- Do khủng hoảng của mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và Đông Âu
Sự sụp đổ của mơ hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xơ và Đông Âu vào những năm cuối thế kỷ XX do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là sự suy thối về tư tưởng chính trị trong nội bộ tổ chức Đảng và đảng viên, đã đẩy chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước thối trào. Liên Xơ, biểu tượng và thành trì tưởng như khơng gì phá vỡ của chủ nghĩa xã hội bị sụp đổ đã đặt ra những băn khoăn, lo lắng trong cán bộ, đảng viên về tính khoa học và cách mạng của học thuyết Mác - Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa còn lại xuất hiện những khoảng trống chưa thể giải đáp ngay được. Đối với Việt Nam, tình hình kinh tế, xã hội cịn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt mất đi sự hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
Trong bối cảnh đó, đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ cấp cao; nhiều cán bộ, đảng viên băn khoăn, lo lắng về tiền đồ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phủ nhận thành quả thắng lợi của cách mạng, mất phương hướng, muốn Đảng ta phải cải cách, mở rộng dân chủ, phát triển xã hội dân sự theo kiểu phương Tây…
Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, với mưu đồ thiết lập một trật tự thế giới mới chịu sự chi phối của mình, Mỹ và phương Tây đã lợi dụng con bài phát triển dân chủ, bảo vệ nhân quyền, phòng chống khủng bố để tác động, can dự và can thiệp thơ bạo vào tình hình ở nhiều nước, làm gia tăng xung đột, mâu thuẫn, khủng hoảng và bất ổn về an ninh chính trị ở nhiều khu vực. Các cuộc chiến tranh ở Nam Tư, Iraq, Afghanistan..., cuộc “cách mạng màu” ở Gruzia, Ucraina, Cưzơgưxtan và gần đây là bạo loạn, bất ổn chính trị ở Bắc Phi, Trung Đơng với sự can dự và hậu thuẫn toàn diện (kinh tế, chính trị, ngoại giao, truyền thơng và quân sự) của Mỹ và
phương Tây dẫn đến sự lật đổ, thay đổi chế độ ở các nước theo quỹ đạo và phục vụ lợi ích của Mỹ và phương Tây. Những tác động, phản ứng lan tỏa của bất ổn, khủng hoảng được tạo ra từ các hoạt động lợi dụng tự do, dân chủ, bảo vệ nhân quyền... nêu trên, cùng với các chiến dịch tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch về tình hình Việt Nam đã góp phần làm giảm niềm tin về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và dẫn đến suy thối về tư tưởng chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, một bộ phận cán bộ, đảng viên có sự đánh giá thiếu khách quan, tồn diện đã ủng hộ, cổ súy cách mạng màu, muốn Đảng ta thay đổi thể chế chính trị theo hướng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tự do vô điều kiện, tự do báo chí và đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
- Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường
Sự tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế đối với cách mạng nước ta là không nhỏ. Nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, đời sống của nhân dân nói chung và của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng cịn nhiều khó khăn, cùng với những tiêu cực, tệ nạn xã hội, sự phân hóa giàu nghèo đang hàng giờ, hàng ngày tác động mạnh mẽ đến nhận thức, hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, dễ dẫn đến sự suy thối về tư tưởng chính trị trong đội ngũ này.Ngoài ra, tâm lý xã hội tiêu cực hình thành lâu nay cũng có tác động thuận chiều với tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị. Thực tế đáng chú ý là đang tồn tại những tâm lý tôn sùng vật chất, làm giàu bằng mọi giá, bất chấp pháp luật, đạo lý. Điều này đã và đang kích thích một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên có chức, có quyền tự cho mình lối sống xa hoa, lãng phí, quan liêu, dẫn tới sự phân hóa ngay trong nội bộ Đảng, là mầm mống của sự chia rẽ đoàn kết thống nhất trong nội bộ. Đặc biệt những năm gần đây,sự phân hóa giàu nghèo của đảng viên trong Đảng ngày càng xa hơn. Có những đảng viên q giàu có, sống trong những căn biệt thự nghìn tỷ, đi xe sang ăn cao lương mỹ vị như những “ơng quan” thời phong kiến. Trong khi đó, nhiều đảng viên lại thuộc diện khó khăn, phải ở nhà thuê, làm cơng cho đảng viên giàu có như những cơng nhân.
- Do tác động của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ.
triển nhanh chóng với các trụ cột trên các lĩnh vực: công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ thông tin với sự xuất hiện và bùng nổ nhanh chóng của mạng internet.
Sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, năng suất lao động tăng nhanh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Khoa học - công nghệ hiện đại cũng đã thúc đẩy q trình tồn cầu hóa, tăng cường, giao lưu hợp tác giữa các nền kinh tế, thúc đẩy phát triển thương mại và đầu tư. Nhiều nước đã và đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức.Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học - công nghệ cũng đặt ra nhiều vấn đề mang tính tồn cầu như ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu, tăng tính phụ thuộc của các nước nghèo vào những nước giàu; quá trình giao lưu hợp tác phát triển cũng đặt ra nhiều vấn đề về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Thực hiện đường lối đổi mới đất nước trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới.Bên cạnh những thời cơ thuận lợi cơ bản như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X đã chỉ rõ thì nước ta cũng gặp khơng ít khó khăn, thách thức do q trình hội nhập mang lại. Đặc biệt, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã làm cho các luồng văn hóa ngoại lai, các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch tuyên truyền ồ ạt vào nước ta. Một số phần tử xấu, cơ hội được sự tiếp tay của các thế lực thù địch bên ngoài đẩy mạnh các hoạt động chống phá từ trong nước bằng các hình thức tán phát tài liệu qua mạng internet, các trang blog cá nhân. Những thông tin trái chiều đã tác động đến tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy thối tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân hiện nay.
