ở 440C trong môi trường canh EC.

Coliforms phân (Fecal Coliforms) là Coliforms chịu nhiệt có khả năng sinh

indole khi được ủ khoảng 24 giờ ở 44,50C trong canh Trypton. Coliforms phân là một thành phần của hệ vi sinh ruột đường ở người và các động vật máu nóng khác và được sử dụng để chỉ thị mức độ vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nước uống cũng như để chỉ thị sự ô nhiễm trong mẫu môi trường.

2.5.2 VI KHUẨN E.COLI

E.coli sống bình thường ở ruột người và lồi vật, nhiều nhất trong ruột già. Vi

khuẩn theo phân ra ngồi thiên nhiên, do đó thường thấy trong nước, đất, khơng khí. Năm 1885, tại München, một bác sĩ nhi khoa tên là Theodor Escherich rất quan tâm đến những phát hiện quan trọng của Louis Pasteur và Robert Kock về vi khuẩn. Cùng với việc nghiên cứu bệnh tiêu chảy, Escherich tỏ rõ mối lưu ý tới một vi sinh vật đường ruột trẻ em qua nhiều thí nghiệm lâm sàng.

Vi khuẩn do Escherich phát hiện từ trong tã lót của trẻ em được cơng bố với tên gọi đầu tiên là Bacterium coli commune. Chỉ 4 năm sau vi khuẩn này được giới chuyên môn đổi tên thành Escherich nhằm tri ân người có cơng khám phá. Năm 1895, mọi người lại gọi bằng tên Bacillus coli. Năm 1896, gọi thành Bacterium coli. Sau nhiều kiểu gọi, đến năm 1991, vi khuẩn này được định danh thống nhất toàn cầu là Escherichia coli (E.coli).

2.5.2.1 HÌNH DẠNG

Trực khuẩn Gam âm, dài hay ngắn tùy thuộc môi trường nuôi cấy. Một số di động, một số lại bất động. Vi khuẩn khơng sinh bào tử.

2.5.2.2 TÍNH CHẤT SINH HĨA

E.coli lên men nhiều loại đường, sinh hơi, khử nitrate thành nitrite. Để phân

biệt E.coli với vi khuẩn đường ruột khác, người ta thường dùng thử nghiệm IMViC. Thử nghiệm IMViC với Indol dương tính (+), Methyl Red dương tính (+), Voges-Proskaur âm tính (–), và Simmon Citrate âm tính (–).

2.5.2.3 PHÂN LOẠI

Theo cơ chế gây bệnh: người ta chia E.coli ra làm 5 nhóm chủ yếu:

• Nhóm E.coli gây xuất huyết đường ruột (Enterohemorrhagic E.coli viết tắc là EHEC).

• Nhóm E.coli gây bệnh (Enteropathogenic E.coli viết tắc là EPEC). • Nhóm E.coli sinh độc tố ruột (Enterotoxigenic E.coli viết tắt là ETEC). • Nhóm E.coli xâm nhập (Enteroinvasive E.coli viết tắt là EIEC).

• Nhóm E.coli kết dính ruột (Enteroaggregative E.coli viết tắt là EaggEC).

2.5.2.4 TRIỆU CHỨNG CHUNG KHI NHIỄM CÁC NHÓM E.COLI

Bệnh phát đột ngột. Tiêu chảy ra máu là triệu chứng chính của nhiễm E. coli. Người bị nhiễm cũng có thể cảm thấy đau thắt bao tử và nơn ói. Triệu chứng thường bắt đầu 3 hay 4 ngày sau khi bị phơi nhiễm vi khuẩn E. coli. Phần lớn bệnh nhân hồi

phục sau vài ngày hay một tuần sau khi mắc bệnh. Phần lớn bệnh nhân cũng chẳng cần đến bác sĩ vì họ khơng biết mình bị nhiễm E. coli. Ngoài ra, nhiều người bị nhiễm mà khơng có triệu chứng và cũng khơng mắc bệnh.

