Tổng số Coliforms

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh nguồn nước mặt tại rạch Ông Buông Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 56 - 59)

DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG COLIFORMS CỦA 3 VỊ TRÍ TẠI RẠCH ÔNG BUÔNG, QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TCVN 5942-1995, Loại B (10000 MPN/100ml)

Hình 4.1. Diễn biến số lượng Coliforms của 3 vị trí tại Rạch Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Minh.

Cầu Ông Buông:

Số lượng Coliforms có xu hướng tăng cao từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 24 tháng 5, cao nhất là 93.104MPN/100ml, sau đó giảm dần ở ngày 7 tháng 6, thấp nhất là 44.104 MPN/100ml. Mức độ ô nhiễm vi sinh tại Cầu Ông Buông cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, cụ thể cao gấp 28 lần đến 93 lần.

Đoạn giữa Rạch Ông Buông:

Số lượng Coliforms có xu hướng tăng cao từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 10 tháng 5, cao nhất là 29.104MPN/100ml, sau đó giảm dần ở ngày 7 tháng 6, thấp nhất là 21.104 MPN/100ml. Mức độ ô nhiễm vi sinh tại đoạn giữa Rach Ông Buông cũng cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, cụ thể cao gấp 15 lần đến 29 lần.

Cầu Hậu Giang:

Số lượng Coliforms có xu hướng tăng cao từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 10 tháng 5, cao nhất là 20.104MPN/100ml, giảm ở ngày 24 tháng 5, thấp nhất là 12.104

MPN/100ml, sau đó tăng cao ở ngày 7 tháng 6, cao nhất là 15.104MPN/100ml . Mức

MPN/100ml

Ngày/tháng MPN100ml

độ ô nhiễm vi sinh tại Cầu Hậu Giang cũng cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, cụ thể cao gấp 11 lần đến 20 lần.

Nhận xét chung:

Theo kết quả khảo sát liên tục diễn biến số lượng Coliforms tại 3 vị trí của Rach Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh trong 2 tháng cho thấy 100% kết quả vượt tiêu chuẩn nước mặt loại B. Vị trí ô nhiễm Coliforms nặng nhất là Cầu Ông Buông, tiếp theo là đoạn giữa Rạch Ông Buông và Cầu Hậu Giang. Như vậy, sự ô nhiễm Coliforms nặng nhất ở thượng nguồn Rạch Ông Buông, số lượng Coliforms

cũng giảm ở đoạn giữa và ít nhất ở hạ nguồn Rạch Ông Buông.

Theo báo cáo kết quả của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Thành Phố thì ô nhiễm Coliforms của những năm gần đây cũng hết sức nghiêm trọng. Coliforms đo ở Hòa Bình và Ông Buông năm 2005 biến thiên từ 3x1010 – 7,8x1010 MPN/100 ml, vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B từ 3x106 – 7,8x106 lần. Kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước khu vực này bị ô nhiễm nặng.

Mức độ ô nhiễm Coliforms của khu vực từ năm 2001- 2005 có xu hướng tăng

(xem Hình 4.2. Ô nhiễm vi sinh đo ở các trạm kênh Tân Hóa-Lò gốm 2001-2005)

Hình 4.2. Ô nhiễm vi sinh đo ở các trạm kênh Tân Hóa-Lò gốm(2001-2005), nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM.

Ngoài ra, ô nhiễm hữu cơ tại khu vực này cũng đáng báo. Theo kết quả báo cáo của Cục Bảo Vệ Môi Trường Thành Phố năm 2008, nồng độ BOD5 đo tại Rạch Ông Buông khá cao đạt 157.35 mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép là 6.29 lần. So với năm 2007, BOD5 đo được năm 2008 giảm 1.01 lần.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh nguồn nước mặt tại rạch Ông Buông Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w