- Về sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm: Đủ sức khỏe để thực hiện
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGU CÁN BỘ CHỦ CHỐT THÀNH PHỐ VĨNH LONG
NGU CÁN BỘ CHỦ CHỐT THÀNH PHỐ VĨNH LONG
Trước hết, công tác tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ chủ chốt, nhất là qua hình thức thi tuyển cạnh tranh là một trong những thách thức đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt thành phố Vĩnh Long. Mục tiêu của việc thi tuyển các chức danh chủ chốt rất rõ ràng, đó là đảm bảo cơng khai, minh bạch về tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn những người thật sự có tài năng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt được tham gia thi tuyển để bổ nhiệm giữ các chức danh chủ chốt của thành phố Vĩnh Long. Đây cũng chính là cách thức tạo điều kiện, động lực để cán bộ phấn đấu, rèn luyện, học tập và có cơ hội thăng tiến, tạo tính đột phá trong cơng tác cán bộ.
Tuy nhiên, thực tế là vừa qua thành phố Vĩnh Long đã được tỉnh cho chủ trương tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh Trưởng phịng Văn hóa - thơng tin thành phố nhưng chưa đạt kết quả như mong đợi. Và một trong những nguyên nhân là do yêu cầu về tiêu chuẩn ứng cử viên chức danh này quá cứng nhắc, quá khắt khe; ví dụ phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, phải có trình độ trung cấp lý luận trở lên... Đây là những tiêu chuẩn làm bó hẹp đối tượng ứng cử viên. Bởi lẽ, đặt ra tiêu chuẩn là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chúng ta đang loại trừ số cán bộ cơng chức ngồi Đảng có năng lực trình độ, có tầm nhìn xa trơng rộng; cịn đặt ra tiêu chuẩn phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị là chúng ta cũng đang loại trừ số học sinh - sinh viên xuất sắc trong và ngồi nước, số doanh nghiệp có sự quan tâm đến đời sống chính trị (các đối tượng này khơng thể tự học lớp Trung cấp lý luận chính trị được).
Bên cạnh đó, trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt thành phố Vĩnh Long hiện nay thì cơng tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cần phải được quan tâm đặc biệt. Bởi vì, qua thực tế kết quả cơng tác điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nhiệm kỳ 2015 - 2020 và kết quả quy hoạch nhiệm kỳ 2020 - 2025 của
cán bộ chủ chốt thành phố Vĩnh Long cho thấy chúng ta còn chạy theo số lượng, chưa đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu. Chất lượng quy hoạch cán bộ chưa cao, chưa đồng đều. Cơ cấu cán bộ trong quy hoạch chưa cân đối, ít cán bộ nữ, trình độ, ngành nghề đào tạo của cán bộ ở một số địa phương, đơn vị chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nếu khơng có sự quan tâm điều chỉnh kịp thời thì cơng tác quy hoạch cán bộ chủ chốt thành phố Vĩnh Long sẽ không đạt yêu cầu, dẫn đến các khâu khác của công tác cán bộ cũng sẽ gặp khó khăn, đội ngũ cán bộ chủ chốt sẽ bị hụt hẫng, khơng có sự chuyển tiếp nhịp nhàng giữa các thế hệ cán bộ...