Khi bệnh nhân bị nhiễm E. coli nghiêm trọng (tức có thể làm rối loạn máu và suy thận), một số triệu chứng sau đây thường được ghi nhận: da trở nên xanh xao, cảm lạnh, cảm thấy yếu cơ, có những vết thâm tím trên người, đi tiểu rất ít nước tiểu.

2.5.2.5 MỘT SỐ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ NGUỒN NƯỚC DO VI KHUẨN E.COLI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM KHUẨN E.COLI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Tháng 9 năm 2006, một biến cố ngộ độc thực phẩm do rau spinach nhiễm vi khuẩn E.coli đã làm cho trên một trăm người ngã bệnh và có một cụ bà phải thiệt mạng tại Hoa Kỳ. Qua điều tra, đã xác định là rau spinach nói trên đã được sản xuất tại California và được phân phối đi khắp các tiểu bang Hoa Kỳ bởi 2 cơng ty rất nổi tiếng. Đó là cơng ty River Ranch, ở Salinas, Calif và công ty Natural Selections Foods ở San Juan Bautista, Calif. Rau spinach của 2 cơng ty nói trên được bán ra thị trường dưới rất nhiều tên khác nhau.

Tháng 5 năm 2000, thành phố Walkerton, Ontario Canada đã chấn động lên sau khi có trên 2000 cư dân thình lình ngã bệnh, đau bụng, tiêu chảy và ói mửa. Trong số bệnh nhân này, cuối cùng có 7 người kém may mắn phải thiệt mạng. Các test thử nghiệm sau đó đã tìm ra được thủ phạm: đó chính là vi khuẩn E.coli 0157:H7 hiện diện trong nguồn nước uống của thành phố. Trước đó vài tuần lễ, cơ quan y tế địa phương đã có báo cho nhà máy nước Walkerton về sự hiện diện của loại vi khuẩn

E.coli trên mức quy định trong nước máy. Tuy thế, nhưng giới chức trách nhiệm lại

thờ ơ không chịu cho thi hành những biện pháp thích nghi.

Năm 1999, thành phố La Baie, tỉnh bang Québec Canada ghi nhận một vụ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn E.coli 0157:H7 gây nên. Có tất cả 11 người đã mắc bệnh và một em bé phải thiệt mạng sau khi dùng thịt bị nhiễm khuẩn E.coli 0157:H7…

Năm 1997, công ty thực phẩm Hudson ở tiểu bang Nebraska (Hoa Kỳ), phải cho thu hồi khẩn cấp để hủy bỏ 25 triệu cân thịt hamburger đã bị nhiễm khuẩn E.coli 0157:H7. Trước đó 1 năm, tại một số tiểu bang phía Tây Hoa Kỳ cũng đã xảy ra một

vụ ngộ độc thực phẩm do E.coli nhiễm trong nước pomme (applejuice) không được hấp khử trùng (pasteurized) trước khi bán ra.

Tháng 7 năm 1996, tại thành phố Osaka, Nhật bản, một biến cố quan trọng về ngộ độc thực phẩm tương tự cũng gây nên đã làm trên 8000 người bị bệnh, đa số là trẻ em học sinh.

Ngày 24/4/2001, hàng loạt vụ ngộ độc ở huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Nguyên nhân do một cơ sở sản xuất nước đá là nguồn cung cấp cho đại đa số công nhân và nhân dân trong vùng Bùi Chu - Bắc Sơn đều nhiễm E.coli trong nước đá cao gấp nhiều lần cho phép.

Ngày 21/6/2006, một vụ ngộ độc thức ăn nghiêm trọng đã xảy ra tại Công ty TNHH Dae Won Đà Nẵng đóng tại KCN Hịa Khánh (Liên Chiểu, Đà Nẵng). Sau bữa ăn trưa (do công ty tổ chức), gần 600 công nhân đã bị đau bụng quằn quại, ói mửa, nhức đầu…Nguyên nhân do nguồn nước giếng sử dụng tại cơ sở dịch vụ cấp dưỡng Hiệp Thành (P.Hịa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu) đã bị ơ nhiễm E.coli cao gấp 150 đến 250 lần mức cho phép.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh nguồn nước mặt tại rạch Ông Buông Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w