- Do tác động của các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hồ bình” ở nước ta.
Vấn đề này đã và đang là một trong những nguy cơ lớn đối với sự ổn định, phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và là yếu tố thúc đẩy sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta. Với dã tâm khơng thay đổi, các thế lực thù địch ngày càng gia tăng hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đẩy mạnh nhiều hoạt động thâm độc, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong nội bộ Đảng và Nhà nước ta. Các thế lực thù địch tập trung tấn công tổng lực
về chính trị, tư tưởng, văn hóa; thâm nhập, tác động chuyển hóa nội bộ, phát triển lực lượng phản cách mạng ngay trong nội bộ, nội địa; sử dụng sức ép cộng đồng quốc tế, quốc tế hóa, chính trị hóa những phức tạp, mâu thuẫn nội bộ của Việt Nam để tạo cớ can thiệp, chống phá ta. “Diễn biến hịa bình” là chiến lược phản cách mạng toàn cầu chống chủ nghĩa xã hội, đã và đang được các thế lực thù địch tiến hành đối với Việt Nam, với phương thức đặc thù là sử dụng chủ yếu các biện pháp mang tính “hịa bình”, tác động làm suy thối tư tưởng chính trị từ bên trong nội bộ, dẫn đến tự chuyển hóa và thay đổi, lật đổ chế độ ở nước ta.
Đáng chú ý, thời gian qua, lợi dụng xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế mạnh mẽ cùng những diễn biến phức tạp về chính trị, an ninh trên thế giới, nhất là những thay đổi bộ máy lãnh đạo ở các nước SNG, Bắc Phi, Trung Đơng và những khó khăn, tồn tại của Việt Nam, các thế lực thù địch đã đẩy mạnh các hoạt động “diễn biến hịa bình”, như: tun truyền, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận thành quả cách mạng Việt Nam, bơi nhọ, nói xấu cán bộ, đảng viên và lãnh tụ, hạ uy tín của Đảng và chính quyền các cấp; tăng cường thâm nhập, tuyên truyền các tư tưởng tư sản, tự do dân chủ, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và đa nguyên, đa đảng kiểu phương Tây; cổ vũ, hỗ trợ tích cực cho các phong trào, hoạt động phản diện từ bên trong nội bộ; thông qua các chương trình, dự án và hoạt động của các trung tâm văn hóa, giáo dục, các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngồi tìm mọi cách thâm nhập, tác động vào các cơ quan nghiên cứu, tham vấn xây dựng chính sách, pháp luật nhằm làm chuyển đổi nhận thức, quan điểm của cán bộ, đảng viên qua đó hướng lái chính sách, pháp luật và thể chế chính trị Việt Nam đi theo mơ hình tư bản phương Tây; thơng qua hợp tác đào tạo, du học để hình thành lớp trí thức, lãnh đạo tương lai của Việt Nam theo quan điểm tự do tư sản phương Tây...
Những hoạt động thực hiện “diễn biến hịa bình”, phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch đối với Việt Nam thời gian qua đã tác động rất lớn đến quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam. Chúng sử dụng tổng hợp các biện pháp trên các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa... kết hợp bên ngồi với bên trong, tác động từ trong ra và từ ngoài vào nhằm chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta thành chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhất là trong thời điểm hiện nay, khi Đảng ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, các Nghị quyết Trung
ương, trong đó đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” thì các thủ đoạn làm suy thối tư tưởng chính trị của cán bộ đảng viên nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được chúng thực hiện ráo riết hơn.
Bước sang thế kỷ XXI, chiến lược diễn biến hịa bình của các thế lực thù địch không chỉ dừng lại ở việc tấn công vào bức màn sắt, mà tiến xa hơn là thọc sâu vào công việc nội bộ của các nước XHCN. Nhiệm vụ này được giao cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) làm tiên phong trong việc thúc đẩy q trình suy thối tư tưởng chính trị trong cán bộ đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng dùng những thủ đoạn, nội dung, hình thức và phương pháp khác nhau, tùy vào đối tượng khác nhau, trong đó trọng tâm là vào đội ngủ cán bộ, đảng viên của Đảng, tầng lớp thanh niên, học sinh, những vùng khó khăn. Đặc biệt, chúng thực hiện âm mưu tuyển lựa, móc nối, cài cắm người thu thập thong tin, đồng thời tuyên truyền những giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây…đã kích, xuyên tạc Đảng Cộng sản và chế độ XHCN ở Việt Nam, chống phá các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, bởi đây là những cơ quan hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng là lực lượng nòng cốt trong triển khai, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân, nên khi những tổ chức, cơ quan này và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng suy thoái về tư tưởng chính trị sẽ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và lái đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, khi đó chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ tự sụp đổ và tiêu vong.