Ngoài ra, việc thực hiện tiêu chuẩn cán bộ và tiêu chí đánh giá cán bộ diện Thành ủy quản lý là khâu khó nhất, vì chủ thể và đối tượng là con người, do đó, trong đánh giá cịn nặng về cảm tính,... dẫn đến kết quả đánh giá phản ánh chưa đúng thực chất, năng lực, hiệu quả công việc của cán bộ. Thật vậy, đối với cán bộ chủ chốt thành phố Vĩnh Long thì việc đánh giá hiện nay thật sự chưa đúng thực chất; cách thức đánh giá chủ yếu hiện nay là Ban Thường vụ Thành ủy (trực tiếp là Thường trực Thành ủy), qua vai trò tham mưu của Ban Tổ chức Thành ủy đánh giá cán bộ chủ chốt thành phố Vĩnh Long theo bản tự nhận xét đánh giá cán bộ, cơng chức và theo biên bản góp ý của tập thể cơ quan đơn vị cán bộ, cơng chức đó cơng tác. Trong khi đó, bản tự nhận xét đánh giá cán bộ, cơng chức thường chung chung, chủ yếu nhận xét mặt mạnh, ít (thậm chí có trường hợp khơng có) nêu mặt hạn chế, khuyết điểm. Và phần đóng góp của tập thể cơ quan, đơn vị cán bộ, cơng chức cơng tác cũng thường góp chung chung; đa số thống nhất với phần tự nhận xét đánh giá của cán bộ, công chức. Hơn nữa, hiện tại, các tiêu chuẩn quy định đánh giá cán bộ cịn chung chung; điển hình là chưa quy định, định mức cụ thể về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, cơng chức nên rất khó xác định khi đánh giá cán bộ; hay như tiêu chuẩn về lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng là rất khó đánh giá trong thực tế, bởi lẽ cán bộ chưa được thử thách trong thực tiễn;
hoặc như tiêu chuẩn gắn bó với quần chúng, được quần chúng tín nhiệm cũng rất khó đánh giá vì tiêu chuẩn này chưa được cụ thể hóa, chưa có phương pháp lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với cán bộ.
Một vấn đề cũng đáng quan tâm trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của thành phố Vĩnh Long hiện nay là tổng số biên chế cán bộ, công chức của thành phố hiện nay khá ít, lại phải thực hiện quy định của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản đội ngũ cán bộ cơng chức, do đó, cơng tác đào tạo - bồi dưỡng cán bộ gặp khó dẫn đến năng lực, trình độ cán bộ chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới (mỗi một công việc do một người phụ trách, nếu đưa cán bộ đi học thì ai làm việc- đó là tâm lý chung của Thủ trưởng các cơ quan đơn vị trên địa bàn khi có cán bộ công chức đi học). Thực tế hiện nay, mặt bằng trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ thành phố Vĩnh Long là thấp hơn nhiều so với đội ngũ cán bộ chủ chốt của các huyện, thị trong tỉnh. Thêm vào đó, việc đào tạo sau đại học của cán bộ chủ chốt chưa đúng với ngành nghề được quy hoạch (ví dụ như trường hợp được quy hoạch cấp ủy thành phố, Bí thư Đảng ủy phường thì được đào tạo Cao học chuyên ngành Văn hóa học; được quy hoạch Trưởng phịng Văn hóa - thơng tin thành phố thì được đào tạo Cao học Luật, ...)
Mặt khác, cơng tác bố trí, luân chuyển cán bộ chủ chốt của thành phố Vĩnh Long cũng rất đáng quan tâm. Vấn đề đặt ra là bố trí cán bộ phải đúng chuyên ngành, ngành nghề đào tạo, có như thế thì mới phát huy được kiến thức, năng lực, sở trường công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (như bố trí lãnh đạo phịng tư pháp thì ít nhất phải tốt nghiệp Cử nhân Luật, bố trí lãnh đạo Ban Tổ chức Thành ủy thì phải có bằng Cử nhân Xây dựng Đảng, ...).
Ngoài ra, như đã trình bày ở phần trên, luân chuyển cán bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và quy hoạch cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, trong quy hoạch được rèn luyện, bồi dưỡng toàn diện trong thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay thành phố Vĩnh Long thực hiện luân chuyển cán bộ quá nhiều
so với quy định về chỉ tiêu biên chế; nhất là số cán bộ chủ chốt của thành phố được luân chuyển về cơ sở phường - xã, trong đó có một số đồng chí thực hiện luân chuyển về cơ sở khá lâu (gần 02 nhiệm kỳ) nhưng khơng có nơi để rút về. Trong khi đó, có một số đồng chí có năng lực làm việc rất tốt, có phẩm chất - bản lĩnh chính trị vững vàng, có triển vọng để cất nhắc, đề bạt vào vị trí chủ chốt của thành phố Vĩnh Long như Bí thư - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì một trong những điều kiện để đề bạt, bổ nhiệm là phải kinh qua thực tế cơ sở, buộc phải luân chuyển; mà thời gian quy định luân chuyển về cơ sở ít nhất là phải 03 năm, nên rất khó trong việc sắp xếp, điều động cán bộ.
