8 0% 14.4 Tỷ lệ lao động qua đào tạo > 20 %
1.3.3. Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ thực hiện các tiêu chí khơng đói nghèo
đói nghèo
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020, các địa phương tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thơn, tổ chức lại sản xuất, đổi mới mơ hình tăng trưởng, phát triển đa dạng các loại hình liên kết sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm nơng nghiệp hàng hóa chủ lực, khai thác đúng lợi thế, dư địa tăng trưởng của từng sản phẩm, địa phương, trong đó ưu tiên phát triển liên kết sản xuất hộ nơng dân vừa và nhỏ với doanh nghiệp thông qua Tổ hợp tác, Hợp tác xã.
Xác định "Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững" là nhiệm vụ quan trọng, giúp hội viên, phụ nữ có cơ hội việc làm, tăng thu nhập, từng bước cải thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo, duy trì các hoạt động giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống. Giúp vốn của Hội viên phụ nữ tại cơ sở, khai thác nguồn vốn uỷ thác từ ngân hàng chính sách giúp chị em phụ nữ mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, thốt nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Trong năm 2010 đến 2016, phát huy tinh thần "lá lành đùm lá rách" gây quỹ giúp nhau tại chi Hội.
Cùng với chính quyền địa phương, các ngành trong tỉnh thực hiện Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, thực hiện khảo sát, xác định chỉ tiêu hộ nghèo, nắm danh sách hộ nghèo, phân loại nguyên nhân nghèo để có phương án hỗ trợ phù hợp; đồng thời chủ động xây dựng các mơ hình giúp đỡ hỗ trợ vốn phát triển kinh tế thông qua vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội, giúp 52.157 hộ hộ vay với tổng số tiền hơn 852 tỷ đồng [50]. Ngoài ra, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh cũng đã tích cực xây dựng nhiều nhóm phụ nữ tín dụng tiết kiệm để hỗ trợ cho các chị em phụ nữ có hồn cảnh khó khăn vay vốn, tạo việc làm phát triển kinh tế gia đình. Có 5.868 nhóm TKTD-TDTK huy động hơn 59,5 tỷ đồng từ nguồn nội lực để hỗ trợ cho hơn 25.000 lượt hội viên mở rộng sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, đặc biệt Hội hỗ trợ, giúp đỡ 100% phụ nữ nghèo đơn thân làm chủ hộ thông qua các hoạt động hỗ trợ vốn, tặng học bổng, thẻ Bảo hiểm y tế, nhà vì phụ nữ nghèo, phong trào mỗi chi, tổ phụ nữ nhận giúp đỡ ít nhất một hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ có hồn cảnh khó khăn phát triển kinh tế. Kết quả có 3.228/7.572 hộ phụ nữ nghèo thoát nghèo [28].
Cùng với hỗ trợ vốn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức tư vấn, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho phụ nữ, tranh thủ kinh phí của các Đề án 1956 của Chính phủ "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020", Đề án 295 của Chính phủ "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015", theo nhu cầu thị trường lao động, giới thiệu việc làm cho 72.819 hội viên, phụ nữ [28].
Tham gia thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam; nâng cao nhận thức của phụ nữ về vai trị, vị trí, trách nhiệm với gia đình, tổ chức hội thảo, tọa đàm về lĩnh vực gia đình, đề cao trách nhiệm các thành viên trong gia đình, trách nhiệm của nam giới trong gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc; phịng, chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em; hỗ trợ kiến thức, kỹ
năng sống cho các tầng lớp phụ nữ, nhất là quan hệ hôn nhân và hơn nhân có yếu tố nước ngồi.
Hỗ trợ phụ nữ tiếp cận thông tin về hội nhập, nâng cao vai trị phụ nữ phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, tập hợp đội ngũ nữ doanh nghiệp vào câu lạc bộ, tổ, nhóm liên doanh, liên kết để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ khai thác tiềm năng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Duy trì và phát triển hiệu quả mơ hình hợp tác xã, tổ hợp tác đã có, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm; mục tiêu phải đạt là sản phẩm hàng hóa sạch, chất lượng, chọn khách hàng làm trung tâm hướng đến, chú trọng nhân rộng, chia sẻ kinh nghiệm cách làm hay, hiệu quả; vận động các đơn vị có điều kiện kết nghĩa với các cơ sở ở vùng khó khăn. Tăng cường giáo dục, hướng dẫn, khuyến khích chị em thực hiện 3 sạch trong chế biến, mua bán thực phẩm: “Sản xuất sạch, chế biến sạch, tiêu dùng sạch”, xem đây là đạo đức cần có của người sản xuất kinh doanh. Đồng thời kịp thời phát hiện, tố giác các trường hợp vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tổ chức phát động, khuyến khích chị em hưởng ứng Ngày Phụ nữ sáng tạo trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; tổ chức diễn đàn, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến, đẩy mạnh các hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Để thực hiện Đề án ‘Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”, tỉnh Cà Mau đã tổ chức “Phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh vì quê hương Cà Mau giàu đẹp” là diễn đàn đầu tiên do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh chủ trì tổ chức nhằm nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ về các chủ trương, chính sách liên quan đến khởi nghiệp, về tầm quan trọng của khởi nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm về các mơ hình kinh doanh có hiệu quả, góp phần thay đổi nhận thức khơi gợi sức sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Cà Mau.
Có thể nói, thực hiện tốt tiêu chí “khơng đói nghèo” có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, thiết thực trong việc phát huy vai trò nòng cốt của Hội Liên hiệp phụ nữ xã về công tác tập hợp, tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia tổ chức hội và các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào xây dựng xã văn hóa nơng thơn mới, góp phần thực hiện có hiệu quả tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí 11 về tỷ lệ hộ nghèo và tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".