+ Ví dụ cụ thể cho trường hợp này của thành phố Vĩnh Long hiện nay là chổ đồng chí Ủy viên Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy; trước đây đồng chí này là Bí thư Đồn phường, sau đó về cơng tác tại Thành Đoàn Vĩnh Long và được điều động về Ủy ban kiểm tra Thành ủy; đồng chí được quy hoạch nhiệm kỳ 2020 - 2025 là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Vĩnh Long; do đó, theo quy định thì đồng chí này phải ln chuyển về cơ sở để rèn luyện trong thực tiễn.
+ Nhưng nếu ln chuyển đồng chí này về cơ sở thì ai sẽ phụ trách Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy, trong khi tổng số Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy đã đảm bảo theo quy định và cơ cấu. Mà hiện nay, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đang được quan tâm đặc biệt, địi hỏi đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy phải là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy.
+ Thời gian để thực hiện luân chuyển trong trường hợp này cũng gặp nhiều khó khăn, vì hiện tại đã là cuối năm 2017; khoảng tháng 7/2020 thì Đảng bộ thành phố Vĩnh Long sẽ tiến hành Đại hội; khi đó, đồng chí này thực hiện luân chuyển chưa đảm bảo theo thời gian quy định; điều đó cũng đồng
nghĩa với việc quy hoạch nhiệm kỳ 2020 - 2025 chức danh Phó Bí thư Thành ủy là khơng khả thi.
Chính sách đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt thành phố Vĩnh Long hiện nay cũng rất đáng quan ngại. Nhất là trong thực hiện chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt. Theo quy định, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ kinh phí đào tạo sau đại học cho những trường hợp cán bộ dưới 40 tuổi và việc đào tạo cao cấp lý luận chính trị cũng quy định khắc khe về đối tượng đào tạo. Thực tế của thành phố Vĩnh Long hiện nay, trình độ của đa số cán bộ chủ chốt chưa thật sự đáp ứng u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; do đó theo quy định này thì việc đào tạo cán bộ chủ chốt của thành phố bị khống chế về số lượng và đối tượng. Các chế độ chính sách khác như ưu đãi, trải thảm đỏ thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao (số sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và giỏi cả trong và ngoài nước) chưa thật sự phát huy hiệu quả. Thành phố Vĩnh Long là trung tâm của tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Long, tuy nhiên chưa có cơ chế đặc thù dành cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của thành phố. Chính sách hỗ trợ nhà cơng vụ cho cán bộ chủ chốt thành phố Vĩnh Long là hồn tồn khơng có.
Tiểu kết chương 2
Cũng bị tác động bởi những yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện nói chung; song song đó, cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt thành phố Vĩnh Long còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố do tính đặc thù và điều kiện thực tiễn của địa phương.
Trong đó, về mặt khách quan có thể kể đến việc ban hành các chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện của cấp ủy - chính quyền tỉnh Vĩnh Long; tình hình kinh tế - chính trị của tỉnh Vĩnh Long nói chung, thành phố Vĩnh Long nói riêng; truyền thống văn hóa của địa phương tỉnh Vĩnh Long... Cịn mặt chủ quan trước hết phải nói đến việc cấp ủy - chính quyền thành phố Vĩnh Long đã cụ thể hóa, thực hiện quan điểm, chủ trương
của Đảng - Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện; đặc biệt là yếu tố nội tại của đội ngũ cán bộ chủ chốt thành phố Vĩnh Long từ sự tự nhận thức, tinh thần thái độ làm việc, phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn kỹ thuật... tất cả đều có ảnh hưởng đến cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt thành phố Vĩnh Long.
Nhìn chung, thời gian qua, cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt thành phố Vĩnh Long đã đạt được những kết quả khả quan. Đội ngũ cán bộ chủ chốt thành phố Vĩnh Long có sự phát triển vượt bậc, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên địa bàn. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới hiện nay, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt thành phố Vĩnh Long đã và đang đặt ra những vấn đề cần phải quan tâm giải quyết.
Chương 3